3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ở Công ty
3.2.4.2. Tăng cường quản lý hàng tồn kho
Nhìn nhận lại cơng tác quản lý HTK trong năm vừa qua ta thấy vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: sự cố sản xuất xảy ra nhiều, sự tăng lên đột biến của chi phí SXKD dở dang vào cuối năm khiến cho lượng vốn ứ đọng lớn đồng thời, sự xuất hiện của các khoản: “giảm giá hàng bán”, “hàng bán bị trả lại” cho thấy chất lượng sản phẩm chưa được đảm bảo, công tác kiểm nghiệm chất lượng, bảo quản hàng hóa, thành phẩm chưa được thực hiện nghiêm ngặt. Đồng thời do đội ngũ cán bộ làm công tác thị trường, kế hoạch SX còn yếu cả về số lượng lẫn chất lượng nên việc lên kế hoạch dự trữ thành phẩm, hàng hóa cịn dẫn đến dư thừa, gây lãng phí và ứ đọng vốn. Sau đây em xin đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trên:
- Hoạch định kế hoạch sản xuất và tiêu thụ năm kế hoạch trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chi tiết khối lượng đến từng tháng, từng quí kết hợp với phân tích nhu cầu thị trường cả về chủng loại, số lượng, chất lượng của từng mặt hàng và biến động giá cả trong thời gian tới.
- Đối với công tác mua hàng, trước tiên căn cứ vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ, nhu cầu bán ra của công ty và các hợp đồng thường
xun, cơng ty cần xác định đúng lượng vật tư, hàng hóa cần mua trong kỳ. Đồng thời thường xuyên theo dõi sự biến động giá cả của thị trường vật tư, hàng hóa, mức độ khan hiếm của một số NVL nhập khẩu, từ đó dự đốn và có quyết định điều chỉnh kịp thời việc mua sắm đầu tư hàng hóa sao cho có lợi nhất với công ty.
- Công ty cần phải tăng cường kiểm tra chất lượng từ sản xuất đến bảo quản tồn trữ, kiểm nghiệm, phân phối và cung cấp thuốc đến người sử dụng, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm, thành phẩm nhập kho và kể cả thành phẩm lúc xuất kho, kiểm tra công tác thực hiện hợp đồng chặt chẽ nhằm làm giảm và triệt tiêu hoàn toàn các khoản giảm trừ doanh thu
- Liên tục giảm chi phí SXKD dở dang bằng cách thực hiện đồng bộ hóa q trình sản xuất. Đẩy mạnh đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại, tự động hóa để tăng năng suất lao động, giảm bán thành phẩm. Công ty cần chú trọng vào các khâu được thực hiện bởi người lao động – đây chính là những khâu gây ứ đọng NVL và các loại HTK khác đưa vào SX, làm tăng chi phí SXKD dở dang. Đồng thời chú trọng đến cơng tác sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, cơng cụ dụng cụ nhằm giảm sự cố sản xuất, sự cố kỹ thuật, gây gián đoạn quá trình SXKD; giảm giờ nghỉ giữa ca nhưng vẫn phải đảm bảo sức khỏe và khả năng lao động của cơng nhân. Có chính sách khen thưởng đối với người lao động hoàn thành vượt chỉ tiêu sản xuất.
- Bảo quản tốt việc dự trữ thành phẩm, hàng hóa tồn kho. Hàng tháng, kế tốn vật tư, hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, theo dõi tình hình biến động, phát hiện số NVL, hàng hóa, thành phẩm tồn đọng để có biện pháp xử lý, nhanh chóng thu hồi vốn.