Điều kiện thực hiện các giải pháp

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần dược – vật tư y tế nghệ an (Trang 141 - 146)

Trong những năm qua, hoạt động SXKD của ngành dược vẫn được duy trì tương đối ổn định và có những bước phát triển nhanh, đảm bảo cung ứng kịp thời, đủ thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh và thiên tai. Chất lượng thuốc đã được quản lý chặt chẽ và toàn diện ở tất cả các khâu.

Tuy nhiên, ngành Dược Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức to lớn. Trình độ khoa học, kỹ thuật cịn chậm phát triển, công tác nghiên cứu sản phẩm chưa thực sự được chú trọng khiến cho Việt Nam không tạo được dấu ấn riêng trên thị trường, làm giảm năng lực cạnh tranh của các công ty dược trong nước không chỉ trên thị trường quốc tế mà các DN Việt Nam còn bị ”thất thế” ngay trên chính sân nhà. Bên cạnh đó, với nguồn vốn hạn hẹp nên phần lớn máy móc thiết bị, dây chuyền cơng nghệ cịn lạc hậu và chưa được đầu tư đúng mức làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng thuốc. Ở Việt Nam, đội ngũ dược sĩ được đào tạo bài bản không kém các nước bạn, tuy nhiên khả năng thực hành, ứng dụng vào thực tế còn chưa cao. Thêm vào đó, sự lơi lỏng trong cơng tác quản lý đã khiến cho thuốc giả, thuốc nhập lậu tràn vào thị trường ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp trên, em xin có một số kiến nghị đối với Cục quản lý Dược – Bộ Y tế, các Bộ, ban, ngành liên quan và với các cơ quan quản lý Nhà Nước như sau:

- Tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, sửa đổi Luật Dược phù hợp với tình hình mới, đặc biệt là khắc phục những hạn chế tồn tại trong Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế.

- Bộ Y tế và ngành Dược cần tăng cường đầu tư nâng cao năng lực phân phối của các DN trong nước, xây dựng các trung tâm phân phối dược đủ mạnh cho việc cung ứng, kiểm soát chất lượng và giá thuốc cho các khu vực. Tăng cường việc khuyến khích các cơ sở y tế sử dụng thuốc nội, thuốc do các công ty nhà nước cung ứng. Thường xuyên tổ chức các hoạt động gắn kết, tăng cường trao đổi thông tin giữa các nhà sản xuất và nhà phân phối.

- Để tăng cường hiệu quả cơng tác đấu tranh, phịng chống sản xuất, buôn bán thuốc giả, cần triển khai hàng loạt các giải pháp đồng bộ, cũng như sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ban, ngành liên quan. Cụ thể: Bộ Y tế phải thực hiện chủ trương quản lý toàn diện chất lượng thuốc, áp dụng các nguyên tắc thực hành tốt trong toàn bộ hệ thống, từ SX đến bảo quản tồn trữ, kiểm nghiệm, phân phối và cung cấp thuốc đến người sử dụng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về dược đối với các cơ sở SX, KD thuốc; xử lý kịp thời, nghiêm khắc các cơ sở, cá nhân có hành vi SX, bn bán thuốc giả, thuốc nhập lậu… Phối hợp với Bộ thông tin và các cơ quan truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền sự nguy hại của thuốc giả và các biện pháp phòng tránh.

- Để tăng cường việc tiếp cận, sử dụng thuốc sản xuất trong nước, kính đề nghị Cục quản lý Dược – Bộ Y tế, bên cạnh việc triển khai đồng bộ các giải pháp tại Đề án "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam", đồng thời tích cực triển khai và mở rộng quy mơ các chương trình truyền thơng “Con đường thuốc Việt”, "Ngơi sao thuốc Việt".

- Có chính sách đào tạo nguồn nhân lực dược, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo song song với đầu tư cơ sở hạ tầng, đổi mới phương pháp dạy và học trên tinh thần phát huy khả năng nghiên cứu, sáng

tạo của sinh viên; thường xuyên tổ chức đưa cán bộ đi học hỏi kinh nghiệm ở nước ngồi để nâng cao trình độ, tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, bào chế thuốc.

Về phía Nhà Nước

- Đứng trên góc độ quản lý vĩ mơ nền kinh tế, Nhà nước cần tạo điều kiện hỗ trợ DN trong việc quản trị VKD sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Trước hết cần ổn định về các quy chế tài chính, chuẩn mực kế tốn giúp cho DN chủ động trong việc lập kế hoạch SXKD, tạo điều kiện nâng cao công tác quản lý và sử dụng vốn. Bên cạnh đó, Nhà Nước cũng cần có chính sách quản lý chặt chẽ giá các mặt hàng xăng, điện, gas và một số dịch vụ mua ngồi theo hướng duy trì sự ổn định. Xây dựng hành lang pháp lý chặt chẽ, an tồn, đảm bảo sự canh tranh lành mạnh và cơng bằng trong nền cơng nghiệp Dược phẩm. Đồng thời có cơ chế bảo vệ nền sản xuất thuốc trong nước trước sự “làm mưa làm gió” của nhiều hãng dược phẩm nước ngồi.

- Nhà nước cần có chính sách phù hợp để khuyến khích mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các tổ chức sản xuất ngoài quốc doanh tham gia đầu tư vào sản xuất thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu chưa sản xuất được, thuốc có dạng bào chế công nghệ cao, thuốc chuyên khoa đặc trị theo quy hoạch phát triển chung của Nhà nước. Cần chú trọng thúc đẩy sự phát triển đầu tư của loại hình liên doanh liên kết với nước ngồi, khuyến khích các DN trong nước sản xuất nhượng quyền cho các DN nước ngoài đối với các thuốc biệt dược.

KẾT LUẬN

Việc tăng cường quản trị vốn lưu động là yếu tố quyết định đến sự tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp. Sự thành công hay thất bại trên thương trường phụ thương rất nhiều vào khả năng sử dụng đồng tiền vốn của nhà quản trị tài chính. Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thuốc, trong những năm qua, Công ty Cổ phần Dược – VTYT Nghệ An đã không ngừng phát triển lớn mạnh cả về lượng và chất, đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động kinh doanh

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cơng ty cịn bộc lộ những hạn chế nhất định trong việc quản lý và sử dụng VLĐ. Sau một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Dược – VTYT Nghệ An, được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban Giám đốc và cán bộ nhân viên Công ty, em đã đi sâu tìm hiểu tình hình quản trị VLĐ tại Cơng ty thời gian qua. Với những kiến thức đã được học và tìm hiểu thực tiễn, em đã mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm hồn thiện và nâng cao trình độ quản trị VLĐ của Cơng ty. Mặc dù đã có cố gắng tìm tịi nhưng do những hạn chế về kiến thức, thời gian thực tập có hạn nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những lời góp ý của các thầy cơ để luận văn được hồn thiện hơn.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các vị lãnh đạo Công ty CP Dược – VTYT Nghệ An cùng các cán bộ nhân viên phịng Kế tốn của Công ty đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập và hồn thành luận văn này. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Hà - giảng viên khoa Tài chính Doanh nghiệp – Học viện Tài chính đã hướng dẫn tận tình, chu đáo giúp em hồn thành luận văn tốt nghiệp của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Vũ Văn Ninh, TS. Bùi Văn Vần (đồng chủ biên) (2013), “Giáo trình

Tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Tài chính

2. PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ, TS. Nghiêm Thị Thà (đồng chủ biên) (2012), “Giáo trình Phân tích Tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Tài chính.

3. TS. Bạch Đức Hiển , PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm, (đồng chủ biên) (2010), “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Tài chính.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần dược – vật tư y tế nghệ an (Trang 141 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)