1.2.2. Nội dung quản trị VLĐ của doanh nghiệp:
1.2.2.6. Quản trị nợ phải thu:
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa dịch vụ. Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cao hoặc khơng kiểm sốt nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để quản trị các khoản phải thu, doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện các nội dung sau:
+ Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng: Tức là xác định mức độ uy tín của khách hàng để chấp nhận bán chịu hay không. Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp áp dụng các chính sách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt. Ngồi ra doanh nghiệp cũng cần xác định các điều khoản bán chịu hàng hóa, dịch vụ bao gồm việc xác định thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu thanh toán.
+ Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu: Để tránh tổn thất do không thu hồi được các khoản nợ cần phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu. Tức là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng u cầu thanh tốn của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán. Việc đánh giá uy tín tài chính của khách hàng mua chịu thường thực hiện qua các bước: Thu thập thông tin về khách hàng, đánh giá uy tín khách hàng qua những thơng tin thu thập được, lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt thậm chí từ chối bán chịu.
+ Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ:
Tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà áp dụng các biện pháp phù hợp:
Sử dụng kế tốn thu hồi nợ chun nghiệp: Có bộ phận kế toán theo dõi khách hàng nợ, kiểm soát nợ phải thu với từng khách hàng…
Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có chính sách thu hồi nợ thích hợp.
Thực hiện các biện pháp phịng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dự phịng nợ phải thu khó địi, trích lập quỹ dự phịng tài chính.