3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí
3.2.5. Quản lý hàng tồn kho:
Tính đến thời điểm 31/12/2014, hàng tồn kho của công ty đạt 20,158,213 nghìn đồng, tăng 3.74% và chiếm tỷ trọng 48.56%. Hàng tồn kho tăng nhẹ là do thành phẩm và công cụ dụng cụ tăng nhẹ (8.29% và 8.81%) trong khi chi phí sản xuất dở dang giảm 17.36%. Điều này cho thấy xí nghiệp tăng cường dự trữ thành phẩm. Bên cạnh đó vào thời điểm cuối năm, xí nghiệp đã hồn thành tương đối những cơng việc trong năm, do đó chi phí sản xuất dở dang và ngun vạt liệu giảm. Xuất phát từ thực tế đó, để nâng cao công tác quản lý, dự trữ hàng tồn kho cần thực hiện một số biện pháp sau:
+ Xác định đúng đắn mức dự trữ nguyên vật liệu tồn kho trong kỳ, tránh tình trạng thừa nguyên vật liệu sẽ gây lãng phí, mà thiếu nguyên vật liệu sẽ gây gián đoạn sản xuất. Từ đó lập kế hoạch mua nguyên vật liệu và dự kiến nguyên vật liệu cần dùng. Để làm được điều đó, xí nghiệp cần dựa trên kinh nghiệm dự trữ vật tư từ các kỳ trước, dự kiến sát thực doanh thu và sản lượng kỳ tới, kết hợp với việc nghiên cứu kỹ những biến động về giá cả nguyên vật liệu của thị trường.
+ Xác định số lượng, chất lượng, quy cách và thời điểm mua của mỗi lẫn. + Thực hiện tốt việc quảng bá sản phẩm, mở rộng thị phần và đẩy mạnh tiêu thụ, không ngừng cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường.
+ Cải tiến công tác tổ chức, tiêu thụ sản phẩm, mở nhiều đại lý bán hàng, thực hiện các biện pháp chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại… nhằm củng cố thị trường, xâm nhập vào thị trường mới, tăng khả năng cạnh tranh.
+ Nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm để giảm giá thành sản xuất, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
+ Xác định nhóm khách hàng tiềm năng, có thể khuyến khích cán bộ, cơng nhân viên sử dụng sản phẩm mới của công ty, trước tiên là để tăng doanh thu cho xí nghiệp, sau là để khuyếch trương thương hiệu sản phẩm, tạo lòng tin của khách hàng, giúp sản phần mới nhanh chóng được người tiêu dùng chấp nhận.