Bối cảnh kinh tế xã hội:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO nam giang (Trang 76 - 80)

3.1. Định hướng phát triển củaxí nghiệp TRUNGDO NamGiang trong thờ

3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội:

Kinh tế - xã hội nước ta năm 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thối tồn cầu. Các nền kinh tế lớn phát triển theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng nhưng có nhiều yếu tố rủi ro trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế mới nổi gặp trở ngại từ việc thực hiện chính sách thắt chặt để giảm áp lực tiền tệ. Bên cạnh đó, khu vực đồng EURO bị ảnh hưởng mạnh bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế giữa các nước trong khu vực do tình hình chính trị bất ổn tại một số quốc gia, nhất là khu vực châu Âu. Dự báo tăng trưởng năm 2014 và 2015 của hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á cũng được điều chỉnh giảm. Điểm nổi bật trong những tháng cuối năm là giá dầu mỏ trên thị trường thế giới giảm sâu và vẫn đang tiếp tục giảm. Đối với các quốc gia nhập khẩu dầu, giá dầu giảm giúp thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư tư nhân cũng như cải thiện cán cân thanh toán. Tuy nhiên, đối với các nước sản xuất dầu, thực trạng thị trường giá dầu mỏ giảm sẽ tác động mạnh đến kinh tế theo chiều hướng thuận lợi và khó khăn đan xen.

Ở trong nước, sản xuất kinh doanh chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị trường thế giới, cùng với những khó khăn từ những năm trước chưa được giải quyết triệt để như áp lực về khả năng hấp thụ vốn

tiêu thụ chậm; năng lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp thấp... Trước bối cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quyết định nhằm tiếp tục ổn định vĩ mơ, tháo gỡ khó khăn và cải thiện mơi trường kinh doanh, tạo đà tăng trưởng, bảo đảm công tác an sinh xã hội cho toàn dân. Trọng tâm là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014; Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25/8/2014 của Chính phủ về một số giải pháp về thuế tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp; Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước; Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 13/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách Nhà nước những tháng cuối năm 2014...

Trong khi đó với ngành xây dựng có tốc độ tăng trưởng trong năm 2014 là 7.14% lớn hơn năm 2013 chỉ là 5.43%. Cho thấy sự khởi sắc trong phát triển ngành xây dựng, điều này có tác động lớn và tích cực tới các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

Hoạt động xây dựng năm 2014 đã có những khởi sắc. Ngay từ cuối năm 2013 và các tháng đầu năm 2014, nhiều dự án phát triển giao thông được khởi công xây dựng và được các nhà thầu tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ để sớm đưa vào sử dụng, nhất là những dự án phát triển đường cao tốc với phương thức đầu tư xã hội hóa. Bên cạnh đó, các dự án phát triển hạ tầng xã hội sử dụng vốn Nhà nước, vốn ODA cũng được các ngành, các cấp đẩy

ương cũng như địa phương hoàn thành đưa vào sử dụng hoặc chuẩn bị đưa vào sử dụng trong thời gian tới như: Đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai; cầu Nhật Tân và đường nối đến sân bay Nội Bài; cầu Đông Trù và đường 5 kéo dài; nhà ga T2 Nội Bài; đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và hàng loạt dự án được bổ sung nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ.

Trong năm qua, nhu cầu xây dựng các cơng trình có vốn từ ngân sách Nhà nước, các cơng trình phục vụ cho xây dựng xã nơng thôn mới tăng cao hơn năm trước; các doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi, nhu cầu xây dựng nhà và các cơng trình phục vụ sản xuất kinh doanh ở khu vực dân cư có xu hướng tăng; giá cả vật tư xây dựng tương đối ổn định…Ngoài ra, thị trường bất động sản đang ấm dần với nhiều dự án phát triển nhà ở được hoàn thành và bàn giao trong năm 2014, thị trường vật liệu xây dựng trong năm khơng có biến động lớn đã góp phần giảm bớt khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng.

Giá trị sản xuất xây dựng năm 2014 theo giá hiện hành ước tính đạt 849 nghìn tỷ đồng, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 84,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,9%; khu vực ngồi Nhà nước 709,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 83,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngồi 54,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 6,5%. Trong tổng giá trị sản xuất, giá trị sản xuất xây dựng cơng trình nhà ở đạt 354,8 nghìn tỷ đồng; cơng trình nhà khơng để ở đạt 136,7 nghìn tỷ đồng; cơng trình kỹ thuật dân dụng đạt 257,3 nghìn tỷ đồng; hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 100,2 nghìn tỷ đồng.

Giá trị sản xuất xây dựng năm 2014 theo giá so sánh 2010 ước tính đạt 676,1 nghìn tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2013, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 69,2 nghìn tỷ đồng, giảm 10,9%; khu vực ngoài Nhà nước đạt 563,1 nghìn tỷ đồng, tăng 7,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngồi đạt 43,8 nghìn tỷ đồng, tăng 58%. Trong tổng giá trị sản xuất, giá trị sản xuất xây

dựng cơng trình nhà ở tăng 4,3%; cơng trình nhà khơng để ở tăng 4,1%; cơng trình kỹ thuật dân dụng tăng 14,3%; hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 80,4 nghìn tỷ đồng, tăng 8,2%.

Mặc dù đạt được một số kết quả nhất định nhưng hoạt động xây dựng trong năm vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Thị trường bất động sản tuy đã có dấu hiệu tích cực song sự phục hồi chậm. Tình trạng nợ đọng khối lượng từ những năm trước của các doanh nghiệp xây dựng chưa có hướng giải quyết triệt để. Bên cạnh đó, mặc dù lãi suất cho vay gần đây đã được điều chỉnh giảm nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong tiếp cận vốn nên sản xuất kinh doanh chưa thực sự phát triển mạnh, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Riêng tại địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, tổng giá trị sản xuất xây dựng theo giá thực tế là hơn 50 nghìn tỷ đồng, chiếm tới 32.4% tổng giá trị xây dựng của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung. Cho thấy nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn 2 tỉnh đang là rất lớn và không ngừng tăng cao.

Tuy nhiên trong đó vẫn tồn tại một số khó khăn nhất định:

Duy trì lạm phát dưới 7% giai đoạn 2014 - 2015 vẫn sẽ là thách thức không nhỏ khi mà tăng trưởng kinh tế đang và sẽ gây áp lực lên tăng thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN), tăng đầu tư công, tăng nợ cơng, tạo sức ép tăng tín dụng và tổng phương tiện thanh tốn trong khi tổng cầu tiêu dùng còn yếu và tỷ lệ tồn kho vẫn còn ở mức cao.

Thị trường bất động sản hiện nay vẫn tiềm tàng nhiều rủi ro rất lớn mà chưa bộc lộ hết, đặc biệt ở phía Bắc. Nếu có sự suy giảm thêm nữa của thị trường, hệ thống tài chính sẽ gánh chịu hậu quả trực tiếp.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO nam giang (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)