a. Tình hình quản lý vốn bằng tiền:
Ta sẽ đi phân tích tình hình quản lý vốn bằng tiền của xí nghiệp qua
bảng 2.6.
Vốn bằng tiền của xí nghiệp đầu năm 2014 đạt 6,528,294 nghìn đồng, chiếm tỉ trọng 15.22% trong toàn bộ tài sản ngắn hạn. Thời điểm cuối năm 2014 vốn bằng tiền đạt 6,741,256 nghìn đồng, chiếm 16.24% trong tổng tài sản ngắn hạn, tăng 212,962 nghìn đồng ứng với tỉ lệ 3.26%. Vốn bằng tiền chiếm tỉ trọng không lớn trong tổng nguồn VLĐ và đang có xu hướng bình ổn. Nguyên nhân là do tại thời điểm cuối năm 2014, xí nghiệp đang chủ động được mức độ dự trữ vốn bằng tiền ổn định theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.Trong cơ cấu vốn bằng tiền của xí nghiệp thì tồn bộ là vốn tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.
Việc giữ nguyên lượng tiền là dấu hiệu khá lạc quan. Xí nghiệp dự trữ tiền mặt vừa phải cũng có mặt tích cực, đồng vốn được đưa hầu hết vào SXKD, tránh tình trạng dư thừa tiền mặt nhiều. Tuy nhiên xí nghiệp vẫn phải tích cực tăng cường quản trị các nguồn vốn bằng tiền này để đạt được hiệu quả tốt nhất, tránh lãng phí vốn.
b. Khả năng thanh tốn của xí nghiệp:
Để xem xét cơ cấu vốn bằng tiền của công ty là hợp lý hay không, chúng ta cần đi sâu phân tích khả năng thanh tốn của cơng ty quabảng 2.6.
BẢNG 2.6: CÁC HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA XN NĂM 2014
ĐVT: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm
Chênh lệch Số tuyệt
đối Tỷ lệ 1.Tài sản ngắn hạn 41,514,628 42,895,047 -1,380,419 -3.22% 2.Hàng tồn kho 20,158,213 19,431,565 726,648 3.74% 3.Tiền và các khoản tương đương
tiền 6,741,256 6,528,294 212,962 3.26%
4.Nợ ngắn hạn 31,605,218 42,568,741 10,963,523- 25.75%- Năm 2014 Năm 2013
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 1.31 1 0.31 31.00% Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0.67 0.55 0.12 21.82% Hệ số khả năng thanh toán tức thời 0.21 0.15 0.06 40.00%
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013, 2014)
Hệ số khả năng thanh tốn hiện thời cho biết xí nghiệp có thể thanh
tốn được bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng TSNH hiện có. Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn của cơng ty. Vì thế hệ số này đảm bảo mức độ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong công ty. Qua bảng 2.6, ta thấy hệ số khả năng thanh toán hiện thời vào năm 2013 là 1 và năm 2014 là 1.31. Tức là vào năm 2014, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1.31 đồng TSNH. Mức độ dảm bảo trả nợ ngắn hạn như vậy là tương đối an toàn. Hệ số này đã tăng từ 1 năm 2013 lên 1.31 năm 2014. Nguyên nhân là do Nợ ngắn hạn giảm mạnh, giảm 10,963,523 nghìn đồng, tốc độ giảm là 25.75% trong khi tài sản ngăn hạn chỉ giảm 3.22 %. Tốc độ giảm của tài sản ngăn hạn thấp hơn rất nhiều so với tốc độ giảm của nợ ngắn hạn. Điều này thể hiện khả năng trả nợ của xí nghiệp đang ngày càng được cải thiện. Hệ số này cũng cho biết công ty đã dùng một phần nguồn vốn thường xuyên để đầu tư cho TSNH. Điều này tạo ra một mức độ an tồn cần thiết cho xí nghiệp trong q trình hoạt động.
đánh giá tại thời điểm phân tích, xí nghiệp có khả năng thanh tốn ngay các khoản nợ ngắn hạn hay không. Vào năm 2013, hệ số khả năng thanh tốn nhanh của xí nghiệp bằng 0.55 và vào năm 2014, hệ số này bằng 0.67. Khả năng thanh tốn nhanh của cơng ty có xu hướng tăng lên, chứng tỏ khả năng thanh tốn nhanh của cơng ty đang dần được cải thiện. Nguyên nhân chủ yếu là do Nợ ngắn hạn trong năm 2014 đã giảm 25.75% trong khi các khoản mục tài sản không bị biến động quá nhiều.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng
thanh toán của một doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế gặp khủng hoảng. Qua bảng trên, ta thấy khả năng thanh tốn tức thời của xí nghiệp là khá thấp. Vào năm 2013, hệ số này bằng 0.15. Tuy nhiên vào năm 2014, hệ số này bằng 0.21. Điều này cho thấy lượng dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền của xí nghiệp đang ngày càng được tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2014 xí nghiệp đã đẩy mạnh việc thu hồi nợ từ khách hàng, rút ngắn các khoản phải thu và thực hiện trả các khoản nợ cho nhà cung cấp. Với động thái như vậy, xí nghiệp đã tăng dự trữ tiền mặt lên 3.26% và nợ ngắn hạn giảm 25.75%. Việc xí nghiệp tăng dự trữ tiền có thể đảm bảo cho việc thanh tốn các khoản nợ đến hạn, tăng uy tín đối với khách hàng và ngược lại. Do đó, việc hoạch định dự trữ tiền là rất quan trọng. Xí nghiệp cũng cần chú trọng quản lý các khoản vốn bằng tiền để tránh lãng phí nguồn vốn, tạo ra hiệu quả tốt nhất cho quá trình sản xuất kinh doanh.
c. Khả năng cân đối thu chi qua dòng tiền thuần:
Để xem xét khả năng cân đối thu chi trong năm 2014 của xí nghiệp, ta xem xét tình hình diễn biến dong tiền thuần qua bảng 2.7
BẢNG 2.7: DIỄN BIẾN DÒNG TIỀN THUẦN QUA CÁC NĂM ĐVT: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ Dòng tiền thuần từ
HĐKD 23,973,294 12,717,680 11,681,561 11,219,614 88.22% Dòng tiền thuần từ
HĐTC -1,278,733 -1,446,220 -1,876,064 167,487 11.58%
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013, 2014)
Theo bảng 2.7 có thể thấy khả năng cân đối thu chi xủa xí nghiệp đang được thực hiện rất tốt. Xí nghiệp xác định hoạt động kinh doanh là hoạt động đem lại dịng tiền vào chủ u của mình. Trong năm 2014 dịng tiền thuần từ HĐKD đã tăng 11,219,614 nghìn đồng, tăng 88.22%. Xí nghiệp đã thực hiện tốt kế hoạch SXKD để ra trong năm. Nguyên nhân chủ yếu là xí nghiệp đã tăng rất nhiều về doanh thu bán hàng. Việc thực hiện tốt các kế hoạch bán hàng trong năm 2014 đã làm cho doanh thu bán hàng của xí nghiệp tăng 29,079,955 nghìn đồng, tăng 32.12%. Một con số rất ấn tượng. Nguyên nhân thứ 2 là xí nghiệp đã tăng cường thu về các khoản phải thu từ khách hàng. Trong năm xí nghiệp đã rút ngắn được các khoản phải thu một số tiền là 2,311,436 nghìn đồng, giảm 13.75%. Điều này cũng đã làm cho dịng tiền vào xí nghiệp tăng mạnh. Xí nghiệp cần phải chú trọng duy trì việc thực hiện kế hoạch kinh doanh để duy trì dịng tiền thuần vào doanh nghiệp ln đạt mức độ ổn định, đem lại sự bảo đảm tài chính để phát triền quy mơ SXKD. Bên cạnh đó, xí nghiệp cần chú ý về chính sách nợ phải thu thắt chặt nêu trên. Cần cân đối các chính sách, điều chỉnh linh hoạt để duy trì doanh số bán hàng khi mà các ưu đãi về thời gian trả nợ và mức dư nợ của các khách hàng, đặc biệt là các khách hàng truyền thồng và khách hàng tiềm năng.