Một số nghiên cứu sử dụng dược liệu tự nhiên để kích thích tế bào gốc thần

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình đánh giá sự kích thích tăng sinh và biệt hóa tế bào gốc thần kinh của một số dược liệu việt nam (Trang 36 - 38)

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Một số nghiên cứu sử dụng dược liệu tự nhiên để kích thích tế bào gốc thần

gốc thần kinh

Các chiến lược nhằm bảo vệ tế bào thần kinh đang được nghiên cứu rộng rãi, một trong số đó là dược thảo Trung Quốc và dịch chiết dược thảo đã mang lại các lợi ích lâm sàng trong việc giảm triệu chứng bệnh Parkinson ở người. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh một lọat các dược thảo Trung Quốc và dịch chiết như polyphenol ở trà xanh (catechin) [14, 33, 59] panax ginseng [35, 37], ginsenoside [43], gingko biloba [9, 18, 29], Egb761, polygonum, tryptolide, flavonoid từ cánh hoa nerium indicum, dầu từ garnoderma lucidum [12, 71], huperzine, stepholidine có thể làm giảm sự thối hóa các tế bào thần kinh tiết dopamine và các triệu chứng gây ra do chất độc thần kinh MTTP (1-methyl-4-phenyl-1,2,3,6-tetrahydropyridine) , 6-OHDA (6-hydroxydopamine) trong điều kiện in vitro và in vivo. Hơn nữa nhiều bằng chứng cho rằng dược liệu Trung Hoa và các dịch chiết dược thảo cịn có khả năng tăng cường sự sống và phát triển của tế bào thần kinh, hỗ trợ sự phục hồi tế bào thần kinh sau các tổn thương não. Các cơ chế liên quan đến khả năng bảo vệ thần kinh được cho là khả năng chống oxy hóa, dopamine transporter inhibitor, monoamine oxidase inhibitor, các scavenger bắt giữ gốc tự do, chelator của các ion kim loại có hại, điều hịa các gen giúp tế bào sống sót, hoạt động chống apoptosis, và ngay cả tăng tuần hoàn máu não.

Năm 2009, Faust và các cộng sự tại trường Y Stanford (Mỹ) đã chứng minh hiệu quả bảo vệ thần kinh của các hợp chất có khả năng chống oxy hóa và chống viêm trên mơ hình ruồi giấm (Drosophila) bị bệnh Parkinson. Mặc dù nguyên nhân gây bệnh Parkinson vẫn chưa rõ ràng, một số tác nhân gây bệnh đã được chứng minh như stress oxy hóa, ti thể mất chức năng, viêm. Ức chế gen DJ-1A, một đồng dạng của họ các gen gây bệnh Parkinson DJ-1, dẫn đến stress oxy hóa, ti thể lọan năng, thối hóa tế bào thần kinh làm cho mơ hình ruồi giấm DJ-1A trở thành mơ hình thí nghiệm lý tưởng cho bệnh Parkinson. Các nhà khoa học tiến hành khảo sát hiệu quả của celastrol thu từ dịch chiết thảo dược Trung Quốc, kháng sinh minocycline, coenzyme Q10 và NBQX (glutamate antagonist 2,3-dihydroxy-6- nitro-7-sulphamoylbenzo[f]-quinoxaline). Tất cả các hoạt chất này đều tấn cơng vào q trình sinh bệnh Parkinson. Tuy nhiên chỉ có celastrol và minocycline là bảo vệ tế bào thần kinh tiết dopamine, NBQX chống lại sự thối hóa tế bào tiết dopamine nhưng khơng giúp phục hồi mức dopamine, coenzyme Q10 [57] không phát huy tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh.

Năm 2007, Bureau G và cộng sự tiến hành đánh giá ảnh hưởng của 2 loại polyphenol tự nhiên resveratrol và quercetin đối với sự viêm thần kinh (neuroinflammation). Kết quả là mức mRNA của các gen gây viêm, interleukin-1- alpha, tumor-necrosis-factor-alpha giảm mạnh sau khi các tế bào thần kinh đệm được xử lý với resveratrol và quercetin (Canada). Tháng 2 năm 2010, các nhà khoa học Hàn Quốc đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của quercetin trên mơ hình chuột thiếu máu não. Mơ hình chuột C57BL/6 thiếu máu não được thực hiện bằng cách gây thiếu máu não cục bộ trong 20 phút. Sau đó quercetin (50mg/kg) được tiêm vào màng bụng trong 30 phút, và mỗi ngày một lần đến khi đánh giá hiệu quả bảo vệ tế bào não. Quercetin có tác dụng ức chế MNP-9 (matrix metalloproteinase)-một lọai protein trong việc gây thiếu máu não.

Năm 2008, All-trans retinoic acid (ATRA) đã được Zhong và cộng sự đã chứng minh hiệu quả biệt hóa tế bào gốc thần kinh chuột rat thành tế bào thần kinh tốt nhất của ATRA là ở nồng độ 1,00 micromol/L. Tongxinluo có thể cảm ứng sự biệt hóa và tăng sinh của tế bào gốc thần kinh rat ở các liều khác nhau.

Từ lâu, tiêu đen được dùng để chữa chứng động kinh trong y học Trung Quốc cổ truyền, tuy nhiên nguyên lý tác dụng của nó vẫn chưa được nghiên cứu. Gần đây, Fu và cộng sự đã báo cáo hiệu quả ức chế sự dao động của nồng độ calcium nội bào ở mạng lưới thần kinh hippocampus của chuột cống cũng như các họat động synapse ngẫu nhiên của piperine-một hoạt chất ưu thế trong hạt tiêu. Ngoài ra, tiền xử lý tế bào với piperine có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh khi bị cảm ứng apoptosis.

Việt Nam là một quốc gia có nguồn cây thuốc dồi dào và một truyền thống sử dụng dược liệu từ nguồn gốc tự nhiên từ lâu đời. Những năm gần đây, các hợp chất thiên nhiên quí như chiết xuất từ Sâm Ngọc linh, Nấm linh chi đỏ và rau đắng biển đã được các đơn vị khoa học trong nước tập trung nghiên cứu. Đây là những dược liệu truyền thống Việt nam đã được chứng minh có tác dụng hiệu quả trong điều trị các bệnh về suy nhược thần kinh. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về hợp chất dược liệu này tập trung vào nghiên cứu phương pháp nhân giống, nuôi cấy invitro, các phương pháp chiết xuất hiệu quả, ... cũng như hoàn thành các nghiên cứu về đánh giá thành phần, khảo sát dược tính và độc tính của các hợp chất.

Trung tâm Sâm và Dược liệu TP. Hồ Chí Minh, khoa Dược, Ðại học Y-Dược TP. Hồ Chí Minh kết hợp Viện Ðại học Hiroshima và Trường Ðại học Y khoa Toyama Nhật bản đã tiến hành hợp tác nghiên cứu các cây thuốc quan trọng trong đó có Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv) trong định hướng chiến lược cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân đến năm 2000 và 2020.

Kế thừa và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại nhằm xây dựng một nền y dược học hiện đại, Việt Nam đã có một số nghiên cứu tác dụng điều trị của các hợp chất thiên nhiên lên hệ thần kinh tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào về việc sử dụng các hợp chất này trong mục đích kích thích sự tăng sinh và biệt hóa tế bào gốc thần kinh.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình đánh giá sự kích thích tăng sinh và biệt hóa tế bào gốc thần kinh của một số dược liệu việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)