Sâm Ngọc Linh

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình đánh giá sự kích thích tăng sinh và biệt hóa tế bào gốc thần kinh của một số dược liệu việt nam (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh (danh pháp khoa học: Panax vietnamensis) là một loài cây thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae), còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm) củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu.

Tên khoa học: Panax vietnamensis Giới: Plantae

Bộ: Apiales

Họ: họ Nhân sâm (Araliaceae) Chi: Panax

Nhánh: Panax

Loài: P. vietnamensis

Phân bố

Miền Trung Trung Bộ Việt Nam, mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum, huyện Trà My tỉnh Quảng Nam. Ngoài Ngọc Linh, sâm còn phân bố tại núi Ngọc Lum Heo thuộc xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn và cịn có thể có ở đỉnh Ngọc Am tỉnh Quảng Nam theo những kết quả điều tra mới nhất. Trên độ cao 1.200 đến 2.100m, sâm Ngọc Linh mọc dày thành đám dưới tán rừng dọc theo các suối ẩm trên đất nhiều mùn.

Thành phần hóa học

Sâm Ngọc Linh cũng là loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới. Theo kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của Bộ Y tế Việt Nam, phần thân rễ của cây sâm Ngọc Linh Việt Nam chứa 26 hợp chất saponin có cấu trúc hóa học đã biết và 24 saponin pammaran có cấu trúc mới khơng có trong các loại sâm khác trên thế giới. Sâm Ngọc Linh chứa chủ yếu các saponin triterpen, nhưng cũng là một trong những cây sâm có hàm lượng saponin khung dammaran cao nhất (khoảng 12-15%) và số lượng saponin nhiều nhất so với các loài khác của chi Panax. Ngồi ra trong sâm Ngọc Linh cịn có 14 axít béo, 16 axít amin (trong đó có 8 axít amin không thay thế được) và 18 nguyên tố đa lượng, vi lượng, hàm lượng tinh dầu là 0,1%. Điểm đặc biệt là Sâm Ngọc Linh có chứa các saponin nhóm ocotillol với hàm lượng cao, trong đó majonoside-R2 chiếm 5,16%.

Theo tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt cán bộ Viện Dược liệu thì về mặt hố học, thân rễ và rễ củ sâm Ngọc Linh hiện nay (2007) đã phân lập được 52 saponin trong đó có 26 saponin thường thấy trong sâm Triều Tiên, sâm Mỹ và sâm Nhật. Trong lá và cọng đã phân lập được 19 saponin dammaran, trong đó có 8 saponin có cấu trúc

mới. Đã xác định được trong sâm Ngọc Linh 17 axit amin, 20 chất khoáng vi lượng và hàm lượng tinh dầu là 0,1%.

Saponin có cấu trúc đã biết: gồm chủ yếu các saponin nhóm damaran: ginsenosid-Rb1,-Rb2,-Rb3,-Rc,-Rd,pseudo-ginsenosidnosid-RC1,

gypenosidpenosid-IX, gypenosid-XVIIXVII, quinqenosid-R1, notoginsenosid-Fa và majorosid-F1 (nhóm proto-panaxadiol); ginsenosid-Re, 20-gluco-ginsenosid-Rf, ginsenosid-Rg1, ginsenosid-Rh1, và 20(R)-ginsenosidginsenosid-Rh1, pseudo- ginsenosid-RS1 (=mono-acetyl ginsenosid-Re), notoginsenosid-R1, notoginsenosid- R6, pseudoginsenosid-RT4, 24(S)-pseudo-ginsenosid-F11, majonosid –R1 và majonosid-R2 (nhóm ocotillol).

Tác dụng dược lý - Cơng dụng:

Trước khi có những nghiên cứu kỹ lưỡng về tác dụng đối với sức khỏe của sâm Ngọc Linh, sâm đã được các dân tộc thiểu số Việt Nam, như người Xê Đăng, dùng như một loại thuốc trong những bài thuốc cổ truyền cầm máu, lành vết thương, làm thuốc bổ, sốt rét, đau bụng, phù thũng. Theo tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt, Phó viện trưởng Viện Dược liệu Việt Nam, những kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm sâm Ngọc Linh đã chứng minh tác dụng chống stress vật lý, stress tâm lý và trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, chống ơxi hóa, lão hóa, phịng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan. Nghiên cứu dược lý lâm sàng của sâm Ngọc Linh cũng cho kết quả tốt: bệnh nhân ăn ngon, ngủ tốt, lên cân, tăng thị lực, hoạt động trí tuệ và thể lực cải thiện, gia tăng sức đề kháng, cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh và suy nhược sinh dục, nâng cao huyết áp ở người bị huyết áp thấp. Ngoài những tác dụng trên, theo dược sĩ Đào Kim Long, sâm Ngọc Linh có những tính năng tuyệt hảo như tăng lực, phục hồi sự suy giảm chức năng giúp cho tình trạng của cơ thể trở lại bình thường; kháng các độc tố gây hại tế bào, giúp kéo dài sự sống của tế bào và tăng các tế bào mới. Đặc biệt, sâm Ngọc Linh có những tính năng mà sâm Triều Tiên và sâm Trung Quốc khơng có là tính kháng khuẩn, chống trầm cảm, giảm lo âu, chống ơxi hóa, và hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc trị bệnh tiểu đường.

Ngoài ra các thành phần của sâm như Rg1, Rd và Re đều là các nhân tố có khả năng bảo vệ thần kinh tiềm năng. Các nghiên cứu cho thấy các hoạt chất trên làm giảm sự chết của các tế bào ở vùng liềm đen trên mơ hình chuột Parkinson thơng

qua sự giảm ROS, tăng biểu hiện TH, giảm điều hịa các con đường truyền tín hiệu liên quan đến độc tố tế bào như NF- κB, Akt và ERK1/2. Ở mức độ phân tử các tế bào ở vùng liềm đen tăng biểu hiện các thụ thể dopamine và tăng mRNA của tyrosine hydroxylase.

Ở bệnh Alzheimer’s, các thành phẩn từ bột, cao chiết, Rb1, Rg1/2/3, Rh2, Re được nghiên cứu và phát hiện các khả năng làm giảm sự phosphoryl hóa protein tau, giảm sự tích tụ protein tau dạng Aβ ở hồi hải mã, giảm các phản ứng viêm và các cytokine tiền viêm ở các vùng não, tăng các hoạt động tế bào và giảm ảnh hưởng gây độc ở tế bào. Ngồi ra cũng có các nghiên cứu khác về hoạt tính của các hoạt chất trong họ Sâm đến các bệnh như Đa sơ cứng, Teo cơ liệt một bên và Huntington’s [13]

Nhóm nghiên cứu của Tian Lin và cộng sự năm 2012 đã chứng minh được ginsenoside Rd có tác dụng kích thích tăng sinh lượng tế bào dương tính với BrdU và doublecortin trong vùng răng cưa hồi hải mã và trên tế bào thần kinh nuôi cấy. Nhưng khơng có tác động đến khả năng biệt hóa của nhóm tế bào này. Kết quả cho thấy khả năng kích thích tăng sinh nhưng khơng biệt hóa của ginsenoside Rd nói riêng trên mơ hình tế bào thần kinh in vitro và in vitro [47]

Sau đó, Bing Wang và cộng sự năm 2013, ginsenoside Rd có khả năng duy trì đặc tính tăng sinh ở tế bào gốc thần kinh trưởng thành trên mơ hình gây tổn thương bởi chì [67]. Thí nghiệm so sánh biểu hiện của các tế bào miễn dịch hệ thần kinh và sự tái tạo thần kinh mới trước và sau khi não chuột lớn được tiếp xúc với chì. Kết quả cho thấy nhóm được điều trị với Rd có thể điều biến tác động của chì đến não qua các con đường hoạt hóa tế bào miễn dịch và duy trì sự tăng sinh của tế bào gốc thần kinh.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình đánh giá sự kích thích tăng sinh và biệt hóa tế bào gốc thần kinh của một số dược liệu việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)