Rau đắng biển

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình đánh giá sự kích thích tăng sinh và biệt hóa tế bào gốc thần kinh của một số dược liệu việt nam (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.6. Rau đắng biển

Phân loại: Loài Bacopa monnieri (L.) Wettst. (Cây Rau đắng biển) Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) , Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida), Phân Lớp Hoa Môi (Lamiidae), Bộ Hoa Mõm Chó (Scrophulariales) , Họ Hoa Mõm Chó (Scrophulariaceae), Chi Bacopa.

Bacopa monnieri phân bố rộng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây phân bố ở khắp các vùng đồng bằng và trung du miền Bắc và miền Nam. Cây ưa sáng thường mọc trên đất ẩm, pha cát lẫn với các loại cỏ thấp ở bờ ruộng, các bãi cỏ ẩm từ vùng thấp lên tới độ cao 500 m, bãi sông, bờ kênh mương, ở nước ta gặp từ Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phịng, Hà Nam, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, cây cịn có khả năng mọc chồi khỏe từ kẽ lá, kể cả phần cịn sót lại sau khi cắt.

Thành phần hóa học

Cây Bacopa monnieri chứa alkaloid: brahmin, có tác dụng giống strychnin

nhưng ít độc tính hơn, 3 base: β1- oxalat, β2-oxalat, β3-chloroplatinate và sterol. Ngồi ra cịn alkaloid khác là herpestin, bacosid A và B, monnierin; hersaponin, có

tác dụng chủ yếu giống resercin và chlororomazin, acid betulic, D–mannitol, stigmastarol, β-sitosterol và stigmasterol ở trạng thái tự do.

Tác dụng dược lý - Công dụng:

Tác dụng trên huyết áp: alkaloid brahmin chiết từ Bacopa monnieri với liều 0,5 mg/kg ở mèo có tác dụng làm hạ huyết áp, liều nhỏ hơn lại có tác dụng tăng huyết áp nhẹ do co mạch và kích thích cơ tim.

Tác dụng trên hô hấp: brahmin với liều nhỏ có tác dụng kích thích hơ hấp. Trên cơ trơn: ở nồng độ rất loãng 1/200000-500000 brahmin có tác dụng tăng co bóp ruột và tử cung cơ lập. Kích thích hệ thần kinh trung ương. Tác dụng chống ung thư.

Rau đắng biển là cây thuốc y học cổ truyền Ấn Độ được dùng làm thuốc bổ thần kinh, các nghiên cứu dược lý đã chứng minh hoạt tính là do saponin. Dùng tốt cho hội chứng ruột kích thích, cho bệnh nhân Alzheimer, những bệnh nhân sau khi bị

đột quỵ

Dùng trị xích, bạch lỵ, mắt đỏ sưng đau, da sưng đỏ, nhức mỏi tê dại, đòn ngã tổn thương, viêm gan vàng da, ho, dùng ngoài da tắm trị ghẻ, bổ thần kinh, lợi tiểu, trị đái rát, trợ tim, an thần, trị ho trẻ em. Ở Ấn Độ, người ta dùng toàn cây để trị hen suyễn, động kinh, điên rồ, mất tiếng và dùng thân lá trị rắn cắn. Ở Xri Lanca toàn cây dùng làm thuốc xổ và đun nước nóng rửa chữa bệnh nhọt độc sưng ngoài da như da voi.

Ngồi ra, cịn dùng làm rau ăn sống hoặc nấu ăn, sắc uống chữa ho, làm thuốc lợi tiểu và bổ thận. Ở Ấn Độ, người ta dùng toàn cây giúp ăn ngon và lợi tiểu, cây khô và tươi giã nát trộn với dầu hỏa dùng đắp lên những nơi đau nhức do tê thấp, chữa rắn cắn.

Hiện nay, các nhà khoa học đã làm sáng tỏ phần nào về loài rau này. Rau đắng có chứa hoạt chất saponin gồm bacoside A và bacoside B, có tác dụng gia tăng tuần hoàn não, tăng cường dẫn truyền xung động ở hệ thần kinh, chống oxy hóa tế bào não, giúp cho sự tỉnh táo (alertness) và nhận thức (awareness). Tuy nhiên alkaloid brahmine cũng được phát hiện trong rau đắng biển, có tác dụng tượng tự như strychnin nhưng ít độc hơn.

Tác động của rau đắng biển đến hệ thần kinh trung ương đã được chứng minh với những nghiên cứu ban đầu về khả năng học tập và khả năng ghi nhớ thông tin bởi Shukla B. và cộng sự. Những mơ hình thí nghiệm trên chuột đã cho thấy rằng chiết suất thuộc nhóm alcohol có tác dụng nâng cao sự tiếp nhận và ghi nhớ các kỹ năng. Trong nghiên cứu này, tốc độ thu nhận thông tin được tăng cường đối với những con chuột được tiêm chiết xuất với liều 40 mg/kg/ngày. Khả năng học tập của chúng được rút ngắn 50% so với những con chuột đối chứng [56]

Trong những năm gần đây, giá trị dược liệu của rau đăng biển ngày càng được quan tâm và đánh giá cao do có hiệu quả tích cực trong việc điều trị Parkinson và Alzheimer. Năm 2007, một nghiên cứu của Dhanasekaran và cộng sự năm 2010 đã chứng minh công dụng của cao chiết rau đắng biển trong việc điều trị bệnh Alzheimer bằng việc nghiên cứu về tác động làm giảm tích tụ beta-amyloid trong não của mơ hình chuột bệnh Alzheimer [19]. Kết quả chứng minh cao chiết rau đắng biển làm giảm kim loại hóa trị II, giảm sự hình thành peroxide lipid và ức chế hoạt động lipoxygenase.

Các nghiên cứu khác về tác động bảo vệ thần kinh của rau đắng biển cũng được cơng bố sau đó như thí nghiệm của Limpeanchop và cộng sự đã kiểm tra tác động bảo vệ chống lại các protein beta-amyloid và nhiễm độc thần kinh do cảm ứng glutamate ở tế bào neuron trong nuôi cấy sơ cấp [45]. Kết quả đã chứng minh rau đắng biển có khả năng bảo vệ tế bào neuron phát triển trong mơi trường ni cấy thơng thường. Ngồi ra, cao chiết rau đắng biển cịn được chứng minh có khả năng làm giảm stress oxy hóa và tăng tuổi thọ tế bào.

Nhóm nghiên cứu của Nongnut Uabundit (2010) đã tiến hành thực nghiệm khả năng đánh giá khả năng phục hồi sự phát sinh thần kinh trên mơ hình chuột Alzheimer [64]. Kết quả cho thấy cao chiết cồn tổng của rau đắng biển có khả năng làm tăng mật độ của tế bào thần kinh trong vùng hồi hải mã, vùng não liên quan đến trí nhớ. Một nghiên cứu khác tại trường đại học Intergal, Ấn Độ chứng minh các saponin trong rau đắng biển đã làm giảm đáng kể sự tổn thương của các tế bào thần kinh tiết dopamine như một yếu tố kháng Parkinson trên mơ hình Ceanorhabditis elegans. Năm 2012, Shinomol và cộng sự thực hiện thí nghiệm kiểm tra khả năng phục hồi của rau đắng biển trên mơ hình chuột tổn thương thần kinh do thuốc trừ sâu [55].

Cao chiết rau đắng phục hồi đáng kể các tổn thương do stress oxy hóa gây ra ở thể vân và các vùng khác của não. Hơn nữa, hệ enzyme chống oxy hóa tế bào cũng được phục hồi ở mức độ hoạt động bình thường cùng với mức độ dopamine trong thể vân. Từ đó họ đưa ra giả thuyết về tác động bảo vệ của cao chiết rau đắng biển có liên quan đến khả năng giảm lượng glutathione chống oxy hóa tế bào. Do đó, rau đắng biển có thể được sử dụng như một loại thuốc phòng và điều trị các bệnh liên quan đến stress oxy hóa.

Nhóm nghiên cứu của Kalyani Bai Kunte năm 2013 đã công bố kết quả nghiên cứu tác dụng của cao chiết rau đắng biển trên mơ hình chuột bị bệnh Alzheimer’s [40]. Sau quá trình cho sử dụng kèm cao chiết với thực phẩm, các con chuột có biểu hiện tốt hơn ở khối lượng cơ thể, khả năng học hỏi, trí nhớ và mức độ tập trung đồng thời lượng D-gal và NaNO2 cũng giảm. Ngoài ra cao chiết rau đắng cịn có tác dụng cân bằng lượng ATPase trở về mức bình thường.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình đánh giá sự kích thích tăng sinh và biệt hóa tế bào gốc thần kinh của một số dược liệu việt nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)