Nội dung quản lý nợ công

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) kinh nghiệm quản lý của một số nước nhằm đảm bảo tính bền vững của nợ công và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 25 - 27)

I/ TỔNG QUAN VỀ NỢ CÔNG VÀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG

2) Khái quát chung về quản lý nợ công

2.2) Nội dung quản lý nợ công

Một nguyên tắc quan trọng đối với tất cả quốc gia trên thế giới để có thể phát triển bền vững là “tự lực tự cường”. Như vậy, để ứng phó tốt với mọi khó khăn kinh tế nói chung và rủi ro nợ cơng cao nói riêng, các nước cần phát triển nội lực của nền kinh tế trong nước, tập trung thúc đẩy giá trị gia tăng trong xuất khẩu bằng cách giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu thông qua đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại.

Tiếp đó, giải pháp thứ hai mà các nước cần nhớ là hồn thiện thể chế chính sách và các công cụ quản lý nợ công cao. Hầu hết quốc gia thực hiện quản lý nợ công thông qua các văn bản pháp luật liên quan tới quản lý nợ hoặc ngân sách nhà nước với các tên gọi khác nhau. Phạm vi nợ công của nhiều quốc gia bao gồm nợ chính phủ và nợ được chính phủ bảo lãnh. Ngồi ra, một số nước còn quy định phạm vi nợ cơng bao gồm cả nợ chính quyền địa phương (như Ấn Độ, Vương quốc Anh, Síp), nợ của các doanh nghiệp quốc doanh (Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ), nợ của khu vực an sinh xã hội (Ba Lan).

Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn vay là một giải pháp hữu ích khác trong việc ngăn chặn rủi ro nợ công. Các nước cần xây dựng chương trinh đầu tư công trên cơ sở rà sốt lại các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án trọng điểm để làm căn cứ cho việc huy động, phân bổ nguồn vốn phù hợp. Vay nợ công phải được sử dụng cho đầu tư phát triển và chỉ những dự án mang lại hiệu quả kinh tế mới được xét duyệt và đầu tư thực hiện, đồng thời tăng cường thanh tra, giám sát quá trình thực hiện dự án đầu tư để phịng tránh tình trạng tham nhũng.

Ngồi ra, các nước cũng cần tăng cường công tác giám sát, quản lý rủi ro và minh bạch hóa thơng tin về nợ cơng, trong đó trước tiên là nghiên cứu, xây dựng và triển khai phương án xử lý rủi ro. Để kiểm sốt nợ cơng ở mức an tồn, các nước cần phải xác định được mức an toàn, như phải xác định các tỷ lệ nợ cơng/GDP. Trong khi đó, cơng khai, minh bạch về tài chính là một nguyên tắc cơ bản hàng đầu và phổ biến trên thế giới trong quản trị cơng nói chung, quản trị tài khóa và nhất là trong quản trị nợ công.

Cuối cùng, các nước cần chú ý phân tích bản chất của nợ cơng như nợ chính phủ là vay nợ trong nước hay vay nợ nước ngoài, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, hay dự trữ quốc gia... Các nước nên thay đổi cơ cấu nợ công theo hướng nâng cao tỷ trọng nợ trong nước thơng qua đẩy mạnh phát hành trái phiếu chính phủ bằng đồng nội tệ.

Cả lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy nợ công là một phần tất yếu trong cơ cấu tài chính của hầu hết quốc gia trên thế giới. Dù là các nước nghèo nhất ở châu Phi hay những “đầu tàu” như Mỹ, Nhật Bản, EU đều đi vay để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu và sử dụng của chính phủ. Như vậy, điểm mấu chốt là nếu các quốc gia không sử dụng và quản lý nợ công một cách hợp lý và hiệu quả thì khủng hoảng nợ cơng có thể xảy ra ở bất kỳ quốc gia hay khu vực nào với những hậu quả nghiêm trọng không dễ khắc phục trong “một sớm một chiều”.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) kinh nghiệm quản lý của một số nước nhằm đảm bảo tính bền vững của nợ công và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)