Lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) kinh nghiệm quản lý của một số nước nhằm đảm bảo tính bền vững của nợ công và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 58 - 63)

Nguồn: www.tradingeconomics.com tổng hợp từ số liệu của Kho Bạc Hoa Kỳ

2.2) Nhật Bản

a) Thực trạng nợ công của Nhật Bản

Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và cũng là nước có tỷ lệ nợ cơng cao nhất thế giới trong nhiều năm qua. Cũng giống như phần lớn các nước, thành phần nợ cơng Nhật Bản bao gồm trái phiếu chính phủ do Nhà nước phát

hành, các khoản vay và chứng khoán ngắn hạn nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách.

Tuy nhiên, không giống như nhiều nước khác khi tỷ lệ nợ công chỉ dâng cao nhanh chóng trong một giai đoạn suy thối nhất định, tỷ lệ nợ công của Nhật Bản đã luôn cao trong hàng thập kỷ. Điển hình là vào những năm 1997 – 1998 khi cơn bão khủng hoảng tài chính càn quét hầu hết các nước châu Á, tỷ lệ nợ công của Nhật Bản đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 100% trên GDP. Điều này là bởi lẽ trong khi hầu hết các nước khác nhanh chóng ứng phó bằng cách thực hiện xóa sổ các khoản nợ xấu hay nợ khó địi, làm trong sạch lại các hệ thống ngân hàng và khôi phục lại các nền kinh tế trở lại trạng thái tăng trưởng thì Nhật Bản lại tỏ ra đặt hi vọng của mình vào những khoản chi tiêu khổng lồ vào các cơng trình cơng cộng với mục đích khiến cho nền kinh tế Nhật Bản có sự chuyển đổi. Điều này đã dẫn đến việc Chính phủ cố gắng gia tăng chi tiêu cơng, kích thích tiêu dùng nhằm đưa nền kinh tế thốt khỏi tình trạng trì trệ sau khi nền kinh tế “bong bóng” bị vỡ. Tuy nhiên, những nỗ lực đó khơng đưa lại những kết quả như mong muốn và Nhật Bản phải đối mặt với một giai đoạn giảm phát triền miên, chi phí phúc lợi xã hội khơng ngừng gia tăng làm xói mịn nguồn thu từ thuế vốn ngày càng thiếu hụt do liên tục bị cắt giảm dẫn tới hậu quả tất yếu là tỷ lệ nợ công ngày càng cao.

Theo Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết, trong tổng số nợ của Chính phủ tính đến cuối tháng 6/2016 bao gồm 918,48 tỷ yên trái phiếu Chính phủ, 52,71 tỷ yên vay vốn chủ yếu là từ các tổ chức tài chính, và 82,28 tỷ yên là hối phiếu và tín phiếu chính phủ thời hạn dưới 1 năm. Như vậy, tính đến ngày 30/6 nợ Chính phủ trên đầu người, tức số nợ của Chính phủ Nhật Bản mà mỗi người dân phải gánh vác đạt mức khoảng 8,3 triệu yên, với tổng dân số của Nhật Bản ước tính kể từ tháng 1/2016 là khoảng 126,99 triệu người.4

4 Số liệu lấy từ bài báo “Nợ công Nhật Bản tiếp tục gia tăng ở mức kỷ lục” đăng ngày 11/08/2016 tại website

Đơn vị: phần trăm

Biểu đồ 8: Tỷ lệ nợ công trên GDP của Nhật Bản trên GDP từ năm 1980 đến năm 2016

Nguồn: www.tradingeconomics.com

Từ biểu đồ 8 có thể thấy rằng trong những năm 1980 tỷ lợ nợ công trên GDP của Nhật bản chỉ vào khoảng 50% – 60%, tức là ngưỡng an toàn của thế giới, thì từ sau năm 1997, tỷ lệ này tăng lên nhanh chóng và đạt ngưỡng gần 250% vào năm 2016. Cụ thể trong năm tài khoá 2015, tổng số nợ này cao hơn gấp đôi Tổng sản phẩm trong nước (GDP) danh nghĩa của Nhật Bản (500,4 tỷ yên).

Đối với nhiều quốc gia, đây là tỷ lệ nợ công trên GDP cao khơng tưởng và có thể dẫn đến phá sản bất cứ lúc nào. Một ví dụ tiêu biểu là Hy Lạp với mức nợ công tăng kỷ lục đạt 173,8% vào năm 2013 đã tuyên bố phá sản trong cùng năm đó sau một thời gian dài thực hiện các chính sách thắt lưng buộc bụng và cải tổ không thành công. Tuy nhiên, Nhật Bản, với mức nợ công cao hơn trong một thời gian dài hơn Hy Lạp (hơn 20 năm), lại khơng được xếp vào các nước có nguy cơ vỡ nợ cao. Nguyên nhân là vì đặc điểm nền kinh tế cũng như các chính sách quản lý nợ cơng của Chính Phủ nước này.

b.1. Nguyên nhân dẫn đến mức nợ cơng cao của Nhật Bản

Trước tiên, để tìm hiểu cách mà Chính Phủ Nhật Bản kiểm sốt mức nợ cơng khổng lồ trong suốt hai thập kỷ qua thì ta cần hiểu rõ bản chất nợ công Nhật Bản thông qua nguyên nhân dẫn đến vấn đề này. Như đã nói ở trên, tình trạng nợ cơng hiện nay của Nhật Bản là hậu quả tất yếu của những giải pháp mà Chính phủ đã tiến hành trong quá khứ trong nỗ lực đưa nền kinh tế ra khỏi giai đoạn suy thối triền miền. Có thể nêu những ngun nhân chính sau:

Thứ nhất, chi tiêu cơng kích thích tăng trưởng kinh tế: Giải pháp truyền

thống Chính phủ Nhật Bản thường sử dụng để khắc phục tình trạng khủng hoảng chu kỳ trong hai thập kỷ vừa qua là việc dựa vào ngân sách bổ sung hoặc các chương trình kích thích kinh tế trọn gói nhằm kích cầu trong nước thơng qua việc mở rộng các cơng trình cơng cộng. Nhật Bản là quốc gia có những gói kích cầu lớn nhất cả về tổng giá trị cũng như tỷ lệ trên GDP.

Gần đây nhất, vào ngày 27/7/2016, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cơng bố gói kích cầu kinh tế mới với tổng giá trị khoảng 28.000 tỷ Yên (tương đương 266 tỷ USD) nhằm vực dậy nền kinh tế, sau những biến động từ chính sách Abenomics do ông khởi xướng và tác động tiêu cực của sự kiện cử tri Anh ủng hộ rời Liên minh châu Âu (Brexit). Trong gói này, khoảng 13.000 tỷ Yên sẽ được sử dụng bởi chính quyền trung ương và địa phương thơng qua các chương trình vay mềm cho các dự án tư nhân hoặc thơng qua các tổ chức tài chính. Cịn khoảng 3.000 tỷ n là chi tiêu trực tiếp của chính phủ và phần cịn lại là các gói cho vay mềm và các trợ cấp. Bên cạnh đó, chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe dự kiến tăng chi tiêu vào xây dựng hạ tầng cũng như thúc đẩy xuất khẩu nông sản và thu hút thêm khách du lịch quốc tế.

Ngoài ra, trong quá khứ, chỉ trong hai tháng 10 và 11/2012, Chính phủ Nhật đã tung ra hai gói kích thích kinh tế trị giá 5,3 và 10 tỷ USD để ngăn ngừa nền kinh tế đang có dấu hiệu suy thối. Vào tháng 1/2013, Chính phủ Nhật Bản

cũng thơng qua một gói kích cầu mới trị giá 227 tỷ USD (tương đương 40% GDP) với mục đích tái thiết nền kinh tế

Những gói kích thích kinh tế lớn do Chính phủ Nhật Bản tung ra trong hai thập kỷ vừa qua đã thổi phồng số nợ công của Nhật Bản.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng tình huống của Nhật Bản có sự khác biệt so với các nước khu vực Eurozone. Phần lớn nợ công của Nhật Bản (khoảng 95%) nằm trong tay các nhà đầu tư nội địa nên tránh được tác động bất lợi từ những biến động thất thường của thị trường tài chính thế giới. Tỷ lệ nợ cơng/ GDP cao, tuy nhiên chỉ số hiệu quả vốn đầu tư ICOR (hệ số sinh lời từ đồng vốn đầu tư) của Nhật Bản chỉ vào khoảng 3,0 do vậy khả năng trả nợ khơng q khó khăn.

Thứ hai, chi phí an sinh và phúc lợi xã hội: Một trong những vấn đề mà

chính phủ Nhật Bản đang phải đối mặt là vấn đề già hóa dân số. Theo các số liệu được cơng bố thì số người trên 65 tuổi đã vượt mốc 50% số người sống dựa vào trợ cấp xã hội vào tháng 3/2016. Cùng thời gian đó, số hộ gia đình sống dựa vào trợ cấp xã hội ở nước này là hơn 1,63 triệu hộ, với 2,16 triệu người nhận trợ cấp thường xuyên. Tỷ lệ dân số già cao đang đặt Chính phủ Nhật Bản vào tình thế khó khăn trong việc bảo đảm lương hưu và chăm sóc y tế cho đội ngũ đơng đảo những người nghỉ hưu. Vào tháng 12/2015, thủ tưởng Shinzo Abe đã thông qua việc dành ra 73,11 tỷ Yen để tài trợ cho các tổ chức và quỹ xã hội, trong đó riêng 31,97 tỷ Yen sẽ được dành cho hệ thống an sinh xã hội, chiếm hơn 40% chi tiêu cho các chính sách có liên quan.5

Thứ ba, nguồn thu từ thuế thấp: Để đối phó với tình trạng giảm phát trong hai thập kỷ vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã liên tiếp điều chỉnh và giảm thuế để kích thích sản xuất và tiêu dùng. Quan điểm của Chính phủ Nhật Bản là duy trì mức thuế thấp qua đó kích thích kinh tế tăng trưởng để gia tăng thu ngân sách mà khơng theo đuổi chính sách đánh thuế cao để tăng thu ngân sách.

Đơn vị: phần trăm

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) kinh nghiệm quản lý của một số nước nhằm đảm bảo tính bền vững của nợ công và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 58 - 63)