III/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CHO QUẢN LÝ NỢ CÔNG TẠ
2) Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
2.1) Bài học từ những nước phát triển
Có một thực tế là, càng là những nước phát triển thì lại càng có tỷ lệ nợ cơng nhiều. Lý do là vì họ có thể vay nợ dễ dàng trên thị trường quốc tế bằng việc phát hành các trái phiếu hoặc tương tự. Hơn nữa những nước lớn lại rất chú trọng vào đầu tư thường xuyên, vào hệ thống an sinh xã hội, khiến cho ngân sách của họ hầu như luôn trong trạng thái thâm hụt nặng. Đó chính là một trong những lý do dẫn đến việc những nước này, điển hình là Mỹ, Nhật Bản có tỷ lệ nợ cơng trên GDP cao nhất nhì thế giới. Tuy nhiên, các quốc gia này lại không bị xếp vào các nước bị cảnh báo có nguy cơ vỡ nợ cao. Về cơ bản, để Việt Nam đạt được điều như thế này là không thể, bởi lẽ cơ sở kinh tế của chúng ta q yếu kém để kiểm sốt được mức nợ cơng cao như thế này. Các quốc gia đã phát triển có thể lấy nguồn lực kinh tế trong hiện tại và triển vọng kinh tế trong tương lai để đảm bảo khả năng trả nợ của mình. Nhưng Việt Nam thì thực sự là khó có thể làm được điều đó.
Chính vì thế, điều mà Việt Nam có thể học hỏi từ những nước này đầu tiên phải kể đến việc phát triển nền kinh tế. Chỉ khi có một nền kinh tế vững mạnh với tiềm năng phát triển dồi dào thì chúng ta mới có thể chống đỡ được với một mức nợ cơng cao hơn (vì về cơ bản tỷ lệ nợ cơng của Việt Nam ln tăng và sẽ chưa có dấu hiệu dừng lại trong tương lai gần). Điều thứ hai mà Việt Nam có thể áp dụng đó là học theo Nhật Bản và Nga điều chỉnh lại cơ cấu nợ công sao cho tỷ lệ nắm giữ của khu vực trong nước tăng lên. Để làm được điều này thì nhất thiết điều đầu tiên ở trên kia phải đạt được. Bởi lẽ chỉ khi nền kinh tế phát triển, đời sống xã hội được nâng cao thì của cải tạo ra mới tăng lên, thúc đẩy tiết kiệm và đầu tư tăng theo. Khi tiết kiệm tăng lên thì có nghĩa là nền kinh tế sẽ có nhiều vốn hơn để sử dụng, Chính phủ hồn tồn có thể vay từ khu vực trong nước chứ khơng nhất thiết phải đi vay ở nước ngoài.
2.2) Bài học từ những nước mới nổi và đang phát triển
a) Bài học từ Trung Quốc
Việt Nam cần có hệ thống kiểm sốt tài chính và vay nợ chặt chẽ, chú trọng phát triển vay mượn thị trường nội địa hơn nữa nhằm tránh những rủi ro về biến động tỷ giá, rủi ro tín dụng. Để làm được điều này, Việt Nam cần chú trọng phát triển hơn nữa thị trường vốn, đặc biệt là thị trường trái phiếu Chính phủ nhằm huy động vốn dễ dàng hơn từ khu vực dân cư, từ đó góp phần đảm bảo tính an tồn và bền vững cho nợ cơng Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần có chủ trương thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI, nâng cao hiệu quả đầu tư thơng qua kiểm duyệt dự án khắt khe từ khâu thẩm định đến khâu phê duyệt. Đồng thời, Việt Nam cần kiện toàn hệ thống pháp luật, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể nhằm đạt hiệu quả chi đầu tư cao nhất.
Hơn thế, Việt Nam cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm gia giám sát nợ công thông qua những cơ quan kiểm tốn uy tín. Tổng Kiểm tốn Nhà nước Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, nợ cơng chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất
thúc đẩy quá trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới. Việc quản lý nợ cơng một cách hiệu quả, có hệ thống đóng vai trị vơ cùng quan trọng nhằm đảm bảo tính an tồn về tài chính, cũng như tính bền vững trong sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Kiểm tốn nợ cơng chính là một cơng cụ trọng yếu trong việc hỗ trợ giám sát và nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nợ công. Các cơ quan Kiểm toán Nhà nước cần xác định rõ thách thức, cũng như vai trị, trách nhiệm trong nỗ lực góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý nợ cơng. Và để thực hiện tốt vai trị kiểm tốn nợ cơng, Kiểm tốn Nhà nước cần nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện, phối kết hợp từ Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ban ngành và cơ quan hữu quan trong quyết tâm đẩy mạnh cơng tác kiểm tốn nợ cơng cho phù hợp với vai trò và vị thế của một hoạt động kiểm sốt tài chính- ngân sách quốc gia thường niên.
Cuối cùng, một vấn đề không thể không đề cập đến đối với quản lý nợ công Việt Nam là việc theo dõi, giám sát nợ cơng của chính quyền địa phương và nợ của những doanh nghiệp được chính phủ bảo lãnh, nhằm tránh tình trạng gia tăng quá mức những khoản nợ này, từ đó dẫn đến rủi ro vỡ nợ và khủng hoảng nợ công.
b) Bài học từ Indonesia
Bài học kinh nghiệm đầu tiên từ Indonesia trong q trình quản lý nợ cơng ở Việt Nam là việc áp dụng linh hoạt và phù hợp 6 bước quản lý nợ cơng của Chính phủ Indonesia, trong đó phải duy trì sự giám sát, tổ chức quản lý chặt chẽ từ cấp Trung ương đến địa phương, đồng thời cần kết hợp sử dụng hệ thống công nghệ thông tin nhằm quản lý và phát hiện những trường hợp nợ xấu.
Tiếp đó, Việt Nam cần củng cố năng lực quản lý nợ công thông qua đánh giá lại toàn bộ hệ thống quản lý hiện hành như: khung pháp lý, chính quyền, nhân sự, cơ cấu tổ chức và quản lý.
Hơn thế, Việt Nam cần học hỏi Indonesia trong phương pháp xử lý gánh nặng nợ: phối hợp giữa những phương án xử lý nợ thật chặt chẽ và linh hoạt như hốn đổi nợ, điều chỉnh nợ thơng qua những CLB Paris, CLB London, thành lập các tổ chức và đội nhóm có chun mơn trong vấn đề xử lý nợ.
Cuối cùng, cũng giống như bài học kinh nghiệm rút ra từ Trung Quốc, Việt Nam cần có những cơ quan kiểm tốn với đầy đủ chun môn trong vấn đề quản lý và giám sát nợ công nhằm phát hiện ra những rủi ro tiềm tàng và kịp thời cảnh báo, ngăn chặn những nguy cơ dẫn đến khủng hoảng nợ công tại Việt Nam.
c) Bài học từ các nước khác
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nợ cơng của một số nước trên thế giới, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam như sau:
Thứ nhất, cần lựa chọn linh hoạt các công cụ quản lý nợ cơng và đa dạng
hóa các nguồn tài trợ phải phù phù hợp với tình hình thị trường. Lựa chọn loại tiền tệ và thị trường phát hành cho phép phân bổ các khoản nợ phát sinh phù hợp theo thời gian trong trường hợp thị trường biến động, từ đó, giảm chi phí huy động vốn. Thị trường trong nước vẫn là nguồn tài trợ chính cho nhu cầu vay vốn của Nhà nước và nguồn vốn huy động trên thị trường quốc tế sẽ là nguồn bổ sung quan trọng cho nhu cầu vốn trong nước.
Thứ hai, để đáp ứng nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ cần đảm bảo sự đa
dạng hoá các nguồn tài trợ dựa trên sự tham gia vào các thị trường tài chính lớn; sử dụng các hình thức tiếp cận tài chính hấp dẫn từ các tổ chức tài chính quốc tế. Trong trường hợp thị trường trong nước tạm thời thiếu ổn định, có thể thực hiện phát hành TPCP đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của thị trường trong nước..
Thứ ba, cần tối ưu hố cấu trúc giữa chi phí và rủi ro trong danh mục nợ,
tập trung vào việc phát triển thị trường nợ (thị trường TPCP) theo hướng tăng tính thanh khoản, tăng hiệu quả và minh bạch của thị trường. Muốn làm được
điều đó, cần tập trung giảm thiểu chi phí phát hành trên thị trường sơ cấp và chi phí giao dịch trên thị trường thứ cấp.
Thứ tư, cơ quan quản lý nợ cần theo dõi, đánh giá cẩn thận và quản lý rủi
ro liên quan đến ngoại tệ, ngắn hạn và các khoản nợ có lãi suất thả nổi để giảm thiểu và kiểm soát rủi ro.
Thứ năm, cần chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu các
chỉ báo liên quan đến nợ công để có những cảnh báo sớm về các rủi ro; thực hiện báo cáo đầy đủ, kịp thời và có trách nhiệm với cơ quan cấp trên về rủi ro nợ công để phối hợp thực hiện hiệu quả.