Nguồn: Office of Management and Budget
Các khoản nợ do công chúng nắm giữ này không chỉ là các Trái phiếu kho bạc các kỳ hạn mà còn là các Trái phiếu kho bạc bảo vệ lạm phát (Treasury Inflation Protected Securities) và các Trái phiếu đặc biệt khác của Chính phủ các bang và các tiểu bang. Cụ thể các tổ chức nắm giữ nợ của Mỹ gồm:
- Nước ngoài - 6.281 tỷ đơ la
- Cục dự trữ liên bang – 2.463 nghìn tỷ đơ la - Quỹ tương hỗ - 1.379 nghìn tỷ đơ la
- Chính quyền địa phương, bao gồm các quỹ lương hưu mỗi bang - 874 tỷ đô la
- Các ngân hàng - 570 tỷ đô la
- Các công ty bảo hiểm - 304 tỷ đô la
- Trái phiếu tiết kiệm của Mỹ - 169 tỷ đô la
- Các doanh nghiệp khác (cá nhân, doanh nghiệp do chính phủ tài trợ, mơi giới và người kinh doanh, ngân hàng và bất động sản, các doanh nghiệp và phi doanh nghiệp, và các nhà đầu tư khác) – 1.349 nghìn tỷ USD.
Trong dài hạn, có thể thấy từ biểu đồ 4 rằng tỷ lệ nợ cơng trên GDP của Mỹ tăng lên nhanh chóng qua các năm và đặc biệt tăng nhanh trong các giai đoạn khủng hoảng (là các vùng sọc xám) khi chính phủ buộc phải chi tiêu mạnh tay hơn cho các gói kích cầu để vực dậy nền kinh tế. Tính đến cuối năm 2016, tỷ lệ nợ công trên GDP của Mỹ đã là 105,86%, hiểu một cách nơm na thì nước Mỹ đang nợ nhiều hơn số của cải mà họ có thể sản xuất được. Điều này cũng khiến cho Mỹ trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ nợ cơng cao nhất thế giới.
Biểu đồ 4: Tỷ lệ nợ công trên GDP của Mỹ giai đoạn 1966 - 2016
Nguồn: www. red.stlouisfed.org
b) Các chính sách quản lý nợ cơng của Mỹ
Đối mặt với một mức nợ công cao trên 100% GDP nhưng Mỹ vẫn được các tổ chức xếp hạng tín dụng có uy tín xếp hạng lớn trên thế giới như Fitch, Moody’s, Standard&Poor xếp hạng AAA hoặc Aaa trong nhiều năm qua, tức là mức rất an toàn. Điều này chứng tỏ rằng nợ công của Mỹ mặc dù cao nhưng vẫn
đã và đang được chính phủ Mỹ quản lý hiệu quả về nhiều mặt. Và sau đây là một số biện pháp tiêu biểu đã được chính phủ Mỹ áp dụng tương đối thành công nhằm kiểm sốt và tiến tới giảm nợ cơng, đặc biệt là nợ liên bang.
b.1. Giảm thuế thu nhập cá nhân
Việc cắt giảm thuế suất ban đầu có thể khiến chính phủ phải hy sinh một phần lợi nhuận từ thuế của mình. Nhưng về lâu dài, việc cắt giảm thuế được xem là sẽ thúc đấy sự phát triển của đất nước và làm tăng mức sống của người dân. Một chính sách thuế tốt có thể đem lại rất nhiều lợi ích. Ví dụ, khi thuế suất biên giảm thì thu nhập từ thuế tăng lên và những người đóng thuế "giàu có" sẽ phải trả thuế nhiều hơn. Điều này có nghĩa là các cơng dân có thu nhập thấp sẽ phải chịu một tỷ lệ gánh nặng thuế thấp hơn. Ngược lại, việc tính thuế cao có thể dẫn đến sự suy giả hiệu suất kinh tế và doanh thu. Khi thuế tăng lên tức là người dân sẽ cảm thấy họ nghèo đi tương đối (hiệu ứng thu nhập) và từ đó họ sẽ giảm bớt mức tiêu dùng của mình lại. Hơn nữa thuế suất cao cịn dễ gây ra các hiện tượng trốn thuế và tránh thuế.
Hiểu được điều này, trong lịch sử chính phủ Mỹ đã nhiều lần giảm thuế suất và đã gặt hái được nhiều thành công:
- Việc cắt giảm thuế vào những năm 1920:
Thuế suất đã giảm đáng kể trong những năm 1920, giảm từ trên 70% xuống cịn dưới 25%. Bộ trưởng Tài chính của Mỹ lúc đó là Andrew Mellon có nói: “Tỷ lệ thuế cao chắc chắn sẽ gây áp lực lên người nộp thuế khiến họ
rút vốn từ hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư vào chứng khốn được miễn thuế hoặc tìm các phương pháp hợp pháp khác để triệt tiêu một phần thu nhập chịu thuế. Kết quả là các nguồn thuế đã bị giảm đi đáng kể; Sự giàu có khơng thể bù đắp cho các gánh nặng thuế, và nguồn vốn bị chuyển vào thành các kênh đầu tư khơng mang lại doanh thu cho Chính phủ hoặc lợi nhuận cho người dân.”
Và quả thật Mỹ đã đúng bởi vì bất chấp mức giảm thuế mạnh như vậy nhưng thu nhập từ thuế thu nhập cá nhân lại tăng đáng kể trong suốt những năm 1920, từ 719 triệu đô-la năm 1921 lên 1164 triệu đô-la năm 1928, tức là tăng hơn 61 phần trăm. Hơn thế nữa, thuế suất giảm cịn giúp nâng cao cơng bằng xã hội khi khối lượng gánh nặng thuế được chia sẻ bởi người giàu tăng lên nhanh chóng. Tỷ trọng gánh nặng thuế của người giàu (những người kiếm được hơn 50.000 đô-la một năm tại thời điểm đó) đã tăng từ 44,2% trong năm 1921 lên 78,4% vào năm 1928.
- Việc cắt giảm thuế thời Kenedy
Trong những năm 1930, Tổng thống của Hoa Kỳ lúc đó là Hoover đã tăng mạnh tỷ lệ thuế và Tổng thống Roosevelt sau đó cịn khiến tình hình tồi tệ hơn khi đẩy tỷ lệ thuế cận biên lên hơn 90%. Nhận thấy rằng mức thuế cao đã gây trở ngại cho nền kinh tế, Tổng thống Kennedy, ngay khi bắt đầu nhiệm kỳ của mình vào ngày 20/01/1961, đã đề xuất giảm thuế hàng loạt làm giảm tỷ lệ thuế hàng đầu từ hơn 90% xuống cịn 70%. Theo ơng: “Sự
lựa chọn của chúng tôi không phải là giữa giảm thuế, một mặt, và tránh các khoản thâm hụt lớn của Liên Bang ở một mặt khác. Rõ ràng rằng dù đảng nào nắm giữ quyền lực, và chừng nào nhu cầu an ninh quốc gia của chúng ta vẫn tiếp tục gia tăng, thì một nền kinh tế bị cản trở bởi thuế suất hạn chế sẽ không bao giờ tạo ra đủ doanh thu để cân bằng ngân sách của mình cũng như nó sẽ khơng bao giờ tạo ra đủ việc làm hoặc nhiều lợi nhuận... Nói tóm lại, đó là một sự thật nghịch lý khi thuế suất hiện nay quá cao và thu nhập từ thuế quá thấp và cách tốt nhất để tăng doanh thu trong thời gian dài là cắt giảm lãi suất hiện tại.”
Và John. F. Kenedy đã đúng. Doanh thu thuế tăng từ 94 tỷ đô-la trong năm 1961 lên 153 tỷ đô-la vào năm 1968, tăng 62% (tương đương với 33% sau khi điều chỉnh lạm phát). Và tương tự như những gì đã xảy ra trong những năm 1920, phần gánh nặng thuế thu nhập của người giàu tăng lên sau khi cắt giảm thuế. Số thuế thu được từ những người kiếm được trên 50.000 đô-
la một năm đã tăng 57% trong giai đoạn từ năm 1963 đến năm 1966, trong khi thu thuế từ những người có thu nhập dưới 50.000 đơ-la đã tăng 11%. Kết quả là gánh nặng thuế thu nhập của người giàu tăng từ 11,6% lên 15,1%.
- Cắt giảm thuế trong thời Tổng thống Reagan
Trong bối cảnh lạm phát leo thang vào những năm 70 của thế kỷ trước, hàng triệu người đóng thuế của Mỹ đã phải chịu một khung thuế cao hơn mặc dù thu nhập sau khi điều chỉnh lạm phát của họ không hề tăng. Để giúp bù đắp khoản tăng thuế này và cũng để cải thiện động lực lao động, tiết kiệm và đầu tư trong công chúng, Tổng thống Reagan đề nghị cắt giảm thuế nhanh chóng trong những năm 1980. Cụ thể là vào năm 1981, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua việc cắt thuế lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, với khoảng hơn 750 tỷ đô la trong sáu năm. Tuy nhiên, việc giảm thuế đã được bù đắp một phần bởi hai Đạo luật Thuế vào năm 1982 và năm 1984, với mục tiêu huy động khoảng 265 tỷ đô la.
Vào ngày 22 tháng 10 năm 1986, Tổng thống Reagan đã ký một đạo luật về Cải cách Thuế năm 1986, đây cũng là một trong những cải cách sâu rộng nhất của hệ thống thuế Hoa Kỳ kể từ khi áp dụng thuế thu nhập. Mức thuế cao nhất đối với thu nhập cá nhân đã giảm từ 50% xuống còn 28%, mức thấp nhất kể từ năm 1916. Với nỗ lực duy trì mức trung lập về doanh thu, đạo luật này đã đem lại 120 tỷ đô-la tăng lên trong thuế doanh nghiệp và giảm thuế cá nhân tương ứng trong thời gian 5 năm.
Bên cạnh đó, việc giảm thuế đã giúp phần đóng góp của thuế thu nhập do 10% người có thu nhập cao nhất đã tăng đáng kể, tăng từ 48,0% năm 1981 lên 57,2% năm 1988. Với 1% người có thu nhập cao nhất số thuế thu nhập đã tăng lên đáng kể, từ 17,6% năm 1981 đến 27,5% vào năm 1988.
Tổng thống mới mãn nhiệm của nước Mỹ, Barack Obama, đã có hai nhiệm kỳ đầy sóng gió trên cương vị của mình. Mặc dù tính hiệu quả và tầm ảnh hưởng của các chính sách ơng thực thi khi cịn đương nhiệm đã và đang gây nên nhiều tranh cãi giữa các nhà kinh tế học, các nhà chính sách,... nhưng những kết quả mà chúng mang lại cho người dân Mỹ là tương đối rõ ràng. Kể từ ngày đầu tiên nhậm chức tổng thống và kể cả khi trải qua cuộc khủng hoảng tổi tệ nhất kể từ cơn Đại Suy Thoái, tổng thống Obama đã ln đấu tranh và tìm cách ban hành các điều khoản giảm thuế đáng kể cho gần như tất cả các gia đình lao động và cho các doanh nghiệp nhỏ. Đối với gia đình trung lưu, những khoản cắt giảm thuế này có tổng cộng là 3.600 đô-la trong bốn năm đầu sau khi nhậm chức. Trên thực tế, các gia đình có thu nhập trung bình đang phải trả thuế thu nhập liên bang gần như thấp hơn hầu hết các thời kỳ khác trong vòng 60 năm qua. (biểu đồ 7)
Biểu đồ 5: Thuế suất thu nhập trung bình cho một gia đình trung lưu ở Mỹ
Nguồn: Tax Policy Center
Như vậy, có thể thấy việc cắt giảm thuế suất của Mỹ ở nhiều thời kỳ đã đem lại những kết quả tích cực, mà quan trọng nhất là giúp thúc đẩy nền kinh tế phát triển, khuyến khích tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư trong dân chúng, giúp tăng số thu thuế để từ đó tài trợ cho các chương trình của chính phủ cũng như là giúp kiểm soát nợ hiệu quả hơn.
b.2. Kiểm soát cơ cấu nợ công
Vào năm 2016, với tổng số nợ cơng rơi vào khoảng 19 nghìn tỷ đơ-la Mỹ, người ta ước tính được rằng trung bình mỗi người dân Mỹ sẽ phải chịu khoảng 43 nghìn đơ-la nợ. Tuy nhiên, điều này khơng hẳn là đáng sợ như nhiều người nghĩ, bởi lẽ chính phủ Mỹ đang duy trì mức nợ nắm giữ bởi các chủ thể nước ngồi ở mức có thể coi là an tồn, tức là vào khoảng dưới một phần ba tổng số nợ liên bang trong suốt 35 năm qua (Biểu đồ...)
Biểu đồ 6: Tỷ lệ nợ liên bang Mỹ được nắm giữ bởi nhà đầu tư nước ngoài
Nguồn: Federal Reserve Bank of St.Louis
Hai phần ba còn lại là nợ các nhà đầu tư Mỹ. Nếu chính phủ liên bang trả hết nợ thì hai phần ba số tiền này sẽ được trả cho người Mỹ. Mà tỷ lệ Nợ liên bang do cơng chúng nắm giữ khoảng 45%. Vì vậy, số tiền thực mà người Mỹ trung bình nợ, về cơ bản, là khoảng 19.400 đô-la Mỹ chứ không phải 43.000 đô- la như ước tính ở trên.
Bên cạnh đó, trong khi nhiều nhà kinh tế cho rằng nợ đang tăng lên nhanh hơn nền kinh tế. Điều này đúng trong những năm Đại suy thối, nhưng nó khơng đúng trong các giai đoạn cịn lại. Khoản nợ liên bang do công chúng nắm giữ hiện đang tăng khoảng 3%, trong khi nền kinh tế đang tăng trưởng khoảng 3,4% (cả hai số liệu đều là danh nghĩa). Nói cách khác, thâm hụt của Mỹ giờ đây đã hồn toàn bền vững. Và khi thâm hụt của một quốc gia bền vững thì khơng có
cơ sở nào để tin rằng mức nợ cơng của nước đó sẽ đột ngột thay đổi trong ngắn hạn cả. Và để đạt được hai điều này thì khơng thể kể đến các chính sách nhằm khuyến khích nền kinh tế phát triển của Mỹ trong suốt các thập kỷ qua.
b.3. Tăng cường tận dụng nguồn vốn vay rẻ từ việc phát hành trái phiếu
Để tài tài trợ cho việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, một trong những cách mà chính phủ Mỹ lựa chọn đó là vay nợ thơng qua việc phát hành trái phiếu. Với uy tín là nền kinh tế đầu tàu của thế giới, rõ ràng chính phủ Mỹ sẽ có cơ sở để áp mức lợi suất thấp hơn cho trái phiếu của mình do chúng có độ rủi ro thấp hơn. Từ năm 2016 đến nay, lãi suất danh nghĩa cho trái phiếu chính phủ Mỹ chỉ giao động ở khoảng 2-3%/năm. Đây là một mức lãi suất đi vay mong ước với nhiều nước trên thế giới.
Biểu đồ 7: Lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm
Nguồn: www.tradingeconomics.com tổng hợp từ số liệu của Kho Bạc Hoa Kỳ
2.2) Nhật Bản
a) Thực trạng nợ công của Nhật Bản
Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và cũng là nước có tỷ lệ nợ cơng cao nhất thế giới trong nhiều năm qua. Cũng giống như phần lớn các nước, thành phần nợ cơng Nhật Bản bao gồm trái phiếu chính phủ do Nhà nước phát
hành, các khoản vay và chứng khoán ngắn hạn nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách.
Tuy nhiên, không giống như nhiều nước khác khi tỷ lệ nợ cơng chỉ dâng cao nhanh chóng trong một giai đoạn suy thối nhất định, tỷ lệ nợ cơng của Nhật Bản đã luôn cao trong hàng thập kỷ. Điển hình là vào những năm 1997 – 1998 khi cơn bão khủng hoảng tài chính càn quét hầu hết các nước châu Á, tỷ lệ nợ công của Nhật Bản đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 100% trên GDP. Điều này là bởi lẽ trong khi hầu hết các nước khác nhanh chóng ứng phó bằng cách thực hiện xóa sổ các khoản nợ xấu hay nợ khó địi, làm trong sạch lại các hệ thống ngân hàng và khôi phục lại các nền kinh tế trở lại trạng thái tăng trưởng thì Nhật Bản lại tỏ ra đặt hi vọng của mình vào những khoản chi tiêu khổng lồ vào các cơng trình cơng cộng với mục đích khiến cho nền kinh tế Nhật Bản có sự chuyển đổi. Điều này đã dẫn đến việc Chính phủ cố gắng gia tăng chi tiêu cơng, kích thích tiêu dùng nhằm đưa nền kinh tế thốt khỏi tình trạng trì trệ sau khi nền kinh tế “bong bóng” bị vỡ. Tuy nhiên, những nỗ lực đó khơng đưa lại những kết quả như mong muốn và Nhật Bản phải đối mặt với một giai đoạn giảm phát triền miên, chi phí phúc lợi xã hội khơng ngừng gia tăng làm xói mịn nguồn thu từ thuế vốn ngày càng thiếu hụt do liên tục bị cắt giảm dẫn tới hậu quả tất yếu là tỷ lệ nợ cơng ngày càng cao.
Theo Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết, trong tổng số nợ của Chính phủ tính đến cuối tháng 6/2016 bao gồm 918,48 tỷ yên trái phiếu Chính phủ, 52,71 tỷ yên vay vốn chủ yếu là từ các tổ chức tài chính, và 82,28 tỷ yên là hối phiếu và tín phiếu chính phủ thời hạn dưới 1 năm. Như vậy, tính đến ngày 30/6 nợ Chính phủ trên đầu người, tức số nợ của Chính phủ Nhật Bản mà mỗi người dân phải gánh vác đạt mức khoảng 8,3 triệu yên, với tổng dân số của Nhật Bản ước tính kể từ tháng 1/2016 là khoảng 126,99 triệu người.4
4 Số liệu lấy từ bài báo “Nợ công Nhật Bản tiếp tục gia tăng ở mức kỷ lục” đăng ngày 11/08/2016 tại website
Đơn vị: phần trăm
Biểu đồ 8: Tỷ lệ nợ công trên GDP của Nhật Bản trên GDP từ năm 1980 đến năm 2016
Nguồn: www.tradingeconomics.com
Từ biểu đồ 8 có thể thấy rằng trong những năm 1980 tỷ lợ nợ công trên