Nguồn: Russian Insider
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các khoản nợ đáo hạn này bao gồm nợ nợ của các công ty mẹ, nợ của các nhà đầu tư trực tiếp, nợ có thể chuyển đổi thành vốn chủ sở hữu, nợ do các ngân hàng liên kết với các doanh nghiệp,... Nói cách khác, một phần đáng kể trong số nợ nước ngồi này khơng thực sự chịu các áp lực trả nợ. Ngoài ra, việc các khoản nợ nước ngồi phần lớn là dưới hình thức đầu tư vốn cổ phần chứ khơng phải là vay nợ đảm bảo rằng Nga sẽ không phải trả thêm nhiều ruble để thanh toán nợ bằng đồng đơ-la khi đồng ruble mất giá.. Theo ước tính thì những khoản nợ như trên chiếm khoảng 20 – 25% tổng nợ đến hạn phải trả của các ngân hàng và các khu vực khác.
Thêm vào đó, nếu chúng ta điều chỉnh một phần các con số này, trừ các khoản nợ nước ngoài của các doanh nghiệp khác và các khoản cho vay thương mại, thì tổng số nợ đáo hạn vào năm 2016 theo kế hoạch là khoảng 59,5 tỷ USD – thấp hơn mức tổng chính thức được ghi nhận lại (76,58 tỷ USD).
Như vậy, nhìn chung, để đối phó với thâm hụt ngân sách, trong khoản vay 10 ruble thì 9 ruble sẽ được Nga lấy từ thị trường nội địa. Việc thực thi chính
sách nợ này sẽ được tiến hành trên nền đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, hạ thấp lạm phát và bình ổn tỷ giá bản tệ quốc gia. Các chính sách nhằm chuyển dịch cơ cấu nợ cơng sang phần lớn trong nước nắm giữ của Nga đã đem lại các mặt tích cực, ví dụ như tránh được các cú sốc về thay đổi tỷ giá cũng như tận dụng được nguồn vốn ổn định giá rẻ trong nước. Kết quả dễ thấy nhất là, trong năm 2016, khối lượng nợ phải thanh toán của Nga trên tất cả các khu vực (kể cả khu vực công) thấp hơn trong năm 2015.
3) Kinh nghiệm quản lý nợ công của những nước mới nổi và đang pháttriển triển
3.1) Trung Quốc
a) Tình hình nợ công tại Trung Quốc
a.1. Phạm vi nợ công
Nợ quốc gia của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là tổng số tiền mà chính phủ và tất cả các tổ chức nhà nước và các chi nhánh chính phủ của Trung Quốc nợ.
Nợ của chính quyền trung ương chủ yếu bao gồm nợ quốc gia và các khoản vay từ các tổ chức tài chính quốc tế do Bộ Tài chính ban hành, quản lý và chịu sự chi phối của hệ thống kiểm sốt ngân sách chặt chẽ nhằm đảm bảo tính minh bạch.
Tuy nhiên, để xác định nợ chính quyền địa phương lại khá phức tạp. Theo "Luật Ngân sách của Trung Quốc" và "Luật Bảo lãnh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", ngân sách của các chính quyền địa phương sẽ khơng có thâm hụt và cũng khơng gây quỹ dưới hình thức vay trực tiếp hoặc là người bảo lãnh cho Người mắc nợ (trừ trường hợp pháp luật hoặc của Hội đồng Nhà nước có quy định khác). Các phương pháp pháp lý và quy định cho các chính quyền địa phương vay vốn rất ít, chủ yếu bao gồm trái phiếu chính phủ do chính quyền trung ương phát hành thay cho các chính quyền địa phương và nợ nước ngồi
hoặc nợ quốc gia được chuyển từ Bộ Tài chính sang các chính quyền địa phương.
a.2. Quy mơ nợ cơng
Quy mơ nợ cơng của chính quyền Trung Ương
Hiện nay, nợ nần của Trung Quốc tăng nhanh hơn tăng trưởng kinh tế. Báo Le Monde cho biết trong vịng 7 năm từ 2007 đến 2014, nợ cơng Trung Quốc đã tăng lên gấp 4 lần. Nếu như trước đó, trong cơ cấu nợ của Trung Quốc, nợ cơng chính phủ tăng nhanh, từ mức 25% GDP năm 2000 lên 42% GDP năm 2007 và đến 55% GDP năm 2014 (số liệu của McKinsey Global), thì ngun nhân tăng vọt nợ cơng trong vài năm qua là cơn sốt xây dựng tại Trung Quốc. Theo Tân Hoa Xã, thủ phủ của mỗi tỉnh đều cho xây dựng thêm bốn hay năm khu phố hoàn tồn mới. Tổng cộng trên tồn quốc hiện có khoảng 50 thành phố ma.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis đã tuyên bố rằng, vào cuối năm 2014, tỷ lệ tổng nợ chính phủ / GDP tại Trung Quốc là 41,54%. Với GDP năm 2014 của Trung Quốc là 10.356,508 tỷ USD, điều này làm cho nợ chính phủ Trung Quốc lên tới 4,300 tỷ USD. Tính đến tháng 3 năm 2016, nợ chính phủ Trung Quốc có giá trị khoảng 28 nghìn tỷ Nhân dân tệ (4,300 tỷ USD), tương đương khoảng 41% GDP.