Mức tăng trưởng GDP âm của Nhật Bản từ 2008 – 2016

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) kinh nghiệm quản lý của một số nước nhằm đảm bảo tính bền vững của nợ công và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 63)

Nguồn: www.tradingeconomics.com

Hiện mức thuế doanh thu của Nhật Bản là 5% - mức thấp nhất trong số các nước cơng nghiệp hóa (so với mức gần 20% của châu Âu) và nguồn thu từ thuế của Nhật Bản hiện chỉ ở mức 25% GDP - mức thấp nhất trong các thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Trong bối cảnh dân số ngày càng già hóa và chi phí an sinh xã hội tăng cao thì việc thu từ nguồn thuế thấp như hiện này rõ ràng đã góp phần làm trầm trọng hơn tình trạng thâm hụt ngân sách và gia tăng tỷ lệ nợ công của Nhật Bản.

Biểu đồ 10: Tỷ lệ thu thuế trên GDP của Nhật Bản so với trung bình OECD qua các năm

Thứ tư, lãi suất thấp: Trong hai thập kỷ vừa qua Ngân hàng Trung ương

Nhật Bản (BOJ) đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng bằng cách giảm lãi suất nhiều lần và cuối cùng thực hiện “chính sách lãi suất zero”. Ngày 29/1/2016, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) công bố sẽ áp dụng mức lãi suất -0,1% như một biện pháp nới lỏng tiền tệ mới, nhằm nỗ lực khắc phục tình trạng giảm phát trong bối cảnh nền kinh tế Nhật Bản đang đối mặt với suy thối và nền kinh tế tồn cầu bất ổn. Đây là lần đầu tiên BOJ áp dụng mức lãi suất âm, biện pháp này có hiệu lực chính thức vào ngày 16/2/2016.

Biểu đồ 11: Tình hình lãi suất của Nhật Bản từ năm 2008 đến nay

Nguồn: www.tradingeconomics.com

b.2. Các chính sách cắt giảm nợ cơng của Nhật bản

Ở Nhật Bản, việc quản lý nợ công chịu chi phối bởi các văn bản pháp lý, như Hiến pháp, Luật Tài chính, Luật về trái phiếu chính phủ quốc gia, Luật về tài khoản đặc biệt.

Mặc dù tỷ lệ nợ công của Nhật Bản hiện đứng đầu thế giới, tuy nhiên tình huống của Nhật Bản có sự khác biệt so với các nước khu vực Eurozone. Phần lớn nợ công của Nhật Bản (khoảng 95%) nằm trong tay các nhà đầu tư nội địa nên tránh được tác động bất lợi từ những biến động thất thường của thị trường tài chính thế giới.

Biểu đồ 12: Tỷ lệ các thành phần nắm giữ trái phiếu chính phủ Nhật Bản và tín phiếu kho bạc tính đến tháng 3/2016

Nguồn: Debt management report 2016, Bộ tài chính Nhật Bản, trang 31.

Nhìn vào biểu đồ 12 ta có thể thấy Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) nắm giữ lượng trái phiếu chính phủ lớn nhất (33,9%), theo sau là các ngân hàng, cơng ty chứng khốn Nhật Bản (25,6%). Khu vực nước ngồi chỉ nắm giữ hơn 10% số trái phiếu chính phủ Nhật Bản.

Nguồn: Bloomberg tổng hợp từ dòng tiền của BOJ

Thêm vào đó, tỷ lệ nợ cơng/GDP cao tuy nhiên chỉ số hiệu quả vốn đầu tư ICOR (hệ số sinh lời từ đồng vốn đầu tư) của Nhật Bản chỉ vào khoảng 3,0 do vậy khả năng trả nợ khơng q khó khăn. Nhật Bản cũng là nước có tỷ lệ tiết kiệm của người dân rất lớn trong số các nước phát triển.

Dự trữ ngoại tệ của Nhật Bản cũng ở mức rất cao. Cụ thể các khoản đầu tư và tài sản của Nhật Bản ở nước ngoài đã đạt giá trị cao kỷ lục trong năm 2014, giúp Nhật Bản tiếp tục đứng trước Trung Quốc để trở thành nước chủ nợ lớn nhất thế giới. Với giá trị tài sản ròng lớn hơn 71% so với Trung Quốc, Nhật Bản đã có tới 24 năm liên tiếp nằm ở vị trí này. Theo số liệu vừa được cơng bố tháng 5/2015, tổng giá trị ròng của tài sản Nhật Bản ở nước ngoài tăng 13% trong năm 2014, lên mức 366,9 nghìn tỷ yên (tương đương 3 nghìn tỷ USD). Bên cạnh đó, vào cuối năm 2016, Nhật Bản đã vượt qua Trung Quốc để trở thành chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ, với giá trị trái phiếu kho bạc Mỹ nắm giữ đạt 1,13 nghìn tỷ USD.

Như vậy, khả năng xảy ra khủng hoảng nợ công tại Nhật Bản là khơng q cao. Có thể đánh giá tính hiệu quả của một số biện pháp mà Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành để giải quyết vấn đề nợ, cụ thể như sau:

Thứ nhất, tăng thuế: Từ năm 2012, Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu lộ

trình tăng một số loại thuế cơ bản như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp... Nhật Bản dự kiến thuế tiêu dùng tăng từ 5% lên 10% trong giai đoạn 2012-2016. Kết quả là, từ năm 2009 đến năm 2016, tỷ lệ thu thuế trên GDP của Nhật Bản đã tăng từ 27% lên 32%, rút ngắn khoảng cách với mức 34% trung bình của các nước khối OECD. (Biểu đồ 4)

Tuy nhiên, một số nhà kinh tế cho rằng mức thuế tiêu dùng nên tăng thành 15% theo lộ trình tăng đều 1% hàng năm trong vịng 10 năm. Biện pháp này nhằm giảm nhẹ ảnh hưởng đối với người tiêu dùng đồng thời có thể hạn chế giảm phát bằng cách tạo ra lạm phát kỳ vọng. Về nguyên tắc, người tiêu dùng sẽ

cắt giảm chi tiêu nếu như thuế đột nhiên tăng đến 10% nhưng khi thuế tăng từ từ và được dự báo sẽ tiếp tục tăng thì người dân vẫn chi tiêu như bình thường.

Thứ hai, giảm bớt gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội: Với tỷ lệ

người già cao như hiện nay Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc nâng độ tuổi nghỉ hưu để giảm bớt gánh nặng an sinh xã hội. Các nhà làm luật Nhật Bản dự tính sẽ nâng tuổi nghỉ hưu của người lao động nước này lên 61 tuổi vào năm 2013 và 65 tuổi vào năm 2025. Tuy nhiên, ngồi việc nâng độ tuổi nhận tiền trợ cấp, Chính phủ Nhật Bản vẫn cần xem xét cắt giảm các mức trợ cấp trong tương lai, tăng mức đóng tiền phí bảo hiểm y tế nhà nước... cũng như tiến hành cải cách toàn diện hệ thống an sinh xã hội để giảm bớt mức chi, cải thiện tình trạng nợ cơng. Ngồi ra, Chính phủ Nhật Bản sẽ phải khuyến khích thực hiện các chương trình tái tuyển dụng nhân viên nghỉ hưu để có thể khắc phục vấn đề thiếu hụt nhân lực ở tuổi lao động.

Thứ ba, ổn định tài chính, giảm bớt thâm hụt ngân sách: Mục tiêu bình

ổn tài chính được Chính phủ Nhật Bản đưa ra nhằm ổn định tỷ trọng tăng trưởng nợ. Chiến lược “ổn định tài chính” sẽ được trợ giúp với cơ chế chia sẻ thâm hụt ngân sách giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương từ năm 2013. Kế hoạch đặt ra là cắt giảm một nửa thâm hụt ngân sách vào năm 2015 và đạt được mức thặng dư ngân sách từ năm 2019. Về dài hạn, cán cân ngân sách của cả chính quyền trung ương và địa phương của Nhật Bản sẽ trở lại trạng thái thặng dư vào năm tài khóa 2020.

Theo đó, Chính quyền của thủ tưởng Shinzo Abe đang cố gắng thay đổi Nhật Bản bằng các biện pháp tăng trưởng kinh tế dứt khốt. Một số tín hiệu đáng chú ý bao gồm quá trình cải tổ bộ máy đang được tiến hành trong Nghị Viện, nền kinh tế tăng trưởng dương từ năm 2014, lợi nhuận doanh nghiệp ở mức tốt, thị trường cổ phiếu Nikkei tăng trưởng hai con số, và cả sự tăng lên trong tiền lương. Chính phủ cũng đã thực thi một loạt quy định trong quản lý kinh tế, kết quả là sự xuất hiện của một các quyền chọn và các đợt phát hành lần đầu ra công chúng IPO.

Chính phủ Nhật đã ln muốn tăng chi tiêu Chính phủ vào cơng trình, cơ sở hạ tầng để thúc đẩy tăng trưởng và đề xuất BOJ trực tiếp mua trái phiếu chính phủ để giúp tài trợ cho chi tiêu gia tăng. Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra thì có nghĩa là trong tương lai Chính phủ có thể chi tiêu nhiều như họ muốn và sẽ dẫn tới sự gia tăng mạnh chi phí vay của Chính phủ. Để bù đắp việc chi phí đi vay tăng sẽ dẫn tới việc Chính phủ Nhật Bản phải phát hành trái phiếu nhiều hơn và như vậy sẽ lại tiếp tục tăng thêm gánh nặng nợ công.

Như vậy, mặc dù tỷ lệ nợ công của Nhật Bản là cao nhất thế giới song cho tới thời điểm hiện nay vẫn chưa thành hiểm họa do những ưu thế của nền kinh tế Nhật Bản như tỷ lệ dữ trữ ngoại tệ và tỷ lệ tiết kiệm cao của người dân. Tuy nhiên, nếu Chính phủ Nhật Bản khơng nhanh chóng thực hiện những biện pháp điều chỉnh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ theo hướng hiệu quả hơn thì vấn đề nợ cơng sẽ trở thành trở ngại lớn trong việc khôi phục nền kinh tế Nhật Bản trong dài hạn.

2.3) Nga

a) Thực trạng nợ cơng của Nga

a.1. Tình hình kinh tế của Nga từ sau năm 1991

Năm 1991, Liên Xơ tan rã, Liên bang Nga, khi đó chiếm đến 76% lãnh thổ, 52 % dân số của Liên Xô trước đây, đã kế thừa 60% tiềm lực kinh tế mà Liên bang Xô viết tạo dựng trong 7 thập kỷ cạnh tranh với hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, hơn 6 năm sau khi ra đời, Liên bang Nga vẫn chìm đắm trong khủng hoảng kinh tế - chính trị - xã hội, mặc dù gần đây tốc độ suy thối kinh tế có giảm (năm 1997 lần đầu tiên chỉ số tăng trưởng GDP là dương, nhưng cũng chỉ là 1,4 %). Tuy nhiên, vào năm 1998, trong bối cảnh khủng hoàng lan rộng ra toàn châu Á, nước Nga, cùng với những bất ổn trước đó, đã gặp phải sự đổ vỡ khủng hoảng nghiêm trọng, khiến cho GDP vừa mới khởi sắc giảm mạnh xuống cịn -5,3%, chính phủ tuyên bố vỡ nợ 40 tỷ USD và đồng rup liên tục mất giá.

Vào các năm sau đó, nền kinh tế Nga đã có những sự phụ hồi đáng kinh ngạc. Từ năm 2003 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của Nga xấp xỉ 7%/năm. Những thành tựu về ổn định kinh tế vĩ mô, mở cửa liên kết với nền kinh tế thế giới, đã đưa nước Nga trở thành một trong 10 cường quốc có GDP lớn nhất thế giới. Từ năm 2000 đến 2007, GDP của Nga đã tăng 72 %. Phần chi ngân sách liên bang đã tăng 2,6 lần. Nợ công so với GDP của Nga được thu hẹp xuống 10 lần, từ mức hơn 100% xuống cịn hơn 10%, trong đó nợ nước ngồi chỉ cịn 2,5%. Tỷ lệ lạm phát cũng giảm 6 lần.

Biểu đồ 14: Tăng trưởng GDP hàng năm của Nga giai đoạn 1990 - 2016

Nguồn: World Bank

Năm 2011, tăng trưởng GDP của Nga đạt 4,55%, dự trữ ngoại tệ tăng 9,6%, đạt 525,5 tỷ USD, đứng thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Nhật Bản. Cuối năm 2011, Nga đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tuy nhiên, trong hai năm trở lại đây, nền kinh tế Nga đang có dấu hiệu chững lại với mức tăng trưởng GDP đạt -3,727% trong năm 2015.

a.2. Tình hình nợ công của Nga

Với một nền kinh tế lớn nhưng lại chứa đựng nhiều bất ổn với những giai đoạn dài GDP tăng trưởng âm như vậy, việc thâm hụt ngân sách là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, do một phần lớn nguồn thu ngân sách phụ thuộc vào dầu lửa và được tính bằng USD. Điều này có nghĩa là, mặc dù thu nhập từ dầu mỏ và khí đốt, vốn chiếm phần lớn thu ngân sách của chính phủ, đã giảm đi một nửa nếu tính bằng đồng đơ la, nhưng vì đồng rúp cũng rớt giá với mức phần trăm tương tự, nên thu nhập của chính phủ tính bằng đồng rúp khơng có nhiều thay đổi. Kết quả là thâm hụt gân sách chỉ khoảng 3% GDP vào năm 2015 (xem biểu đồ...) trong khi thâm hụt khơng tính dầu lửa lại tương đối ổn định ở khoảng 10 – 11% GDP từ năm 2009 – 2015. Nợ công trên GDP cũng chỉ trong khoảng 15%.

Biểu đồ 15: Thâm hụt (-) / Thặng dư (+) Ngân sách Liên Bang tính theo % GDP (2007 - 2016)

Nguồn: Bộ Tài chính Liên Bang Nga, gks.ru

Mức độ thâm hụt ngân sách vừa phải nêu trên là một trong những lý do khiến tỷ lệ nợ công trên GDP của Nga cũng chỉ ở mức độ vừa phải, thậm chí là thấp so với các nước phát triển khác. Nếu như một người bạn Châu Á khác là Nhật Bản với mức thâm hụt lên tới 250% GDP thì Nga, ngoại trừ giai đoạn

khủng hoảng vào những năm 1998 với tỷ lệ nợ cơng cao nhất trên 100% GDP, đã có những thành cơng nhất định trong việc duy trì nợ cơng ở mức khoảng dưới 20% vào những năm từ 2004 – 2016.

Biểu đồ 16: Tỷ lệ nợ công trên GDP của Nga giai đoạn 1998-2016

Nguồn: www.tradingeconomics.com

b) Thực trạng quản lý nợ công của Nga

Trong những năm qua, có thể nói chính phủ Nga đã thực thi các chính sách quản lý ngân sách cũng như quản lý nợ công tương đối linh hoạt và hiệu quả, thể hiện ở các điểm sau:

b.1. Chính sách thận trọng

Chính phủ Nga đã thực thi các chính sách thận trọng trong việc quản lý Ngân sách (nhưng khơng phải là các chính sách hạn chế hồn tồn). Cụ thể, đế đối phó với việc suy giảm nguồn thu từ xuất khẩu cũng như việc gia tăng thâm hụt ngân sách kể từ năm 2010, chính phủ Nga đã điều chính ngân sách liên bang theo hướng giảm các khoản chi tiêu chính phủ và bán các tài sản quốc gia (ở đây chủ yếu là dầu lửa) để bù đắp được một phần ước tính khoảng 3% GDP.

Thêm vào đó, kể từ năm 1998, Nga đã thực hiện các chính sách nhằm kéo dài thời gian đáo hạn của các khoản nợ. Thời gian đáo hạn bình qn ra quyền của các trái phiếu chính phủ Nga hiện đang là cao nhất trong các nước nhóm

G20 với 7,61 năm, trong khi đó Trung Quốc là khoảng 6,03 năm và Brasil là 7 năm.

b.2. Chính sách thay đổi cơ cấu nợ cơng

Tuy nhiên, chính sách quản lý nợ công đáng chú ý nhất của Nga những năm gần đây là chủ trương tăng cường thay thế nợ nước ngoài bằng nợ trong nước. Theo như biểu đồ ..., nợ công của Nga sẽ tăng trong các năm tới, nhưng phần lớn là do sự gia tăng trong các khoản nợ trong nước. Các khoản nợ trong nước này được dự báo là sẽ tăng hơn 57% tong giai đoạn 2015-2019, trong khi các khoản nợ nước ngoài chỉ giao động trong khoảng dưới 11%. Thêm vào đó, vào tháng 9/2016, chính phủ Nga đã gia tăng thêm các khoản vay nợ trong nước bằng việc chuyển một phần không sử dụng đến trong giới hạn trái phiếu được phép phát hành ở nước ngoài trị giá khoảng 1,25 tỷ USD sang thành các khoản vay nợ trong nước.

Biểu đồ 17: Tỷ lệ nợ trong nước và nợ nước ngoài của Nga qua các năm

Nguồn: website của Bộ Tài chính Liên bang Nga, www.minfin.ru

Cùng với sự tăng lên ở nợ trong nước, khu vực nợ nước ngồi của Nga có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Dựa theo lộ trình trả nợ của chính

phủ, tính đến cuối năm 2015, nợ nước ngồi của Nga đã giảm 117,1 tỷ USD, tương đương với 24%. Về cơ bản, phần lớn nợ nước ngoài là ở “các khu vực khác”, tuy nhiên, sự suy giảm nợ lớn nhất lại thuộc về Chính phủ với mức giảm 36% .

Biểu đồ 18: Nợ nước ngoài của Liên bang Nga các năm gần đây

Nguồn: Russian Insider

Trong năm 2016 và nửa đầu năm 2017, chính phủ Nga cũng có xu hướng giảm các khoản nợ nước ngồi đến kỳ thanh tốn. Trong đó, gánh nặng thanh tốn các khoản nợ chủ yếu thuộc về “các khu vực khác” ngoại trừ Chính phủ, Ngân hàng Trung ương và các Ngân hàng nói chung. Cụ thể, tổng số lượng lượng nợ đến hạn trong năm 2016 là 76,58 tỷ USD, trong đó nợ Chính phủ chỉ chiếm 1,7 tỷ, nợ Ngân hàng đáo hạn chiếm 19,27 tỷ USD và số dư nợ còn lại sẽ đáo hạn ở “các khu vực khác”.

Biểu đồ 19: Nợ nước ngoài đến hạn phải trả của Nga qua các quý

Nguồn: Russian Insider

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các khoản nợ đáo hạn này bao gồm nợ nợ của các công ty mẹ, nợ của các nhà đầu tư trực tiếp, nợ có thể chuyển đổi thành vốn

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) kinh nghiệm quản lý của một số nước nhằm đảm bảo tính bền vững của nợ công và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 63)