Dự báo tình hình nợ cơng ở Việt Nam trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) kinh nghiệm quản lý của một số nước nhằm đảm bảo tính bền vững của nợ công và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 132 - 136)

III/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CHO QUẢN LÝ NỢ CÔNG TẠ

1) Thực trạng nợ công và quản lý nợ công tại Việt Nam hiện nay

1.3) Dự báo tình hình nợ cơng ở Việt Nam trong thời gian tới

Qua phân tích tình hình kinh tế cũng như tình hình nợ cơng và quản lý nợ cơng của Việt Nam ở trên, có thể thấy rằng kinh tế Việt Nam hiện đang có một số đặc điểm giống với PIIGS (các nước châu Âu có tỷ lệ nợ cao, bao gồm Hy Lạp, Ailen, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý) khi lâm vào khủng hoảng nợ cơng, đó là:

 Thâm hụt ngân sách và nợ công lớn, tăng mạnh từ năm 2001 đến 2010  Lạm phát ln có xu hướng tăng mạnh, luôn cao trên 8% kể từ năm 2006

đến nay. Đặc biệt, năm 2009 là thời kỳ khó khăn của Việt Nam khi tỷ lệ lạm phát đạt mức phi mã 24,4%. Đến năm 2010, dưới một loạt các chính sách thắt chặt tiền tệ, tỷ lệ lạm phát đã được đưa về mức 11,8%, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn ở mức cao. Năm 2011, lạm phát lại tiếp tục có xu hướng tăng mạnh trở lại; kiềm chế tỷ lệ lạm phát về mức 15% là mục tiêu hàng đầu của Việt Nam trong năm 2011.

 Tỷ lệ tiết kiệm ròng đã được điều chỉnh (adjusted net savings) thấp chỉ 12-14% GNI mỗi năm, thấp hơn 5% so với trung bình của châu Á (khơng kể các nước Trung Đơng.

 Ngồi những đặc điểm giống với PIIGS về kinh tế, thì nợ cơng của Việt Nam cịn có hai vấn đề khác cần đặc biệt quan tâm, đó là:

 Cơ cấu nợ nước ngồi trong tổng nợ cơng của Việt Nam chiếm tỉ trọng lớn và đang tăng nhanh trong khi hiệu quả đầu tư của các dự án sử dụng vốn từ các khoản nợ lại thấp.

 Việt Nam sẽ dần dần bị giảm đi các khoản vay ưu đãi do trở thành nước có thu nhập trung bình; thay vào đó là các khoản vay thương mại với lãi suất cao hơn, thời gian ngắn hơn. Điều này đòi hỏi việc sử dụng vốn phải hiệu quả nhiều hơn nữa, nếu không, áp lực trả nợ ngày càng lớn hơn và tác động ngay đến ngưỡng an tồn nợ cơng.

Đơn vị : % 200 1 200 2 200 3 200 4 200 5 200 6 200 7 200 8 200 9 201 0 201 1 201 2 201 3 201 4 201 5 201 6 Tăng trưởn g kinh tế 6,1 9 6,3 2 6,9 7,5 4 7,5 5 6,9 8 7,1 3 5,66 5,4 6,4 2 6,24 5,2 5 5,4 2 5,9 8 6,6 8 6,2 1 Lạm phát - 0.4 3,8 3,2 7,7 8,2 7,3 8,3 23,1 7,0 8,8 18,8 9,0 6,5 4,0 0,6 4,7

3 3 2 6 8 9 2 5 6 6 9 9 9 3 4

Bảng 14: Tăng trưởng kinh tế và Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam

Nguồn: Tổng cục thống kê 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 -5.00 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00

Tăng trưởng kinh tế và Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam

Tăng trưởng kinh tế Lạm phát

Biểu đồ 37: Tăng trưởng kinh tế và Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam

Nguồn: Tổng cục thống kê

Trong giai đoạn 2011 – 2015, nợ công đã gia tăng nhanh chóng với mức 16,7%/năm. Cuối năm 2015, dư nợ cơng lên đến 2.608 nghìn tỷ đồng, gấp 1,9 lần so với cuối năm 2011 (1.393 nghìn tỷ đồng). Nợ cơng/GDP ở mức 62,2%, áp sát ngưỡng kiểm soát 65% của Quốc hội.

Theo nhiều chun gia, quy mơ nợ cơng thực tế có thể đã cao hơn so với mức cơng bố do cách thức xác định nợ công của Việt Nam và một số tổ chức quốc tế uy tín có sự khác biệt. Căn cứ theo tiêu chuẩn quốc tế, nhiều chuyên gia đưa ra ước tính và cho rằng tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam đã vượt mức 100%.

Theo thông lệ quốc tế, ngưỡng nợ công tối ưu thông thường cho các nước phát triển là 90%, các nước đang phát triển có nền tảng tốt là 60% và có nền

65% là phù hợp với thông lệ quốc tế; và việc vượt ngưỡng tối ưu có thể tiềm ẩn rủi ro.

Rủi ro và thách thức

Theo các Tổ chức quốc tế và trong nước, hiện nay khả năng vỡ nợ của Việt Nam là khá thấp. Tuy nhiên, trên thực tế, nợ công vẫn đang là vấn đề cập bách.

Thứ nhất, chỉ tiêu nợ phải trả (nợ gốc và lãi) có nguy cơ tiến sát vượt

ngưỡng cảnh báo. Theo Bộ Tài chính (BTC), trong giai đoạn, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung dài hạn/thu NSNN đã tăng lên 22,3% (ngưỡng an toàn 25%).

Thứ hai, nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh trong khi nguồn trả nợ công không

bền vững. Theo Bộ KH&ĐT, chỉ tiêu Nghĩa vụ trả nợ/thu NSNN tăng lên 38% vào năm 2014 và 45% năm 2015; Hệ quả là, tình trạng vay để trả nợ gốc ngày càng tăng, lên đến 80.000 tỷ năm 2014 và 150.000 tỷ năm 2015. Tuy nhiên, khả năng gia tăng thu ngân sách/GDP giảm mạnh, cụ thể năm 2011 là 25,9% xuống 22,1% năm 2015 và dự kiến tiếp tục giảm.

Thứ ba, tác động tiêu cực của nợ công với nền kinh tế. Các khoản lãi và

một phần nợ gốc phải trả trong ngắn hạn đang ngày càng tăng cao, gây sức ép lên cân bằng NSNN. Do đó, Chính phủ đang phải liên tục phát hành TPCP để bù đắp thâm hụt NSNN. Hệ quả là, quy mô nợ công tăng theo tần suất và quy mơ phát hành TPCP. Ngồi ra, lãi suất bị đẩy đi lên cao, gây ra khó khăn cho DN, từ đó làm giảm nguồn thu của NSNN để thanh toán các khoản vay.

Báo cáo của BIDV cũng đề ra một số thách thức nợ công Việt Nam trong giai đoạn 2016 – 2020. Cụ thể:

Cơ cấu thu chi ngân sách tiếp tục tạo ra nhiều áp lực tăng nợ công: Cân

đối thu chi NSNN của Việt Nam được dự báo sẽ chịu áp lực lớn trong thời gian tới. Về thu ngân sách: sự sụt giảm của tỷ lệ thu ngân sách/GDP dẫn tới thâm hụt ngân sách, qua đó làm gia tăng nợ cơng. Về chi ngân sách: Nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng khoảng 10-12% GDP/năm giai đoạn 2015- 2020 vượt xa khả năng của NSNN.

Yêu cầu tăng trưởng kinh tế gây áp lực nên nợ công: Mục tiêu tăng

trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020 đã được xác định ở mức 6,5-7%/năm, mức khá tham vọng trong bối cảnh hiện nay. Từ kinh nghiệm của Hàn Quốc và Trung Quốc, để Việt Nam đạt được mức tăng NSLĐ mục tiêu 5% như Bộ KH&ĐT khuyến nghị, cần lượng vốn đầu tư rất lớn, có thể cao hơn mức 32-34% GDP theo kế hoạch phát triển xã hội (2016 – 2020) và cần những cải cách thể chế quyết liệt.

Nợ ưu đãi nước ngoài sẽ giảm dẫn tới yêu cầu về các nguồn thay thế: Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ sớm “tốt nghiệp” ODA. Theo đó: Giảm

dần vốn ODA ưu đãi sau khi đạt đỉnh vào 2009; Giảm nguồn vốn viện trợ khơng hồn lại và ưu đãi, thay vào đó là các kênh tín dụng mới có các điều kiện cho vay kém ưu đãi hơn; Chuyển từ hợp tác giữa các Chính phủ sang hợp tác giữa các đối tác của hai quốc gia.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) kinh nghiệm quản lý của một số nước nhằm đảm bảo tính bền vững của nợ công và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 132 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)