Giải pháp về giá

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) đẩy mạnh hoạt động marketing sản phẩm tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam maritime bank (Trang 57 - 58)

3.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing sản phẩm tín dụng doanh

3.2.4. Giải pháp về giá

Việc định giá được hiểu là quá trình mang đến và giúp khách hàng tiếp nhận và chấp nhận mức giá của sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Nó khơng đơn thuần chỉ là sự biểu hiện bằng tiền của các phẩm dịch vụ mà nó cịn là sự quan tâm và thời gian mà khách hàng dành cho sản phẩm dịch vụ đó. Nếu như chính sách về sản phẩm là chính sách cốt lõi của cạnh tranh thì chính sách về giá là chính sách “nhạy” nhất trong cạnh tranh, cụ thể trong ngân hàng thì khách hàng sẽ lựa chọn những ngân hàng lãi suất cho vay và phí dịch vụ thấp.

Hiện tại, mức lãi suất cho vay của Maritime Bank khơng có chênh lệch q nhiều so với các NHTMCP khác trên cùng địa bàn hoạt động. Để thu hút thêm được nhiều khách hàng tham gia sử dụng sản phẩm tín dụng doanh nghiệp của mình thì Maritime Bank cần xây dựng chính sách giá ( lãi suất) năng động mềm dẻo. Mức lãi suất cho vay có thể xê dịch theo thời hạn vay, mức tiền vay để khách hàng có nhiều lựa chọn nhất và có thể chọn lựa được mức tiền vay và thời hạn vay có lợi cho doanh nghiệp của mình nhất.

Hoạt động tín dụng được thực hiện trên cơ sở đảm bảo ba mặt lợi ích: lợi ích của Nhà nước, lợi ích của NH và lợi ích của khách hàng dưới hình thức thuận mua vừa bán thông qua mức giá cho vay hay lãi suất cho vay. Vì vậy để hấp dẫn khách hàng là doanh nghiệp nhất là DNVVN, mức lãi suất cho vay phải linh hoạt, tùy vào từng thời kỳ hay từng đối tượng mà chính sách lãi suất có những ưu tiên khác nhau.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Đối với các doanh nghiệp mà chủ yếu là các DNVVN, lãi suất càng được quan tâm hơn do vốn đầu tư của họ thường khơng lớn, nếu chi phí đầu vào q cao, lợi nhuận họ thu được khơng bù đắp đủ chi phí sẽ dẫn đến tình trạng khơng trả được nợ, xuất hiện nợ quá hạn, nợ xấu làm cho chất lượng tín dụng giảm sút sẽ là nguyên nhân của việc hạn chế mở rộng tín dụng. Vì vậy Maritime Bank cần theo kịp những thông tin thị trường về cung cầu vốn nhằm xây dựng bài toán lãi suất hợp lý đảm bảo lợi nhuận của NH nhưng cũng khơng loại trừ lợi ích của doanh nghiệp và được thị trường chấp nhận.

Tùy vào từng tiêu chuẩn của các doanh nghiệp mà NH đưa ra mức lãi suất ưu đãi khác nhau. Những doanh nghiệp có mối quan hệ lâu năm với NH, vay trả đúng hạn, có tín nhiệm thì NH có thể cho vay với lãi suất ưu đãi hơn, hoặc thời hạn trả nợ không hạn chế, có thể phụ thuộc vào thời gian thu hồi vốn của doanh nghiệp. Những ưu đãi này sẽ giúp cho các doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả, đảm bảo chất lượng trong quan hệ tín dụng để mối quan hệ này tiếp tục được mở rộng.

Đối với sản phẩm cho vay tín chấp của Maritime Bank, trong thời gian tới NH cần xem xét cho vay với những trường hợp thiếu hụt vốn tạm thời ngắn hạn như trả lương lao động, thuế giá trị gia tăng….Khi giải quyết cho vay tín chấp Maritime Bank cần đặc biệt quan tâm đến hồ sơ tín dụng và chỉ giải quyết cho vay khi doanh nghiệp đáp ứng tối thiểu các điều kiện sau:

- Đối tượng vay bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh, các khoản chi hợp lý và phải có chứng cứ chứng mình rõ ràng, minh bạch.

- Nguyên nhân làm nảy sinh các khoản vay khách quan.

- Doanh nghiệp phải có biện pháp, phương án khắc phục khả thi. - Doanh nghiệp phải có uy tín trong quan hệ tín dụng với NH.

- Doanh nghiệp đã mở tài khoản thah tốn tại NH và có giao dịch thường xuyên. - Sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp đang trong thời kỳ phát triển.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) đẩy mạnh hoạt động marketing sản phẩm tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam maritime bank (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)