Thời gian lƣu trú của du khách MICE quốc tế từ 2005-2011

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) loại hình du lịch MICE tại tỉnh khánh hòa (Trang 42 - 47)

Năm

Tổng lƣợt khách Tổng số ngày

Thời gian lƣu trú trung bình (ngày/khách) du lịch MICE quốc tế ( lƣợt) lƣu trú (ngày) 2005 6.214 18.953 3,05 2006 6.984 21790 3,12 2007 9.033 27551 3,05 2008 12.623 39.636 3,14 2009 11.248 34.306 3.05 2010 17.324 53.704 3,10 2011 22.019 73.984 3,36

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Tổng cục thống kê, 2006; 2011.

Bảng 2.6: Chi tiêu bình quân đầu ngƣời của du khách MICE quốc tế đến Khánh Hòa giai đoạn 2005 - 2011

Đơn vị: USD/ngày Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Chi tiêu bình quân 90,0 95,94 98,34 117,94 125,61 140,37 166,45

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Tổng cục thống kê, 2006; 2011.

Hai bảng thống kê trên cho thấy, cả thời gian lƣu trú bình quân và mức chi tiêu bình quân của khách du lịch MICE tại Khánh Hòa đều thấp hơn so với thống kê bình quân về du khách MICE trên thế giới. Theo ông Gilbert Whelan, cựu Chủ tịch Hiệp hội Du lịch châu Á – Thái Bình Dƣơng (PATA), Giám đốc Câu lạc bộ MICE Việt Nam, loại hình MICE mang lại giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với những loại hình du lịch thơng thƣờng. Cụ thể, mức chi tiêu trung bình (ngồi chi phí tour) của khách MICE từ châu Âu là 700 – 1.000 USD/ngày, khách châu Á khoảng 400 USD/ngày (Vietmarks, 2011). Trong khi đó, năm 2011, chi tiêu bình quân của du khách MICE quốc tế đến Khánh Hòa chỉ đạt 166,45 USD/ngày. Và theo ICCA, thời gian lƣu trú bình quân của khách MICE là trong khoảng từ 4 đến 5 ngày/khách, trong khi đó, thời gian lƣu trú bình qn này tại tỉnh Khánh Hòa chỉ mới đạt con số

3,16 ngày/khách; cũng nhƣ theo khảo sát của tác giả, thời gian lƣu trú bình quân mà khách du lịch MICE dự định sẽ ở lại Khánh Hòa cũng chỉ đạt mức khoảng 3,76 ngày/khách (xem thêm Phụ lục 1); thấp hơn nhiều so với con số thống kê của quốc tế và quá ngắn so với các quốc gia khác trong khu vực nhƣ Thái Lan (6,83 ngày) và Singapore (5,57 ngày) (Báo Thanh Niên, 2011).

Nguyên nhân của thực trạng này đƣợc các chuyên gia trong ngành cho rằng do Khánh Hòa mới chỉ đầu tƣ vào các cơ sở lƣu trú, khách sạn, khu du lịch mà quên đi việc nâng cấp và phát triển các trung tâm mua sắm và giải trí. Khách đến Khánh Hịa thƣờng tham quan chứ không mua sắm nhƣ khi đến các địa phƣơng khác nhƣ Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam hay Hội An. Mặc dù Khánh Hịa có hẳn một khu phố Tây nhƣng lại chỉ mạnh về dịch vụ ăn uống, chứ không mạnh về mua sắm hàng hóa, q lƣu niệm. Các loại hình dịch vụ du lịch tập trung khai thác du lịch biển đảo, bơi lặn, nghỉ dƣỡng, còn các sản phẩm nhƣ: dã ngoại, dịch vụ lữ hành, nhất là du lịch mua sắm chƣa nhiều, chƣa tạo thành nguồn thu quan trọng nhƣ mục tiêu đã đề ra (UBND tỉnh Khánh Hòa, 2011B).

2.1.2. Nhận xét chung

Nhìn chung, tất cả các chỉ tiêu về doanh thu, lƣợt khách, thời gian lƣu trú và mức chi tiêu trung bình của du khách loại hình du lịch MICE quốc tế đều tăng dần theo thời gian. Đặc biệt là 2 năm gần đây nhất là 2010 và 2011, loại hình du lịch MICE tại tỉnh Khánh Hòa đã thực sự khẳng định đƣợc tiềm năng và vai trò của loại hình này trong sự phát triển ngành kinh tế du lịch của tỉnh, khi doanh thu của MICE ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu du lịch Khánh Hòa. Đến năm 2011, doanh thu của loại hình MICE chiếm đến 10,94% tổng doanh thu ngành du lịch đã chứng tỏ tỉnh Khánh Hòa đã thực sự chú tâm xây dựng loại hình này trở thành một trong những loại hình du lịch chính của tồn tỉnh.

Tuy nhiên, những chỉ tiêu này, nếu so với các địa phƣơng khác nhƣ Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng hay Hội An, thì vẫn là thấp so với tiềm năng của tỉnh Khánh Hòa. Cụ thể là khách du lịch MICE đến với Khánh Hịa vẫn chƣa đƣợc kích thích chi tiêu tối đa, do địa phƣơng cịn thiếu nhiều trung tâm mua sắm, quà lƣu niệm có thể đáp ứng nhu cầu của du khách. Thêm vào đó số ngày lƣu trú của khách cũng khơng cao, điều đó chứng tỏ các sản phẩm du lịch của Khánh Hòa chƣa thực sự đa

dạng để có thể giữ chân du khách MICE, chƣa có sự kết hợp hiệu quả giữa các doanh nghiệp khai thác du lịch MICE.

2.2. Thực trạng khai thác và phát triển loại hình du lịch MICE tại Khánh Hịa

Đƣợc biết đến là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới, Khánh Hòa đƣợc thiên nhiên ƣu đãi một quần thể du lịch đa dạng với bờ biển dài, các đảo lớn nhỏ ven bờ, các quần đảo san hô,... Trong những năm vừa qua, tỉnh Khánh Hòa chủ yếu định hƣớng phát triển loại hình du lịch biển đảo là loại hình chiến lƣợc trọng điểm. Tuy nhiên, mặc dù chƣa có một chiến lƣợc cụ thể nào về việc phát triển loại hình du lịch MICE, và loại hình du lịch này mới chỉ đƣợc xem là một trong bốn loại hình bổ trợ chính, thì thực trạng về khai thác và phát triển du lịch trong thời gian gần đây cho thấy, khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch MICE và tiềm năng định hƣớng MICE trở thành loại hình du lịch trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa đang ngày càng đƣợc nâng cao. Trong quá trình phát triển du lịch chung làm ngành kinh tế trọng điểm, tiềm lực và lợi thế về du lịch MICE của tỉnh Khánh Hòa so với các địa phƣơng khác cũng ngày càng đƣợc khẳng định.

2.2.1. Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch MICE

2.2.1.1. Tình hình giao thơng, hệ thống thơng tin, mạng lƣới điện nƣớc

Với định hƣớng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế, trong những năm vừa qua, tinh Khánh Hòa đã đầu tƣ nhiều vào các tuyến đƣờng nội địa và quốc tế. Có thể nói hiện nay, Khánh Hịa đã phát triển gần nhƣ toàn diện các các tuyến giao thông từ đƣờng hàng không, đƣờng biển, đƣờng sắt và đƣờng bộ.

Về đƣờng hàng không, trƣớc đây, du khách đến tỉnh Khánh Hịa có thể hạ cánh ngay tại sân bay nằm trong thành phố Nha Trang. Nhƣng từ năm 2004, sân bay này đã đƣợc chuyển giao cho việc phục vụ quân sự và sân bay Cam Ranh, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 40km, chính thức đi vào hoạt động phục vụ dân sự. Ngày 12 tháng 12 năm 2009, sân bay Cam Ranh đƣợc cơng bố chính thức trở thành Cảng hàng không quốc tế của cả nƣớc (VietCCR, 2011). Nhà ga hành khách của sân bay Cam Ranh có tổng đầu tƣ trên 200 tỉ đồng, với 2 cầu ống lồng dẫn khách, có khả năng phục vụ khoảng 800 khách/giờ, cung ứng các dịch vụ hàng không theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA). Theo quy

hoạch, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, sân bay Cam Ranh đƣợc khai thác cho cả hai mục đích quân sự (cấp I) và dân dụng (cấp 4E), với đƣờng băng có thể tiếp nhận các loại máy bay cỡ lớn nhƣ A-321, A300-600, B-767, B-777,... Với diện tích hơn 750ha, đƣờng bay dài hơn 3.000m và cơ sở hạ tầng khá đồng bộ, Cam Ranh là sân bay rộng thứ hai (sau Tân Sơn Nhất, TP.HCM) và đƣợc xếp thứ tƣ trong số 24 sân bay dân sự đang hoạt động của nƣớc ta. Theo quy hoạch đến năm 2020, sân bay Cam Ranh đƣợc quy hoạch và mở rộng để đáp ứng khả năng tiếp nhận các loại máy bay cỡ lớn hơn nhƣ ATR72, A320, A321, B747F,... và đảm bảo đƣợc 32 chỗ đỗ, giờ cao điểm có thể tiếp nhận 27 máy bay, đón nhận khoảng 5,5 triệu hành khách/năm. Bên cạnh đó, đầu tƣ xây dựng khu ga hành khách, ga hàng hóa và Trung tâm khẩn nguy cứu hỏa cấp 9 với diện tích gần 3.000 m2. Xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ với đƣờng trục ra vào cảng rộng 4 làn xe, có dải phân cách. Hệ thống sân đỗ ơ tơ với diện tích 127.000 m2. Đến giai đoạn 2030, sân bay Cam Ranh có thể tiếp nhận vào giờ cao điểm khoảng 37 máy bay và có 36 chỗ đỗ, lƣợng hành khách tiếp nhận lên tới 8 triệu hành khách/năm. Với việc trở thành Cảng hàng không quốc tế và đang ngày càng đƣợc đầu tƣ nâng cấp, sân bay Cam Ranh đã và đang trở thành tuyến đƣờng thuận lợi dành cho các đoàn khách du lịch MICE quốc tế đến với tỉnh Khánh Hòa.

Về đƣờng biển, các tàu chở khách du lịch MICE có thể đến Khánh Hịa tại cảng Nha Trang. Cảng Nha Trang có độ sâu 11,5m; luồng vào cảng 5km; có thể tiếp nhận tàu vận tải 20.000 DWT, tàu khách 50.000 GRT. Hiện nay, cảng Nha Trang đã chính thức đƣợc phê duyệt trở thành cảng chuyên dụng dành cho du lịch quốc tế (Báo Thanh Niên, 2012) và đƣợc đầu tƣ nâng cấp thêm nhiều cơ sở vật chất –kỹ thuật mới nhằm phục vụ tối đa cho việc đón khách du lịch quốc tế đến tỉnh Khánh Hòa bằng phƣơng tiện tàu biển du lịch, các du thuyền quốc tế. Theo thống kê của Sở VH,TT&DL Khánh Hòa, trong năm 2011, cảng Nha Trang đã đón 34 tàu biển với khoảng 35.500 khách, vì thế có thể nói du khách quốc tế đến Khánh Hịa bằng đƣờng biển chiếm một số lƣợng khá lớn. Thêm vào đó, cảng Nha Trang sẽ đƣợc xây dựng thêm nhà chờ, quầy mua sắm, nhà hàng, dịch vụ ngân hàng,... để khách mua sắm hàng lƣu niệm, vui chơi giải trí, rất phù hợp với nhu cầu của các du khách MICE quốc tế khi đến với tỉnh Khánh Hòa.

Về đƣờng sắt, Ga Nha Trang là một trong những ga lớn của đƣờng sắt Bắc- Nam Việt Nam, tất cả các chuyến đều phải dừng tại đây. Từ ga vào đến trung tâm thành phố Nha Trang mất không quá 15 phút đi xe, điều này là một thuận lợi cho việc di chuyển. Ngoài ra, việc xuất hiện của chuyến tàu 5 sao TP.HCM – Nha Trang đã tao thêm một lƣa chọn cho việc tổ chức các tour MICE cao cấp từ TP.HCM hay từ các nƣớc khác đến TP.HCM và đến Khánh Hòa. Mới đây, đƣờng sắt Việt Nam cũng đã mở thêm tàu SN4/SN3 để tăng tuyến đến Nha Trang. (Sở VH,TT&DL Khánh Hòa, 2009A)

Về đƣờng bộ, tỉnh Khánh Hòa nối với các tỉnh khác bằng quốc lộ 1A và quốc lộ 26, tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên kết với các địa phƣơng khác trong việc đa dạng hóa các loại hình du lịch cho du khách MICE quốc tế. Các tuyến đƣờng nội tỉnh cũng đƣợc đầu tƣ trải nhựa, bằng phẳng, rộng rãi, mật độ xe khơng cao. Vì thế ở Khánh Hịa khó xảy ra tình trạng kẹt xe hơn các địa phƣơng khác nhƣ TP.HCM hay Hà Nội. Đây là một ƣu thế đặc biệt để phát triển du lịch MICE quốc tế, vì các du khách của loại hình này vốn xem việc tốn thời gian trong ùn tắc giao thông là một điều tối kỵ. (UBND tỉnh Khánh Hòa, 2011)

Về hệ thống thông tin liên lạc, mạng lƣới điện nƣớc và các yếu tố cơ sở hạ tầng, vật chất – kỹ thuật khác, thời gian qua, hàng trăm cơng trình xây dựng cơ sở hạ tầng trên các lĩnh vực công nghiệp điện, nƣớc, dịch vụ du lịch, văn hố, thơng tin, giáo dục, y tế, thể thao, chỉnh trang đơ thị,... đƣợc đầu tƣ xây dựng hồn thành và đƣa vào sử dụng. Mạng lƣới cấp điện hạ thế thuộc mạng lƣới điện quốc gia đáp ứng cung cấp đầy đủ điện năng cho nhu cầu của các nhà kinh doanh; mạng lƣới thông tin liên lạc đạt trình độ kỹ thuật tiên tiến; mạng lƣới cấp nƣớc sinh hoạt đƣợc đầu tƣ phát triển mạnh. Bộ mặt thành phố ngày càng đổi mới, khang trang, sạch đẹp và hiện đại, các đƣờng phố chính đƣợc mở rộng, nâng cấp đồng bộ cả nền, mặt đƣờng, vỉa hè, thoát nƣớc, điện chiếu sáng và cây xanh. Hệ thống giao thông nông thôn và hẻm nội thị đƣợc mở rộng.

2.2.1.2. Tình hình các cơ sở lƣu trú, hệ thống các trung tâm, tổ chức cung cấp dịch vụ MICE

Với định hƣớng phát triển du lịch là ngành kinh tế trọng điểm, trong nhiều năm gần đây, tỉnh Khánh Hịa khơng ngừng đầu tƣ phát triển các khách sạn, nhà

hàng, khu du lịch, khu nghỉ dƣỡng với quy mô lớn, cơ sở vật chất hiện đại và cung cách phục vụ chuyên nghiệp, đáp ứng đƣợc nhiều nhu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế của du khách MICE, từ việc tổ chức hội thảo, hội nghị, khen thƣởng, triển lãm phục vụ công việc cho đến nhu cầu nghỉ dƣỡng, thƣ giãn và vui chơi, giải trí,...

Với đặc điểm tổ chức du lịch gắn liền với công việc, khách du lịch của loại hình du lịch MICE đặc biệt địi hỏi những cơ sở lƣu trú đáp ứng đƣợc nhu cầu của cả hai mặt này. Chính vì vậy, trong giai đoạn vừa qua, số cơ sở lƣu trú của Khánh Hòa đã tăng lên đáng kể cả về số lƣợng lẫn xếp hạng sao về chất lƣợng.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) loại hình du lịch MICE tại tỉnh khánh hòa (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)