Công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch MICE

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) loại hình du lịch MICE tại tỉnh khánh hòa (Trang 50 - 53)

2.2. Thực trạng khai thác và phát triển loại hình du lịch MICE tạ

2.2.2. Công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch MICE

Với định hƣớng tăng cƣờng phát triển du lịch trong những năm gần đây, lƣợng khách sạn mọc lên trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa ngày càng nhiều, cùng với lƣợng khách du lịch đến đây ngày càng tăng đòi hỏi nguồn nhân lực cần phải đáp

ứng đầy đủ cả về lƣợng lẫn về chất. Thêm vào đó, du lịch MICE đƣợc xem là loại hình du lịch cao cấp đòi hỏi sự phát triển nhân lực phải đƣợc nâng cao toàn diện hơn nữa. Nhận thức đƣơc điều này, tỉnh Khánh Hịa đã có những mối quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực trong du lịch bằng nhiều hình thức khác nhau.

Về hình thức đào tạo chính quy, theo thống kê của Sở Lao động – Thƣơng binh – Xã hội tỉnh Khánh Hịa, tính đến nay trên địa bàn tỉnh có 1 trƣờng Đại học và 7 cơ sở giáo dục dạy nghiệp vụ du lịch (Kbiz Consulting, 2008). Đây là nguồn lực chính để thực hiện nhiệm vụ kế hoạch đào tạo mới nguồn nhân lực phục vụ cho ngành du lịch Khánh Hòa. Sinh viên đƣợc đào tạo kiến thức cơ bản, tổng hợp, đa ngành trong lĩnh vực dịch vụ du lịch và ngoại ngữ, mỗi năm có khoảng 1.300 – 1.600 sinh viên ra trƣờng. Tuy nhiên, tại các cơ sở đào tạo chính quy này, vẫn cịn những khó khăn gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Thứ nhất, ngành du lịch phát triển q nhanh, q nóng tại Khánh Hịa khiến ngành đào tạo không theo kịp. Các trƣờng đạo tạo nghiệp vụ du lịch hiện nay đều là những trƣờng đào tạo đa ngành, du lịch là một ngành mới bổ sung sau này. Chính vì vậy đầu tƣ cho cơ sở vật chất, nhân sự còn rất thiếu, nhất là các phƣơng tiện giảng dạy và thực hành của sinh viên. Các trƣờng đều chƣa có khách sạn, nhà hàng để sinh viên vừa học vừa thực hành. Thứ hai, chƣa có giáo trình chuẩn để đào tạo nghiệp vụ về du lịch. Các chƣơng trình đào tạo theo hệ chính quy vẫn bị gị bó bởi chƣơng trình giảng dạy chƣa đƣợc cập nhật cho phù hợp với yêu cầu thực tế phát triển của ngành du lịch. Chƣơng trình đào tạo thiên về hƣớng quản trị kinh doanh và nghiên cứu ứng dụng, vì thế sẽ nặng về lý thuyết mà nhẹ về kỹ năng thực hành. Thứ ba, thiếu cơ sở vật chất về thực hành mặc dù các trƣờng đã từng bƣớc đƣợc đầu tƣ xây dựng mới và nâng cấp, nhƣng vẫn còn rất thiếu thốn. Hơn nữa số lƣợng sinh viên lại đông so với điều kiện của cơ sở đào tạo nên tình trọng dạy chay, học chạy là rất phổ biến, khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành ngày càng xa. Thứ tƣ, thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các bên có liên quan trong việc phát triển đào tạo khi trƣờng không nắm đƣợc yêu cầu thực tế của doanh nghiệp, doanh nghiệp, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nƣớc và các cơ sở đào tạo trong việc định hƣớng đào tạo nguồn nhân lực du lịch phù hợp với quy hoạch phát triển của tỉnh.

khóa đào tạo ngắn hạn để phục vụ nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên, ngƣời đi làm, nhƣng hầu hết là dạy ngoại ngữ và tin học, cịn dạy chính thức về nghiệp vụ du lịch thì chỉ có Trung tâm Dạy nghề nghiệp vụ Khách sạn Quốc tế Yasaka và Trung tâm Xúc tiến Du lịch. Ngồi ra cịn có một số đơn vị khác nhƣ Trung tâm Khuyến Cơng, Phịng Thƣơng mại và Cơng nghiệp Việt Nam – VCCI chi nhánh Khánh Hịa có liên kết với một số trƣờng trong và ngồi tỉnh để mở các khóa đào tạo ngắn hạn, về tài chính – quản trị - pháp luật. Tuy nhiên, chất lƣợng đào tạo của các khóa học trên chƣa đồng đều do còn nặng lý thuyết, giảng viên thiếu kinh nghiệm, chƣa có phƣơng pháp giảng dạy phù hợp. Quy mô tuyển sinh chỉ đáp ứng tối đa khoảng 400 học viên/năm, ngoại ngữ chuyên ngành chƣa thực sự tốt đang là một rào cản rất lớn cho việc cung cấp nhân lực cho loại hình du lịch MICE.

Về hình thức đào tạo trong doanh nghiệp, hiện nay một số khách sạn, khu du lịch tại Khánh Hịa tổ chức nhiều hình thức đào tạo khác nhau. Ví dụ nhƣ các khách sạn 4-5 sao nhƣ Vinpearl, Sunrise, Novotel, Sofitel, Melia,... đều thuê công ty quản lý nƣớc ngoài cung cấp dịch vụ quản lý khách sạn đồng thời đào tạo luôn đội ngũ nhân viên tại chỗ theo tiêu chuẩn của chính họ. Đây chính là nơi cung cấp nguồn nhân lực có chất lƣợng nhất phục vụ cho ngành du lịch hiện nay tại Khánh Hòa, giúp các khách sạn cao cấp tại đây có thể phục vụ tốt cho loại hình du lịch MICE. Còn lại những khách sạn, doanh nghiệp ở mức độ 2-3 sao hay thấp hơn thƣờng mời giảng viên về đào tạo hay cán bộ lãnh đạo, cấp quản lý trong công ty tự tổ chức đào tạo, huấn luyện nhân viên, điều này chứng tỏ nhận thức về đào tạo nhân lực của các doanh nghiệp là khá cao. Tuy nhiên hình thức này cịn tốn nhiều chi phí hoặc hiệu quả chƣa cao, chƣa đáp ứng đủ kiến thức và trình độ cần thiết.

Bảng 2.9: Dự báo nhu cầu lao động ngành du lịch của Khánh Hịa đến 2020

Đơn vị tính: ngƣời Loại lao động 2005 2010 2015 2020 Lao động trực tiếp trong du lịch 1.800 13.500 20.000 38.000 Lao động gián tiếp ngoài xã hội 3.500 19.900 40.000 75.000 Tổng cộng 5.300 33.400 60.000 113.000

Nguồn: UBND tỉnh Khánh Hịa, 2006; 2011B.

Khánh Hịa, tính đến nay, nhân lực phục vụ trong ngành du lịch chỉ mới có khoảng 30 - 40% đƣợc qua đào tạo, mỗi năm cũng chỉ đào tạo đƣợc khoảng 13.000 lao động, khó có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu toàn ngành du lịch nhƣ dự báo. Đây là một thách thức không nhỏ cho các cơ sở kinh doanh du lịch, đặc biệt đối với du lịch MICE thì Khánh Hịa gặp phải một khó khăn lớn là đội ngũ nhân viên thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động, thiếu tính chuyên nghiệp và sự năng động trong kỹ năng và điều hành tổ chức, phục vụ và khai thác thị trƣờng du lịch MICE.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) loại hình du lịch MICE tại tỉnh khánh hòa (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)