Thách thức đối với xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Phi

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) GIẢI PHÁP THÚC đẩy XUẤT KHẨU gạo VIỆT NAM SANG CHÂU PHI (Trang 66 - 68)

3.1. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi

3.1.3. Thách thức đối với xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Phi

Tồn tại những mâu thuẫn xung đột nội bộ tiềm tàng. Thực tế cho thấy, tuy tình hình chính trị của châu Phi có ổn định hơn trƣớc, nhƣng ở một số khu vực vẫn có nguy cơ bùng phát. Một cuộc đảo chính hay một hành động khủng bố đều có thể làm những hợp đồng bn bán, trao đổi đảo lộn, trì trệ thậm chí là bị hủy bỏ. Chính vì thế mà khó có thể xây dựng kế hoạch buôn bán dài hạn hay trung hạn đối với những đối tác này.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bên cạnh những chính sách ƣu đãi và các cơ chế mở của nền kinh tế thì khi xâm nhập vào thị trƣờng châu Phi, các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt những thách thức, rào cản để xác lập đƣợc chiến lƣợc kinh doanh cho phù hợp. Nhiều nƣớc châu Phi vẫn đang theo đuổi chính sách thay thế nhập khẩu và dùng mức thuế nhập khẩu cao để bảo vệ các ngành sản xuất kém hiệu quả. Hiện tại những nƣớc là thị trƣờng tiềm năng nhƣ Nam Phi, Nigeria… cũng áp dụng các biện pháp phòng vệ thƣơng mại (chống bán phá giá, thuế tự vệ…) và có những rào cản về kỹ thuật nghiêm ngặt nhƣ một số sản phẩm phải theo tiêu chuẩn của nƣớc nhập khẩu, yêu cầu giấy chứng nhận Halal đối với thực phẩm nhập khẩu... hay bộ chứng từ gửi hàng xuất khẩu phải đƣợc cơ quan đại diện ngoại giao nƣớc mua đóng ở nƣớc bán chứng thực lãnh sự hóa.

Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2015 đƣợc nhận định sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn bởi Thái Lan - một trong những “đối thủ” chính của Việt Nam vẫn sẽ đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm tiêu thụ gạo. Không chỉ gạo trắng, xuất khẩu gạo thơm của Việt Nam cũng bắt đầu bị cạnh tranh khó khăn với Thái Lan. Trƣớc đây, Thái Lan xuất khẩu chủ yếu gạo thơm cao cấp Hom Mali với giá cao (trên 1.000 USD/tấn), còn gạo thơm xuất khẩu của Việt Nam là loại Jasmine chủ yếu ở mức giá trên dƣới 600 USD/tấn. Nhờ ƣu thế giá rẻ hơn nhiều, gạo thơm của Việt Nam đã chiếm lĩnh đƣợc nhiều thị trƣờng quan trọng. Nhƣng gần đây, Thái Lan bắt đầu đẩy mạnh sản xuất giống lúa thơm Batum. Đây là giống lúa thơm loại trung bình, tƣơng đƣơng với giống Jasmine của Việt Nam. Do đó, khi tung ra thị trƣờng, gạo thơm Batum của Thái Lan chắc chắn sẽ là đối thủ cạnh tranh đáng gờm với gạo Jasmine của Việt Nam ở phân khúc gạo thơm phẩm cấp trung bình. Nếu gạo Batum của Thái Lan mà có giá chỉ ngang hoặc nhỉnh hơn một chút so với gạo Jasmine của Việt Nam, chắc chắn gạo thơm Jasmine của Việt Nam sẽ khó bán hơn nhiều so với hiện nay.

Thời gian qua, Ấn Độ nổi lên là một trong những nƣớc xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Trong niên vụ 2013 – 2014, sản lƣợng lúa gạo của Ấn Độ đã đạt mức kỷ lục với 106,54 triệu tấn. Để tiêu thụ tốt lƣợng gạo này, Ấn Độ đang đƣa ra nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2015. Đặc biệt, Ấn Độ đang giảm giá mạnh đối với phân khúc gạo cấp trung bình và thấp để cạnh tranh với Việt Nam (Phƣơng Lan, 2015).

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Với sự cạnh tranh gay gắt từ hai quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các thị trƣờng truyền thống sẽ rất khó khăn nhƣ Trung Quốc, Philipines, Malaysia, In-đô-nê-si-a,... và đặc biệt là một số nƣớc châu Phi do những quốc gia này chủ yếu nhập khẩu gạo cấp thấp và trung bình với giá rẻ, trong khi Thái Lan và Ấn Độ đều dự định thực hiện mục tiêu hạ giá đối với phân khúc này.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi còn phải đối mặt với một số thách thức nữa. Tại khu vực cộng đồng Đông Phi (EAC) gồm 5 nƣớc Burundi, Kenya, Rwanda, Tanzania và Uganda, một hàng rào bảo hộ gạo sản xuất trong nƣớc đã đƣợc dựng lên. Biểu thuế hải quan ngoại khối áp dụng cho việc nhập khẩu gạo của các nƣớc này trong năm 2015 sẽ tăng lên 35%, chứ khơng cịn là 10% nhƣ trƣớc tháng 7/2014. Theo quyết định này, gần nhƣ các bộ trƣởng tài chính các nƣớc trong khu vực tham gia ký kết đều mong muốn dựng lên một rào cản chống lại việc nhập khẩu gạo đến từ châu Á, trong đó có Việt Nam, do sản xuất lúa ở châu Á rẻ hơn, ảnh hƣởng xấu đến sản xuất lúa gạo địa phƣơng. Đáng lƣu ý là Uganda đã không ký vào quyết định trên vì nƣớc này cịn muốn áp dụng mức thuế nhập khẩu gạo cao hơn, lên tới 75% để khuyến khích phát triển sản xuất lúa trong nƣớc. Với các “rào cản” này, xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Phi khó có cơ hội bứt phá trong năm 2015.

Ngồi ra, xuất khẩu khẩu gạo của Việt Nam vẫn đang tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn, thách thức nội tại. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo gặp khó khăn về tài chính, vùng ngun liệu; cơng tác quy hoạch vùng sản xuất, tổ chức sản xuất lúa theo hƣớng sản xuất hàng hóa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và quy trình sản xuất, chế biến lúa gạo… chƣa thật sự hiệu quả; việc nâng cao chất lƣợng, xây dựng thƣơng hiệu gạo chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Đó cũng là một thách thức đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam nói chung và sang thị trƣờng châu Phi nói riêng.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) GIẢI PHÁP THÚC đẩy XUẤT KHẨU gạo VIỆT NAM SANG CHÂU PHI (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)