2010 2011 2012 2013 2014
Sản lƣợng (triệu tấn) 6,89 7,1 8,1 6,6 6,38
Kim ngạch (tỷ USD) 3,25 3,66 3,68 2,93 2,96
Nguồn: Tổng cục hải quan
Cùng với sự phát triển về diện tích và sản lƣợng, trong những năm gần đây Việt Nam vẫn là một trong những nguồn xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Theo
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, từ năm 2000, Việt Nam đã chiếm 18% tổng thị phần gạo xuất khẩu trên thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan – chiếm 26% (Hồ Cao Việt, 2011).
Đến năm 2010, Việt Nam xuất khẩu 6,89 triệu tấn gạo trong tổng sản lƣợng 26,37 triệu tấn, chiếm 19,5% tổng lƣợng gạo xuất khẩu của thế giới.
Năm 2011, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt mức kỷ lục hơn 7 triệu tấn. Theo báo cáo của Hiệp hội Lƣơng thực Việt Nam, với 7,1 triệu tấn gạo đã nâng tổng kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam lên 3,6 tỷ USD, tăng 12,6% so với năm 2010. Theo cam kết WTO, năm 2011, Việt Nam mở cửa thị trƣờng xuất khẩu gạo, cho phép doanh nghiệp nƣớc ngoài trực tiếp tham gia bình đẳng với các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là một điều khoản quan trọng nhất đƣợc kỳ vọng sẽ tạo ra những chuyển biến trong kết cấu ngành kinh doanh xuất khẩu gạo Việt Nam. Việt Nam cũng đã có sự chuẩn bị cho tiến trình này khi ban hành Nghị định 109/2011 quy định về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, vốn không chỉ là một khung pháp lý quan trọng cho doanh nghiệp nƣớc ngoài tham gia xuất khẩu gạo mà đã tạo dựng một sân chơi chung cho kinh doanh xuất khẩu gạo trong và ngoài nƣớc. Luồng vốn đầu tƣ nƣớc ngồi vào ngành gạo sẽ khơng chỉ dừng ở các doanh nghiệp đăng ký mà cịn thơng qua các kênh đầu tƣ khác nhƣ đầu tƣ vào các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, hoặc cả các dự án đầu tƣ có vốn của nƣớc ngồi.
Năm 2012, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt đƣợc kết quả vƣợt mức, đáp ứng đƣợc các yêu cầu đề ra là tiêu thụ kịp thời sản lƣợng lúa hàng hóa của nơng dân; giữ ổn định giá lúa gạo trong nƣớc, góp phần bảo đảm an ninh lƣơng thực; bảo đảm lợi ích của ngƣời trồng lúa theo giá định hƣớng đề ra. Trong năm 2012, gạo Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh từ Ấn Độ và lỡ nhịp bán ra từ cuối năm 2011 đến đầu năm 2012, nên xuất khẩu quý I/2012 giảm mạnh, do giá trong nƣớc ở mức cao. Nhƣng từ tháng 3/2012 vào thu hoạch vụ Đông Xuân, cung cấp trở lại dồi dào, Việt Nam đã quay lại thị trƣờng mạnh mẽ, tăng cƣờng cạnh tranh với Ấn Độ, đẩy mạnh tiến độ XK đến cuối năm, đạt mức kỷ lục mới với lƣợng gạo xuất khẩu đạt 8,1 triệu tấn, thu về 3,68 triệu USD (tăng 13,7% về lƣợng và tăng nhẹ 0,5% về kim ngạch so với năm 2011).
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Tuy nhiên, sang năm 2013, do áp lực cạnh tranh cao và sự sụt giảm nhu cầu nhập khẩu của các thị trƣờng truyền thống nhƣ Malaysia, Philipines, In-đô-nê-si-a mà sản lƣợng gạo xuất khẩu giảm 18,5% so với năm 2012, chỉ còn 6,6 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu 2,93 tỷ USD, giảm 20,3% so với năm 2012.
Năm 2014, thị trƣờng gạo thế giới diễn biến khó lƣờng, nguồn cung các nƣớc xuất khẩu dồi dào, lƣợng tồn kho lớn, tạo áp lực cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng. Các nƣớc nhập khẩu tiếp tục thực hiện chính sách nhập khẩu theo hƣớng tăng cƣờng sản xuất trong nƣớc, đa dạng hóa nguồn cung và phƣơng thức nhập khẩu. Tác động của hiện tƣợng El Nino, dịch bệnh Ebola, diễn biến tình hình chính trị - xã hội bất ổn tại một số khu vực đã tác động ảnh hƣởng đến thị trƣờng xuất khẩu gạo của Việt Nam. Đồng thời, cũng làm gia tăng cạnh tranh xuất khẩu tại các thị trƣờng trọng điểm truyền thống của Việt Nam ở khu vực Châu Á. Nhìn chung, tình hình xuất khẩu gạo năm 2014 của Việt Nam có nhiều khó khăn, khơng có các hợp đồng lớn để dẫn dắt thị trƣờng. Đặc biệt nhiều thị trƣờng sụt giảm tới 80%, và áp lực khi Thái Lan xuất khẩu gạo dƣới giá thành sản xuất để giảm áp lực tồn kho. Bởi thế, năm 2014 sản lƣợng xuất khẩu gạo của Việt Nam chỉ đạt 6,38 triệu tấn, trị giá 2,96 tỷ USD, giảm 3% về sản lƣợng nhƣng lại tăng 1,1% về giá trị so với năm 2013. Trong đó, xuất khẩu gạo sang thị trƣờng châu Phi đã giảm đến gần 60%, do sự cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trƣờng của Thái Lan với lƣợng gạo tồn kho cũ và giá rẻ, khiến thị phần gạo Việt Nam ở thị trƣờng châu Phi chỉ còn gạo thơm Jasmine. Tại thị trƣờng châu Âu, lƣợng gạo xuất của nƣớc ta cũng giảm 33% so với năm 2013. Nguyên nhân là do gạo Việt Nam vào thị trƣờng này phải đóng thuế cao, khơng cạnh tranh nổi với các nƣớc đƣợc hƣởng thuế ƣu đãi phổ cập (GSP) và các nƣớc đƣợc cấp hạn ngạch nhập khẩu với mức thuế thấp hơn.
Tuy vậy, năm 2014 cũng là năm chứng kiến nhiều nỗ lực của Chính phủ và các bộ ngành trong phát triển thị trƣờng. Một số biên bản hợp tác với các quốc gia châu Mỹ, châu Mỹ La Tinh, Nam Á đã đƣợc ký kết. Nhiều thị trƣờng không mới nhƣng cũng có sự gia tăng đáng kể nhƣ: Hong Kong, Trung Quốc.
Mặc dù năm vừa qua sản lƣợng xuất khẩu gạo Việt Nam có xu hƣớng giảm nhƣng vẫn nằm trong top 5 nƣớc xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và xếp ở vị trí thứ ba sau Ấn Độ và Thái Lan.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Bảng 2.5: Xuất khẩu gạo của 5 nƣớc đứng đầu thế giới năm 2014 và dự báo năm 2015
Đơn vị: triệu tấn
Ấn Độ Thái Lan Việt Nam Pakistan Myanmar
Năm 2014 10,5 10,3 6,5 3,9 1,55
Năm 2015 8,7 11,3 6,7 3,9 1,55
Nguồn: Grain: World Market & Trade tháng 1/2015 - USDA
Theo Bộ Công Thƣơng, năm 2015, Thái Lan dự kiến sẽ là nƣớc xuất khẩu gạo hàng đầu với khối lƣợng xuất khẩu dự kiến đạt 10,8 triệu tấn, tăng 5% so với năm 2014 nhờ vào việc xả hàng tồn kho với giá cạnh tranh. Ấn Độ sẽ đứng ở vị trí thứ hai với dự báo xuất khẩu gạo ở mức 8,7 triệu tấn .Việt Nam dự kiến xuất khẩu 6,7 triệu tấn gạo trong năm nay và giữ cấp bậc thứ ba của nó.
Theo Tổng cục hải quan Việt Nam, tính đến hết tháng 02/2015, lƣợng xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 493 nghìn tấn, giảm 37,3% và trị giá đạt 226 triệu USD, giảm 38,6% so với cùng kỳ năm trƣớc.Trong 2 tháng qua, Trung Quốc là đối tác lớn nhất nhập khẩu gạo của Việt Nam với 117 nghìn tấn, giảm 42,2% so với cùng kỳ năm 2014. Thị trƣờng tiếp theo là Ghana đạt 53.108 tấn, Bờ Biển Ngà với 48.788 tấn,…
2.1.2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu