Định hƣớng xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2020

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) GIẢI PHÁP THÚC đẩy XUẤT KHẨU gạo VIỆT NAM SANG CHÂU PHI (Trang 68 - 72)

Theo Quyết định số 124/QĐ-TTg năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, quan điểm về con đƣờng phát triển của ngành sản xuất

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

nông nghiệp Việt Nam đến năm 2020 là: nơng nghiệp sản xuất hàng hóa trên cơ sở cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng mức độ phù hợp yêu cầu của nông nghiệp bền vững với mục tiêu xây dựng nền nơng nghiệp phát triển tồn diện theo hƣớng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lƣơng thực quốc gia cả trƣớc mắt và lâu dài, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nƣớc và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, nguồn nƣớc, lao động và nguồn vốn; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân, ngƣ dân và ngƣời làm rừng.

Để đƣa nền nơng nghiệp Việt Nam nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng hội nhập với thế giới một cách hiệu quả, sản xuất và xuất khẩu lúa gạo Việt Nam phải tập trung phát triển theo các định hƣớng sau:

Thứ nhất, theo Quyết định số 124/QĐ-TTg năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, đối với việc chế biến lúa gạo, đầu tƣ công suất chế biến công nghiệp đạt 25 triệu tấn/năm, đủ năng lực chế biến 60% tổng sản lƣợng thóc, tn thủ các quy trình cơng nghệ trong chuỗi sản xuất sản phẩm từ thu mua, sấy bảo quản, xay xát, dự trữ, lƣu thông, đƣa tỷ lệ gạo thu hồi trên 68%; giảm tổn thất sau thu hoạch lúa còn 5-6%; cải thiện chất lƣợng gạo xuất khẩu: Tỷ trọng gạo 5-10% tấm chiếm 70% sản lƣợng, tỷ lệ hạt trắng bạc không quá 4%, tỷ lệ hạt hƣ hỏng không quá 0,2%, hạt vàng không quá 0,2%. Đến 2015, giá trị gia tăng của gạo xuất khẩu tăng 10-15% so với hiện nay do áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

Thứ hai, thực hiện tái cơ cấu ngành lúa gạo theo đề án “Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam„ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo dự thảo Đề án, lúa gạo đƣợc định hƣớng là ngành có lợi thế và chiến lƣợc trong trồng trọt của Việt Nam. Thời gian tới, chúng ta sẽ tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu lúa gạo, là nƣớc xuất khẩu lúa gạo lớn trên thế giới. Từ chỗ giá xuất khẩu gạo chỉ đạt trung bình 430-450 USD/tấn, mục tiêu cụ thể của đề án đặt ra là đến năm 2020, giá xuất khẩu đạt bình qn 600 USD/tấn nhóm gạo trắng, hạt dài và 800 USD/tấn nhóm gạo thơm, đặc sản. Giá trị sản lƣợng trên 1ha đất trồng lúa đạt bình quân 120 triệu đồng.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Cũng theo Đề án tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo, Việt Nam sẽ duy trì vị thế xuất khẩu gạo của mình nhƣng hƣớng vào chất lƣợng, nâng cao hiệu quả cạnh tranh. Yêu cầu của tái cơ cấu phải đảm bảo hài hịa lợi ích của các bên nhất là ngƣời nông dân. Để làm đƣợc điều này, cần xây dựng các vùng chuyên canh xuất khẩu. Từ đó tăng cƣờng liên kết nơng dân và doanh nghiệp nhằm bảo đảm chất lƣợng đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Đó là cơ sở để xây dựng giá xuất khẩu tƣơng đƣơng với giá gạo thế giới ở cùng phân khúc.

Bên cạnh đó là đẩy mạnh công nghiệp chế biến và chế biến sâu các sản phẩm sau gạo cũng nhƣ chế biến các phụ phẩm của lúa gạo. Xây dựng các sản phẩm gạo theo từng thị trƣờng cụ thể từ đó gắn với việc xây dựng thƣơng hiệu gạo quốc gia và quốc tế.

Đối với các vùng chuyên canh chính để xuất khẩu sẽ tăng quy mơ sử dụng đất của các hộ dân. Bên cạnh việc chun mơn hóa nơng dân, xây dựng các chính sách hỗ trợ nơng dân trở thành những lao động chuyên nghiệp tiến tới sản xuất quy mô lớn.

Về thƣơng mại, đề án tái cơ cấu cho rằng cần tái cấu trúc lại Hiệp hội lƣơng thực Việt Nam (VFA) và các công ty lƣơng thực nhƣ: Vinafood 1 và 2. Xây dựng và phát triển các doanh nghiệp tƣ nhân trong ngành lúa gạo làm ăn có hiệu quả.

Thứ ba, thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo theo Quyết định 606/QĐ-BCT về việc ban hành Lộ trình xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ thóc gạo của thƣơng nhân kinh doanh xuất khẩu gạo giai đoạn 2015-2020.

Mục tiêu, nguyên tắc xây dựng và thực hiện của Lộ trình nhằm tăng cƣờng liên kết sản xuất và tiêu thụ thóc gạo, góp phần thực hiện định hƣớng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn hoạt động chế biến, kinh doanh, tiêu thụ, xuất khẩu gạo của thƣơng nhân với hoạt động sản xuất lúa của nơng dân, góp phần nâng cao chất lƣợng, giá trị thóc, gạo, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh của đội ngũ thƣơng nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.

Theo Quyết định này, Nhà nƣớc có nhiệm vụ định hƣớng, khuyến khích xây dựng vùng ngun liệu đồng thời có chính sách ƣu đãi để tạo động lực thúc đẩy mở rộng quy mô vùng nguyên liệu, chia sẻ rủi ro và hài hịa lợi ích giữa thƣơng nhân và

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

nơng dân, gắn kết lợi ích với trách nhiệm của các bên trong quan hệ liên kết. Bên cạnh đó, thƣơng nhân phải có trách nhiệm tích cực, chủ động và ƣu tiên các nguồn lực để thực hiện Lộ trình này.

Thứ tƣ, thực hiện theo Thông báo số 43/NĐ-VPCP ngày 10/2/2015 về định hƣớng điều hành xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2015.

Theo đó, Bộ Cơng thƣơng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phƣơng thƣờng xuyên theo dõi, nắm chắc diễn biến tình hình thị trƣờng xuất khẩu gạo, xây dựng các giải pháp thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại cụ thể đối với từng thị trƣờng trong năm 2015 theo hƣớng giữ vững và khai thác tối đa cơ hội của các thị trƣờng tập trung, thị trƣờng lớn, và khôi phục các thị trƣờng thƣơng mại gạo truyền thống và từng bƣớc phát triển thị trƣờng mới tiềm năng. Đồng thời chỉ đạo Hiệp hội Lƣơng thực Việt Nam (VFA) và các thƣơng nhân có biện pháp hiệu quả bảo đảm tiến hành giao dịch, đàm phán, ký kết và triển khai thực hiện các hợp đồng tập trung theo đúng quy định. Bên cạnh đó, rà sốt, phân tích kỹ cơ cấu, chủng loại gạo xuất khẩu và nhu cầu thị trƣờng, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo sản xuất với cơ cấu, giống, diện tích trồng lúa cho phù hợp nhu cầu thị trƣờng, bảo đảm tiêu thụ tốt lúa, gạo.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn bám sát diễn biến tiêu thụ lúa, gạo để kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền có biện pháp can thiệp thị trƣờng khi cần thiết theo đúng quy định của pháp luật để hỗ trợ tiêu thụ tốt lúa, gạo trong nƣớc, đồng thời bảo đảm hoạt động xuất khẩu gạo hiệu quả.

Hiệp hội Lƣơng thực Việt Nam nắm chắc tình hình xuất khẩu gạo của các thƣơng nhân và diễn biến các thị trƣờng xuất khẩu để kịp thời có giải pháp ứng phó với những biến động của thị trƣờng, rà sốt các khó khăn, vƣớng mắc trong sản xuất kinh doanh xuất khẩu gạo, kịp thời đề xuất Thủ tƣớng Chính phủ, các Bộ, cơ quan liên quan để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Thứ năm, thực hiện “Đề án Phát triển thƣơng hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030„. Theo đó, mục tiêu chính khi thực hiện đề án này là sẽ đƣa gạo Việt Nam thành thƣơng hiệu hàng đầu thế giới. Theo kết luận của Phó Thủ tƣớng Hoàng Trung Hải về Đề án phát triển thƣơng hiệu gạo của Việt Nam, việc

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

khâu sản xuất, chế biến đến khâu xuất khẩu để xây dựng và phát triển hình ảnh, tăng cƣờng sự nhận biết về mặt hàng gạo của Việt Nam trên thị trƣờng thế giới, góp phần tăng giá trị và mở rộng thị trƣờng xuất khẩu gạo, thúc đẩy tái cơ cấu ngành lúa, gạo theo hƣớng hiệu quả, bền vững và nâng cao lợi ích của tồn ngành.

Phó Thủ tƣớng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ Cơng Thƣơng, Khoa học và Cơng nghệ, Tài chính, Hiệp hội lƣơng thực Việt Nam và các địa phƣơng, doanh nghiệp liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề án phát triển thƣơng hiệu gạo của Việt Nam.

Phó Thủ tƣớng yêu cầu hoàn thiện Đề án trên theo hƣớng xây dựng và phát triển thƣơng hiệu gạo của Việt Nam ở cả 3 cấp độ: quốc gia, vùng và địa phƣơng, doanh nghiệp và sản phẩm; trƣớc mắt vùng đồng bằng sông Cửu Long là khu vực sản xuất và xuất khẩu gạo trọng điểm để xây dựng thƣơng hiệu. Đồng thời xác định các định hƣớng xây dựng và phát triển thƣơng hiệu gạo của Việt Nam trên cơ sở phân tích nhu cầu thị trƣờng, khả năng sản xuất, tiềm năng thâm nhập vào các phân khúc của thị trƣờng gạo thế giới trong thời gian tới. Bên cạnh đó đề ra những nội dung, dự án và giải pháp cần thiết trong Đề án để đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển thƣơng hiệu gạo các cấp độ, đồng thời có các chính sách phù hợp để khuyến khích, hỗ trợ các địa phƣơng, doanh nghiệp thực hiện công tác xây dựng và phát triển thƣơng hiệu gạo.

Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong ngắn hạn, sẽ tập trung ƣu tiên xây dựng thƣơng hiệu quốc gia dựa trên các giống lúa có lợi thế tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Mục tiêu là đến năm 2020, thƣơng hiệu gạo Việt Nam đƣợc quảng bá, giới thiệu đến ít nhất 20 thị trƣờng xuất khẩu; đảm bảo đạt 20% sản lƣợng gạo xuất khẩu mang thƣơng hiệu gạo Việt Nam và tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) GIẢI PHÁP THÚC đẩy XUẤT KHẨU gạo VIỆT NAM SANG CHÂU PHI (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)