Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu của Go-Jek:

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động marketing của công ty go jek tại việt nam (Trang 51 - 53)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING

2.2. Thực trạng hoạt động Marketing của Go-Jek tại Việt Nam:

2.2.3. Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu của Go-Jek:

2.2.3.1. Phân đoạn thị trường:

Dựa vào các cơ sở như nhân khẩu học, địa lý, tâm lý, hành vi, có thể tiến hành phân đoạn thị trường như sau:

- Dựa vào địa lý:

+ Miền: miền Bắc, miền Trung, miền Nam

+ Thành phố/tỉnh: Thành phố lớn, tỉnh, nông thôn. - Dựa vào nhân khẩu học:

+ Tuổi tác: dưới độ tuổi lao động, trong độ tuổi lao động, quá độ tuổi lao động, thiếu niên, thanh niên, trung niên, ….

+ Nghề nghiệp: học sinh sinh viên, nhân viên văn phòng, nội trợ, công nhân, nông dân, bác sĩ, ....

- Dựa vào tâm lý:

+ Lối sống: nhàn rỗi, bận rộn, truyền thống, tân tiến, bảo thủ, ít nhu cầu đi lại, nhiều nhu cầu đi lại, ....

+ Giai tầng xã hội: Người nghèo, người thuộc tầng lớp trung lưu, người thuộc tầng lớp thượng lưu, ….

+ Tính cách: thích tiện lợi, thích nhanh chóng, thích chậm rãi, .... - Dựa vào hành vi:

+ Thói quen: sử dụng phương tiện cá nhân, phương tiện cơng cộng, .... + Lợi ích tìm kiếm: chất lượng, tốc độ, kinh tế, ....

+Tình trạng sử dụng: dùng ít, dùng nhiều, chưa sử dụng, đã sử dụng, .... 2.2.3.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu của Go-Jek:

Sau khi đã phân thị trường tổng thể thành những đoạn khác nhau, người ta dựa vào các tiêu chuẩn để chọn ra được thị trường mục tiêu:

- Về quy mô và tốc độ tăng trưởng của thị trường: Go-Jek là một thương hiệu cung cấp dịch vụ gọi xe, giao đồ ăn và giao bưu phẩm trên nền tảng ứng dụng di động. Giá dịch vụ của Go-Jek không thể quá cao, và đây là dịch vụ phục vụ cho nhu cầu hằng ngày nên nên chọn thị trường có quy mơ lớn, tốc độ tăng trưởng cao để có thể nhanh chóng tăng được lợi nhuận, thu hồi vốn. Những đoạn thị trường có quy mơ lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh là những thị trường ở nơi đông dân cư, có thu nhập khá. Từ đó, Go-Jek nên chọn đoạn thị trường ở các thành phố trung tâm như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, .... với khách hàng mục tiêu là những người có thu nhập ở mức trung lưu trở lên, ở độ tuổi từ thanh niên đến người trung niên, là những người có nhu cầu đi lại nhiều.

- Mức độ hấp dẫn về cơ cấu thị trường: Chúng ta sử dụng mơ hình 5 lực lượng ngành của Michael Porter để phân tích độ hấp dẫn của thị trường:

+ Cạnh tranh trong ngành: đối thủ cạnh tranh lớn là Grab, các đối thủ cạnh tranh khác như Be, FastGo, VATO, .... Với những đối thủ cạnh tranh này thì số lượng đối thủ cạnh tranh trong ngành của Go Việt tuy không quá nhiều nhưng cạnh tranh trong ngành có thể nói là khá sơi nổi do Grab đã xuất hiện từ lâu và chiếm thị phần tương đối lớn.

+ Cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn: Gophr, Lola market, CarPal, .... Có thể thấy áp lực cạnh tranh này là khơng q lớn vì rào cản gia nhập ngành dịch vụ trên nền

tảng ứng dụng di động trực tuyến tại Việt Nam là khá cao do yêu cầu lượng vốn, công nghệ, lượng nhân công lớn.

+ Cạnh tranh từ nhà cung ứng: số lượng nhà cung ứng rất lớn (hơn 20.000 tại mỗi thành phố lớn), hầu hết các nhà cung ứng là đơn vị vừa và nhỏ. Số lượng nhà cung ứng lớn, lại phân phối rộng khắp, khơng thực sự có nhà cung ứng lớn hay chiếm độc quyền. Vì vậy nên áp lực từ nhà cung ứng của Go Việt là không lớn.

+ Sức ép từ khách hàng: dân số Việt Nam là 97 triệu dân, tỉ lệ đơ thị hóa là xấp xỉ 40%, có khoảng 35% dân số sống ở các đô thị lớn. Như vậy, số lượng khách hàng của Go Việt là rất lớn, khách hàng khá dễ tính, có nhu cầu nhiều đối với dịch vụ của Go Việt, nên sức ép từ khách hàng không khắc nghiệt.

+ Đe dọa từ hàng thay thế: taxi truyền thống, xe ôm truyền thống, phương tiện công cộng, các phương thức giao hàng trên nền tảng bưu điện, .... Tuy vậy, hững hàng thay thế này hiện tại đã lỗi thời và không thể cạnh tranh được với dịch vụ mà Go Việt cung ứng. Vậy áp lực đến từ hàng thay thế là không lớn.

- Mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp: Go-Jek là công ty đã có 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ trên nền tảng ứng dụng di động trực tuyến, cơng ty có giá trị cao. Khi vào thị trường Việt Nam, mục tiêu của công ty là chiếm được thị phần cao, mở rộng được thị trường.

Vậy, dựa trên những tiêu chuẩn trên, Go Việt lựa chọn thị trường mục tiêu là thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh với những đặc điểm của thị trường là đơng dân, người dân có trình độ tri thức cao, có thu nhập khá ổn định, có nhu cầu đi lại nhiều. Khách hàng mục tiêu của Go-Jek tại Việt Nam là những người có độ tuổi từ thanh niên đến trung niên, có tính cách tân tiến, thích tiện lợi, có lối sống bận rộn, u cầu dịch vụ nhanh chóng, an tồn.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động marketing của công ty go jek tại việt nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)