Nguồn: Cơng cụ phân tích SocialHeat, YouNet Media
Theo số liệu thu thập từ cơng cụ SocialHeat (thuộc YouNet Media) thì trong vịng 1,5 tháng từ khi Go Việt gia nhập thị trường hồi đầu tháng 8, trên mạng xã hội, Go Việt nhận về 339.860 lượt tương tác và 152.702 lượt thảo luận từ gần 65 nghìn người dùng chia sẻ và thảo luận. Vào tháng 9/2018, Go Việt đang giữ vị trí thứ hai với gần 40% thị phần thảo luận về ứng dụng gọi xe công nghệ dù chỉ là "tân binh". Grab giữ vị trí đầu bảng với 57.40%. Những cái tên còn lại như VATO, FastGo, Mai Linh đều chiếm chưa đến 2% thị phần thảo luận.
Sự chú ý của dư luận này phần lớn được tạo ra từ những nỗ lực Marketing nội địa hóa hình ảnh của Go-Jek tại Việt Nam. Logo và đồng phục của Go-Jek vốn là màu xanh lá mạ. Nhưng khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam, Go-Jek không những đổi tên thành Go Việt (tại thị trường Thái Lan, Go-Jek đổi tên thành GET) mà còn đổi logo và đồng phục thành màu đỏ sao trắng. Hoạt động này ngồi có tác dụng tách biệt Grab khỏi Go Việt vì Grab vốn có logo và đồng phục màu xanh lá cây thì cịn thể hiện rằng Go Việt là doanh nghiệp Việt Nam. Trong thời điểm Uber và Grab sáp nhập lại, người tiêu dùng sẽ cảm thấy đồng cảm hơn với một thương hiệu có vẻ của người Việt Nam hơn là một cơng ty nước ngồi như Grab. Go Việt
đã tranh thủ được việc ‘người Việt dùng hàng Việt’ của người tiêu dùng Việt Nam và sự nuối tiếc thương hiệu Uber cũ.
Ngồi việc khơng ngừng cải tiến những dịch vụ của mình thì Go Việt còn đầu tư xây dựng hình ảnh một hãng xe cơng nghệ thân thiện, phục vụ chất lượng trên mạng xã hội. Các nội dung trên fanpage Facebook của Go Việt đang tạo được sự quan tâm lớn từ người dùng Facebook. Đặc trưng các nội dung truyền thông của thương hiệu là gần gũi, mang tính sẻ chia. Những nội dung Go Việt hướng tới là người trẻ, có thời gian lướt mạng xã hội nên văn phong vừa hài hước lại vừa tươi vui.
Một cách khác để thu hút sự chú ý của khách hàng là sử dụng hình ảnh đại diện của người nổi tiếng. Người đại diện hiện tại của Go Việt là Sơn Tùng MTP. Sơn Tùng MTP là một hiện tượng trong giới trẻ, có khả năng thu hút truyền thông khá cao. Anh từng làm đại sứ cho các nhãn hàng như OPPO và Ostar, cả hai chiến dịch quảng cáo này đều rất thành công. Điều này chứng tỏ Go Việt rất chịu chơi trong hoạt động Marketing, vì chi phí để mời ngơi sao như Sơn Tùng làm người đại diện có thể lên tới 14 tỷ đồng/năm.
Như vậy có thể thấy để bước đầu thâm nhập, ổn định và phát triển tại thị trường Việt Nam, Go Việt đã thể hiện khả năng hồ nhập văn hố, nắm bắt tâm lý khách hàng từ chiến lược về giá cho đến việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu có sự thân thiện với khách hàng. Đây chính là những yếu tố tạo nên thành công rất lớn của thương hiệu này và tạo ra những bài học cho nhiều thương hiệu khác.
2.2.4.5. Con người - People:
Yếu tố con người là một nhân tố mang tính quyết định trong dịch vụ. Yếu tố con người này được Go Việt thể hiện qua định nghĩa văn nhân viên của họ và cách họ đối xử với các đối tác tài xế.
Go Việt chủ động xây dựng một đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ trung, năng động, nhiệt huyết để đem đến cho hãng những ý tưởng mới và tạo được môi trường sinh hoạt thoải mái.