CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING
3.1. Định hướng phát triển Marketing của công ty Go-Jek tại Việt Nam:
3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển Marketing của công ty Go-Jek:
3.1.2.1. Mục tiêu của công ty Go-Jek:
Cựu CEO của Go Việt, ông Nguyễn Vũ Đức đã chia sẻ về mục tiêu của Go- Jek tại Việt Nam: "Chúng tôi không đơn thuần là một ứng dụng riêng lẻ chỉ để gọi xe, hay giao hàng... Từ đầu, Go Việt đã xác định là một nền tảng đa dịch vụ theo yêu cầu, với mục tiêu giúp cải thiện và nâng cao đời sống người Việt Nam. Do đó, thời gian tới, chúng tơi sẽ ra mắt thêm nhiều dịch vụ hơn nữa, như gọi xe 4 bánh, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe tại nhà, ví điện tử..."
Như vậy, trong thời gian tới công ty Go Việt sẽ phát triển thêm nền tảng kết nối người dùng với ơ tơ, ví điện tử, và nhiều dịch vụ phong phú khác. Đội ngũ sáng lập Go Việt hướng tới mục tiêu biến Go Việt thành thương hiệu đa dịch vụ trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu thị trường nhằm tạo ra giá trị xã hội ngày càng lớn.
3.1.2.2. Định hướng phát triển Marketing của công ty Go-Jek tại Việt Nam:
Ngay từ đầu, Go-Jek định hướng không đầu tư trực tiếp vào các nước trên mà sẽ hỗ trợ chi phí, cơng nghệ và chun mơn cho các doanh nghiệp địa phương ở các khu vực này để các tổ chức địa phương có quyền quyết định về định hướng chiến lược và hoạt động của Go Việt tại thị trường nội địa. Bộ phận vận hành của Go-Jek tại Việt Nam đã đưa ra định hướng Go Việt là thương hiệu Việt, do người Việt làm chủ. Để sớm định vị trên thị trường, ban điều hành đã hợp tác với Go-Jek – đối tác chiến lược để học hỏi công nghệ tiên tiến, tăng nguồn lực tài chính. Dựa trên sản phẩm Go-Jek, họ chỉnh sửa phù hợp với thị trường Việt Nam. Các dịch vụ của Go Việt đều tương tự các dịch vụ gốc của Go-Jek tại Indonesia và trong tương lai không xa Go-Jek sẽ đem các mảng dịch vụ khác của mình áp dụng vào thị trường Việt Nam như Go-Mart, Go-Auto, Go-Med, ....
Định hướng phát triển của Go Việt trong thời gian tới tập trung vào việc đẩy mạnh tăng cường các bộ phận vận hành, thông qua việc tổ chức các chương trình huấn luyện, xây dựng và giới thiệu chức năng mới. Tất cả nỗ lực này nhằm đảm bảo công ty sẽ mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho các đối tác tài xế và các đối tác khác.
Ra mắt khi “ông lớn” Uber thất bại trong cuộc chiến Đông Nam Á, cựu CEO Go Việt nhấn mạnh vai trò thấu hiểu thị trường của nhà lãnh đạo bản địa: “Người điều hành là người địa phương mới nắm bắt rõ nhu cầu thị trường. Uber rút khỏi đây nhưng nhu cầu sử dụng của khách hàng vẫn lớn. Một trong những lợi thế để Grab áp đảo ở Việt Nam là dịch vụ gọi xe máy. Vì vậy, doanh nghiệp nên cởi mở tiếp nhận thành tựu thế giới và áp dụng vào thực tế ở địa phương”.
Tuy lúc đối đầu Grab, Go Việt liên tục đưa ra nhiều chính sách khuyến mãi giá 9.000 – 10.000 đồng/chuyến, thậm chí 1.000 đồng/chuyến trong giai đoạn đầu nhưng Go Việt nhận định rằng giá rẻ chỉ là yếu tố ban đầu để khách hàng dùng thử sản phẩm, không phải chiến lược cạnh tranh lâu dài. Định hướng của Go Việt là đưa ra một mức giá hợp lý cho doanh nghiệp và người dùng để vừa thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng vừa thỏa mãn được mục tiêu lợi nhuận của hãng. Go Việt không đồng ý việc nâng giá sẽ ảnh hưởng tới cạnh tranh do tâm lý người Việt ưa giá rẻ, độ trung thành thấp mà cho rằng , khách hàng thoạt nhìn có vẻ quan tâm giá, nhưng khi phân tích hành vi cụ thể sẽ thấy giá chỉ tác động ban đầu. Cơng nghệ tiện ích, chất lượng dịch vụ mới đem lại sự gắn bó lâu dài của người dùng. Do vậy, sau khoảng 1-2 tháng đầu tập trung vào chiến dịch giá để thu hút khách hàng mới, Go Việt đã giảm bớt các khuyến mại về giá và đưa ra những mức giá cao hơn để doanh nghiệp thu lợi nhuận.