Tình hình bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith hại một số cây ký chủ tại tỉnh Bắc Giang năm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn ( ralstolia solanacearum smith) hại một số cây trồng cạn tại tỉnh bắc giang (Trang 49 - 55)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 điều tra ựánh giá mức ựộ phổ biến và tác hại của bệnh HXVK hại một số

3.1.2. Tình hình bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith hại một số cây ký chủ tại tỉnh Bắc Giang năm

số cây ký chủ tại tỉnh Bắc Giang năm 2012

3.1.2.1. Bệnh héo xanh vi khuẩn hại cây cà pháo

Cây cà (cà pháo) là cây trồng phổ biến ở nhiều vùng thuộc tỉnh Bắc Giang. Theo những nghiên cứu trong nước (Lê Lương Tề, 1997) và ngoài nước (Hayward, ẠC., 1986); (He L. Y và CTV, 1983) cho thấy cây cà là một trong những cây trồng nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn khá nặng so với các cây trồng khác trong họ cà.

để ựánh giá mức ựộ phổ biến của bệnh HXVK hại cây cà pháo ở tỉnh Bắc Giang chúng tôi tiến hành ựiều tra bệnh HXVK trên ựồng ruộng dựa và triệu chứng bệnh bên ngoàị Bệnh HXVK trên cà thể hiện rõ từ giai ựoạn cây cà pháo bắt ựầu ra hoa và cho ựến khi thu hoạch. Ở cây bị bệnh biểu hiện triệu chứng lá ngọn chuyển màu xanh vàng , héo rũ xuống. Thời kỳ ựầu các lá héo có khả năng phục hồi trở lại vè ban ựêm, nhưng sau hai, ba ngày thì không còn khả năng phục hồi nữạ Bệnh phát triển làm cho từng cành bị héo rồi cả cây héo và chết. Cắt ngang thân cây bệnh thấy bó mạch dẫn có màu nâu- nâu ựen. Kết quả ựiều tra mức ựộ bệnh HXVK hại cây cà pháo ựược thể hiện ở bảng 3.4

Bảng 3.4: Tình hình bệnh héo xanh vi khuẩn hại cây cà pháo tại huyện Lục Nam- Bắc Giang

STT địa ựiểm ựiều tra Số ựiểm ựiều tra TLB trung bình %

1 Bảo đài - Lục Nam 8 4.1

2 Bảo Sơn - Lục Nam 10 2.4

3 Tam Dị - Lục Nam 10 3.5

4 Chu điện - Lục Nam 9 3.2

Ảnh 3.3: Triệu chứng bệnh HXVK hại cây cà pháo R. solanacearum Smith

Ảnh 3.4: Triệu chứng bệnh HXVK hại cây khoai tây

Khi nghiên cứu về bệnh HXVK hại cây cà ở Hà Nội và vùng phụ cận tác giả đỗ Tấn Dũng, 1998 ựã nhận xét: Bệnh HXVk là loại bệnh phổ biến, ở các vùng, các ựiểm ựiều tra có sự biến ựộng về tỷ lệ bệnh. Bệnh xâm nhiễm, phát sinh ở giai ựoạn cây ra hoa cho ựến khi thu hoạch. Tỷ lệ bệnh trên giống cà pháo cao nhất 28.8%. Bệnh HXVK là loại bệnh tương ựối nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn ựến năng suất.

Qua ựiều tra mức ựộ bệnh HXVK trên cà pháo tại tỉnh Bắc Giang chúng tôi nhận thấy bệnh HXVK hại cà pháo là một loại bệnh phổ biến ở tỉnh Bắc Giang. Tỷ lệ bệnh cao nhất là 4.1% ở Bảo đài và thấp nhất là 2.4% ở Bảo Sơn của huyện Lục Nam.

3.1.2.2. Bệnh héo xanh vi khuẩn hại cây khoai tây

Khoai tây là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, là cây lương thực, thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao ựược nhiều người sử dụng, ựặc biệt ựược sử dụng nhiều trong công nghiệp chế biến thực phẩm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của con ngườị Những nghiên cứu trước ựây của nhiều tác giả, khoai tây là ký chủ có ý nghĩa ựối với vi khuẩn gây bệnh héo xanh Ralstonia solanacearum. Vi khuẩn héo xanh Raltonia solanacearum không chỉ gây hại ngoài sản xuất mà chúng còn gây hại trong quá trình bảo quản củ giống. Theo Ngô đức Thiệu và CTV, 1978: Trong trường hợp nhiễm bệnh nặng, tỷ lệ củ thối vòng do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum vào khoảng 20- 25%.

Những năm gần ựây diện tắch trồng khoai tây ở tỉnh Bắc Giang ngày càng ựược mở rộng nhằm phục vụ cho công nghiệp chế biến cũng như tiêu thụ làm thực phầm hàng ngày của con ngườị đồng thời ựó cũng là chắnh sách khuyến khắch phát triển diện tắch gieo trông vụ ựông của tỉnh Bắc Giang. Vụ ựông năm 2012 tỉnh Bắc Giang tổ chức xây dựng mô hình cánh ựồng mẫu lớn về cây khoai tây chế biến tại một số huyện, người trồng khoai tây ựược hỗ trợ một phần kinh phắ về giống, phân bón và ựược ựảm bảo về tiêu thụ do vậy ựã kắch thắch người dân mở rộng diện tắch trồng khoai tây vụ ựông.

để tìm hiểu, ựánh giá mức ựộ phổ biến của bệnh HXVK ở một số vùng trồng khoai tây, chúng tôi ựiều tra dựa vào triệu chứng bên ngoài của bệnh. Khi cây còn non thì hiện tượng héo rũ xanh tái xảy ra nhanh chóng, ựột ngột, ở những cây ựã lớn

nhiễm bệnh lúc ựầu thể hiện lá vàng, lá héo rũ xuống rất nhanh. Bó mạch có màu nâu và chứa ựầy dịch nhờn vi khuẩn. Sau 2- 3 ngày, thối gốc, toàn cây héo rũ. Kết quả ựiều tra, ựánh giá tình hình bệnh HXVK hại khoai tây ở một số vùng ựược thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5: Tình hình bệnh HXVK hại cây khoai tây vụ ựông năm 2012 tại tỉnh Bắc Giang

STT địa ựiểm ựiều tra Giống Số ựiểm ựiều tra

TLB trung bình %

1 đông Phú - Lục Nam Solara 12 15.6

2 Bảo đài - Lục Nam Solara 10 17.3

3 Tư Mại - Yên Dũng Atlantic 8 7.1

4 Cao Thượng - Tân Yên Solara 11 18.9

5 Quảng Minh - Việt Yên Atlantic 10 7.8

Ghi chú: ựiều tra bệnh HXVK cây khoai tây ở giai ựoạn hình thành củ.

Ảnh 3.5: Triệu chứng bệnh HXVK hại củ khoai tây

Ralstonia solanacearum Smith

Kết quả ựiều tra cho thấy bệnh HXVK hại cây khoai tây vụ ựông năm 2012 ở tỉnh Bắc Giang là phổ biến ở các vùng trồng khoai tâỵ Tỷ lệ bệnh ở các vùng ựiều

tra ở mức cao, bệnh gây hại nặng nhất trên giống khoai tây solara tại Cao Thượng - Tân Yên với tỷ lệ bệnh là 18.9% và thấp nhất là 7.1% ở Tư Mại - Yên Dũng. Nguyên nhân là do ựầu vụ ựông năm 2012 có nhiệt ựộ ấm áp và có những trận mưa cuối mùa kết hợp với nguồn bệnh tồn tại trong củ giống ựây là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ bệnh HXVK.

3.1.2.3. Bệnh héo xanh vi khuẩn hại cây lạc

Những nghiên cứu về loài vi khuẩn Ralstonia solanacearum ở trong ước cũng như ngoài nước cho thấy ựây là loài ký sinh ựa thực, có phạm vi ký chủ rộng, ngoài ký sinh xâm nhiễm gây hại trên cây cà chua, thuốc lá v.v, chúng còn gây hại trên lạc. Bệnh HXVK hay còn gọi là bệnh chết ẻo lạc do loài Ralstonia solanacearum (Smith 1986) Yabuuchi và CTV, 1996 gây ra là một trong những bệnh hại phổ biến, phân bố rộng rãi, gây nhiễm trên 35 họ thực vật, bao gồm hơn 200 loài cây trồng (Kelman, Ạ 1953).

Ảnh 3.6: Triệu chứng bệnh HXVK hại cây lạc Ralstonia solanacearum Smith

Theo kết quả nghiên cứu trước ựây của nhiều tác giả ở trong nước cho thấy bệnh HXVK hại lạc là một trong những bệnh hại nghiêm trọng, phổ biến ở nhiều vùng trồng lạc trong cả nước. Bệnh HXVK ựược biết ựến là một bệnh hại quan

trọng trên cây lạc năm 1968 trong báo cáo của đặng Thái Thuận. Mức ựộ hại của bệnh phụ thuộc vào mùa vụ, ựiều kiện khắ hậu, thời tiết, ựất ựai, thành phần cơ giới ựất, cơ cấu luân canh, ở những nơi nhiễm bệnh nặng, tỷ lệ bệnh trung bình từ 20- 30% (Lê Lương Tề, 1997); (Nguyễn Xuân Hồng và CTV, 1997). Khi nghiên cứu về bệnh HXVK hại lạc ở vung Hà Nội và phụ cận đỗ Tấn Dũng, 1998 cho thấy: mức ựộ hại của bệnh HXVK có sự biến ựộng lớn giữa các ựiểm và các hệ thống canh tác khác nhaụ Trên cùng giống, những ựiều kiện luân canh khác nhau thì mức ựộ nhiễm bệnh héo xanh cũng khác nhaụ

Trên cây lạc, bệnh HXVK thể hiện triệu chứng: Ở cây nhiễm bệnh héo xanh thấy lá ngọn héo rũ màu xanh tái, mặt lá phắa dưới và ở các cành cũng bị héo dần và chết nhanh. Ban ựầu lá héo về ban ngày, ban ựêm lại phục hồi, nhưng chỉ sau vài ngày cây lạc héo rũ hẳn và không phục hồi lại ựược. Chóp rễ cây bị thối nhũn, màu nâu ựen. Dùng tay bóp nhẹ chỗ cắt ngang có dịch nhày trắng như sữa chảy rạ

Kết quả ựiều tra, ựánh giá mức ựộ bệnh héo xanh vi khuẩn hại hại cây lạc ở một số ựịa ựiểm trồng lạc ở tỉnh Bắc Giang ựược trình bày ở bảng 3.6

Bảng 3.6: Tình hình bệnh HXVK hại cây lạc vụ xuân năm 2012 tại tỉnh Bắc Giang

STT địa ựiểm ựiều tra Số ựiểm ựiều tra TLB trung bình %

1 Tiên Hưng - Lục Nam 14 6.3

2 Vũ Xá - Lục Nam 15 5.2

3 An Thượng - Yên Thế 14 4.3

4 Tân Mỹ - TP. Bắc Giang 12 5.6

Ghi chú: ựiều tra bệnh HXVK hại cây lạc ở giai ựoạn hoa rộ- củ non.

Kết quả ựiều tra cho thấy bệnh HXVK hại lạc phổ biến ở tất cả các vùng trồng lạc ở tỉnh Bắc Giang. Trong quá trình ựiều tra chúng tôi nhận thấy phần lớn ở các vùng, lạc thường trồng trên chân ựất cao và ựược luân canh với cây lúa nước

(Lạc - Lúa - Rau màu).

Khi nghiên cứu về mức ựộ nhiễm bệnh HXVK hại lạc ở Hà Nội và vùng phụ cận đỗ Tấn Dũng, 1998 ựã nhận xét: Bệnh hại nặng ở những vùng trồng lạc liên tục hoặc luân canh với các cây ký chủ của bệnh héo xanh. Sự khác biệt về tỷ lệ bệnh ở các vùng là do cơ cấu luân canh, ựặc biệt là lúa nước làm giảm tỷ lệ nhiễm bệnh một cách dáng kể.

Kết quả ựiều tra bước ựầu cho thấy tỷ lệ bệnh héo xanh vi khuẩn chênh lệch giữa các vùng ựiều tra là không ựáng kể, tỷ lệ bệnh cao nhất là ở Tiên Hưng - Lục Nam 6.3% và thấp nhất là ở An Thượng - Yên Thế 4.3%. Qua ựiều tra chúng tôi thấy luân canh với lúa nước ựã góp phần hạn chế tác hại của bệnh HXVK hại cây lạc ở các vùng trồng lạc ở tỉnh Bắc Giang.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn ( ralstolia solanacearum smith) hại một số cây trồng cạn tại tỉnh bắc giang (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)