Biểu đồ nhân quả

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng mặt hàng áo jacket tại công ty TNHH LTP việt nam (đồ án tốt nghiệp khoa may thời trang) (Trang 38 - 40)

1.5.4. Biểu đồ Pareto (Pareto Analysis).

Khái niệm: Biểu đồ Pareto (Pareto Analysis) là một biểu đồ hình cột được sử dụng để phân loại các nguyên nhân hay nhân tố ảnh hưởng đến tầm quan trọng của chúng đối với sản phẩm. Sử dụng biểu đồ này giúp cho nhà quản lý biết được những nguyên nhân cần phải tập trung xử lý. Lưu ý là cần sử dụng biểu đồ Pareto để phân tích nguyên nhân và chi phí do các ngun nhân đó gây ra.

Mục đích: Bốc tách những nguyên nhân quan trọng nhất ra khỏi những nguyên nhân vụn vặt của một vấn đề. Đồng thời, nhận biết và xác định ưu tiên cho các vấn đề quan trọng nhất. Ngoài ra, biểu đồ Pareto còn dùng để đánh giá hiệu quả cải tiến.

Áp dụng khi: Phân tích dữ liệu liên quan đến vấn đề quyết định yếu tố nào quan trọng nhất ảnh hưởng đến vấn đề đó.

Biểu đồ Pareto thể hiện số lượng và tỷ lệ % sai lỗi trong gia cơng cơ khí.

Phân tích pareto cũng rất quan trọng trong q trình cải tiến. Do đó, việc thực hiện cải tiến cần được sử dụng với nhiều công cụ thống kê.

 Các bước xây dựng.

- Bước 1: Xác định nghiên cứu vấn đề gì và cách thu thập dữ liệu.

 Xác định vấn đề cần nghiên cứu (các hạng mục khuyết tật, sai hỏng, tổn thất, tần suất xuất hiện rủi ro, …).

 Xác định những dữ liệu cần để phân loại chúng (dạng khuyết tật, vị trí, q trình, thiết bị, công nhân, phương pháp).

 Xác định phương pháp thu thập dữ liệu và thời gian thu thập dữ liệu (ngày, tuần, tháng, quý, năm, …).

SVTH: Phạm Ngọc Hùng – Ngô Thị Ngọc Diệu Trang 15 - Bước 2: Lập phiếu kiểm tra liệt kê theo các hạng mục.

 Nên dựa vào các phiếu có sẵn.

 Nếu khơng có sẵn phiếu, phải xây dựng các phiếu mới theo các hạng mục (chỉ tiêu) thực tế.

- Bước 3: Điền số liệu vào bảng dữ liệu và tính tốn.

 Tính tổng số của từng hạng mục, tổng số tích lũy, phần trăm tổng thể và phần trăm tích lũy.

- Bước 4: Lập bảng số liệu vẽ biểu đồ Pareto.

 Đưa các số liệu xếp theo thứ tự giảm dần của hạng mục từ trên xuống dưới.

 Nếu có nhóm các dạng khác thì đặt cuối cùng. - Bước 5: Vẽ trục tung và trục hoành.

 Trục tung: Chia trục tung bên trái từ 0 đến tổng số tất cả các chỉ tiêu (tổng số tích lũy). Chia trục tung bên phải từ 0% đến 100%.

 Trục hoành: Được chia thành các khoảng theo số các hạng mục đã được phân loại.

- Bước 6: Xây dựng biểu đồ cột.

 Vẽ các chỉ tiêu theo dạng cột theo số liệu của bảng đã lập, thứ tự từ trái qua phải liền kề nhau.

- Bước 7: Vẽ đường tích lũy (đường cong Pareto).

 Vẽ đường chéo ngang qua cột thứ nhất, xuất phát từ điểm mút dưới bên trái hướng đến điểm mút trên bên phải của cột này.

 Đánh dấu các giá trị tích lũy ở phía trên bên phải khoảng cách của mỗi một cột hạng mục, nối các điểm bằng một đường thẳng.

- Bước 8: Viết các thông tin liên quan cần thiết cho biểu đồ Pareto. - Bước 9: Phân tích biểu đồ Pareto.

 Những cột cao hơn tương ứng với đoạn đường cong có tần xuất tích lũy tăng nhanh nhất, thể hiện sai hỏng xảy ra nhiều nhất, cần được ưu tiên giải quyết.

 Những cột thấp hơn tương ứng với đoạn đường cong có tần xuất tích lũy tăng ít hơn thể hiện cho những sai hỏng ít quan trọng hơn, xảy ra ít hơn.

SVTH: Phạm Ngọc Hùng – Ngô Thị Ngọc Diệu Trang 16

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng mặt hàng áo jacket tại công ty TNHH LTP việt nam (đồ án tốt nghiệp khoa may thời trang) (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)