Một số tiêu chuẩn kiểm tra về phụ liệu cụ thể

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng mặt hàng áo jacket tại công ty TNHH LTP việt nam (đồ án tốt nghiệp khoa may thời trang) (Trang 122 - 125)

Sơ đồ 3.3 : Quy trình kiểm sốt chất lượng trong q trình sản xuất

3.2. Kiểm soát chất lượng nguyên phụ liệu đầu vào

3.2.2.3. Một số tiêu chuẩn kiểm tra về phụ liệu cụ thể

Chỉ.

- Đối với mỗi một loại chỉ thì lấy mẫu ít nhất là 3 lốc (mỗi lốc 5 cuộn) để kiểm tra trong mỗi lơ. Từ đó, đối chiếu với bảng màu để xem xét màu sắc chỉ có giống với màu và mã số chỉ đã được duyệt mẫu hay không.

- Kiểm tra về chi số chỉ, code chỉ, độ xoắn sợi chỉ xem có phù hợp hay khơng.

Dây kéo.

- Kiểm tra chủng loại dây kéo xem có đúng theo yêu cầu.

- Kiểm tra chiều dài dây kéo, răng dây kéo, kích cỡ răng dây kéo, loại răng dây kéo, đầu dây kéo có đúng mẫu được duyệt.

- Đối chiếu với bảng màu: Kiểm tra màu sắc dây kéo có giống bảng màu đã được duyệt hay không.

- Kiểm tra thanh nắm đầu dây kéo có bị trầy, tróc si khơng, răng dây kéo có đều hay khơng, có bị bung sút không.

- Kiểm tra chất lượng dây kéo bằng cách, kéo lên kéo xuống dây kéo nhiều lần, nếu dây kéo kéo được dễ dàng thì dây kéo đó đảm bảo chất lượng, cịn nếu kéo dây kéo cảm thấy bị rít, bị vướng thì cho thấy dây kéo đó khơng đảm bảo chất lượng.

- Dây kéo nên được khử từ ở đầu (với những dây kéo là kim loại) trong quá trình kiểm tra để hỗ trợ cho cơng việc dị kim.

Dây viền trang trí (dây tape).

- Kiểm tra kích thước của dây viền phải theo yêu cầu đã phê duyệt.

- Kiểm tra dây viền có bị lỗi sợi hay bị lem màu hoặc không đồng màu hay không. - Kiểm tra màu sắc dây viền có đúng theo màu đã được phê duyệt hay không.

Nút.

- Kiểm tra quy cách nút: Kiểm tra về đường kính nút, màu sắc, hoa văn của nút có đúng với mẫu được duyệt hay không.

- Kiểm tra độ đồng màu và đồng đều của nút. Nút phải trơn láng và không bị tùy vết như trầy xước, mẻ,….

- Kiểm tra chất lượng của nút: Đối với nút nhựa, kiểm tra độ va đập của nút.

Nhãn.

- Đối chiếu với mã gốc được duyệt: Kiểm tra kiểu dáng, kích thước, màu sắc nhãn. - Kiểm tra thông tin mặt trước, mặt sau của nhãn, các thông tin in dệt của nhãn phải

SVTH: Phạm Ngọc Hùng – Ngô Thị Ngọc Diệu Trang 99 - Kiểm tra xem nhãn có bị lỗi sợi, mất sợi, chữ trên nhãn phải sắc nét, đúng chính tả,

khơng bị lem, khơng bị nhịe chữ, thiếu nét, mờ chữ và lem màu.

- Đối với nhãn sử dụng: Phải kiểm tra theo size, layout nhãn có chính xác khơng, các quy ước, ký hiệu hướng dẫn sử dụng trên mã phải đúng theo quy định của chất liệu vải sử dụng cho mã hàng.

- Đối với nhãn barcode: Phải kiểm tra mã vạch có bị mờ hay bị đứt qng hay khơng và dị kiểm tra số hiệu barcode có đúng với thơng tin trên bảng màu hay không. - Đối với nhãn size: Phải kiểm tra đúng số lượng các size phù hợp với số lượng của

mã hàng, mẫu mã, hình dáng nhãn phải giống với mẫu được duyệt không bị xén, lẹm, cong vặn, không bị tưa biên…

SVTH: Phạm Ngọc Hùng – Ngô Thị Ngọc Diệu Trang 100

Bảng 3.7: Biên bản kiểm tra chất lượng phụ liệu.

BIÊN BẢN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG PHỤ LIỆU

LTP Vietnam Co., Ltd 286 Phan Van Hon

Tan Thoi Nhat ward, Dist. 12 700 000 Ho Chi Minh City Vietnam E-mail: Vietnam Sampling

<sampling.vn@l-t-p.com>

KHÁCH HÀNG: MÃ HÀNG:

NGƯỜI KIỂM: NGÀY KIỂM:

KH XÁC NHẬN: TỈ LỆ KIỂM: STT Tên phụ liệu Tổng số nhập Tổng số kiểm Tỉ lệ % Kí hiệu Kích thước Chất lượng Kết quả Mô tả lỗi Đ Đ Đ Đ

SVTH: Phạm Ngọc Hùng – Ngô Thị Ngọc Diệu Trang 101

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng mặt hàng áo jacket tại công ty TNHH LTP việt nam (đồ án tốt nghiệp khoa may thời trang) (Trang 122 - 125)