Biểu đồ Pareto

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng mặt hàng áo jacket tại công ty TNHH LTP việt nam (đồ án tốt nghiệp khoa may thời trang) (Trang 40)

1.5.5. Biểu đồ mật độ phân bố (Histogram).

Khái niệm: Biểu đồ mật độ phân bố là một dạng biểu đồ cột đơn giản. Nó tổng hợp các điểm dữ liệu để thể hiện tần suất của sự việc.

Mục đích: Sử dụng để theo dõi sự phân bố của các thơng số của sản phẩm/q trình. Từ đó, đánh giá được năng lực của q trình đó (q trình có đáp ứng được yêu cầu sản xuất sản phẩm hay không?). Là biểu đồ cột thể hiện tần số xuất hiện của vấn đề (thu thập qua phiếu kiểm tra).

 Các bước xây dựng. 1. Thu thập giá trị số liệu.

2. Xác định số liệu lớn nhất và nhỏ nhất. 3. Xác định độ rộng của sự phân bố. 4. Xác định số lớp (số cột).

5. Xác định độ rộng của từng lớp. 6. Lập bảng tần suất.

7. Xác định giá trị trung bình của sự phân bố.

SVTH: Phạm Ngọc Hùng – Ngô Thị Ngọc Diệu Trang 17

Hình 1.6: Cơng cụ biểu đồ mật độ phân bố. 1.5.6. Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram).

Khái niệm: Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram) đó là sự biểu diễn dữ liệu bằng đồ thị, trong đó các giá trị quan sát được của một biến được vẽ thành từng điểm so với các giá trị của biến kia mà khơng nối các điểm đó lại với nhau bằng đường nối. Biểu đồ phân tán chỉ ra mối quan hệ giữa 2 nhân tố.

Mục đích: Để giải quyết các vấn đề và xác định điều kiện tối ưu bằng cách phân tích định lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến số của 2 nhân tố này. Dựa vào việc phân tích biểu đồ, có thể thấy được nhân tố này phụ thuộc như thế nào vào một nhân tố khác và mức độ phụ thuộc giữa chúng.

Các bước xây dựng.

- Bước 1: Thu thập dữ liệu.

- Bước 2: Xác định tỉ lệ thích hợp cho trục tung và trục hoành sao cho cả 2 dài gần bằng nhau.

- Bước 3: Vẽ sơ đồ dữ liệu vào giấy, trong trường hợp có sử dụng trùng nhau giữa hai hệ thống dữ liệu ta có thể sử dụng một trong các cách.

- Bước 4: Điền tất cả các thông tin cần thiết vào biểu đồ. - Bước 5: Đọc biểu đồ.

SVTH: Phạm Ngọc Hùng – Ngô Thị Ngọc Diệu Trang 18

Hình 1.7: Biểu đồ phân tán. 1.5.7. Biểu đồ kiểm soát (Control Chart). 1.5.7. Biểu đồ kiểm soát (Control Chart).

Là một biểu đồ với các đường giới hạn đã được tính tốn bằng phương pháp thống kê được sử dụng nhằm mục đích theo dõi sự biến động của các thơng số về đặc tính chất lượng của sản phẩm, theo dõi những thay đổi của quy trình để kiểm soát tất cả các dấu hiệu bất thường xảy ra khi có dấu hiệu đi lên hoặc đi xuống của biểu đồ.

Biểu đồ kiểm soát hay được gọi bằng cái tên khác là biểu đồ Shewhart theo tên người tạo nên chúng. Về cơ bản là một biểu đồ số thống kê hỗ trợ việc kiểm sốt q trình hoạt động sản xuất, có đáp ứng được nhu cầu khách hàng hay không sau khi đã xác định được các hạn chế lỗi cụ thể.

Mục đích chính của biểu đồ kiểm sốt là xác định tính ổn định và tính khả thi trong điều kiện sản xuất hiện tại của một sự kiện hay vấn đề được đề ra.

Trong biểu đồ kiểm soát, dữ liệu thể hiện thời gian theo trục X. Biểu đồ kiểm sốt sẽ ln có một đường trung tâm, một đường cao hơn tượng trưng cho mức trần của giới hạn kiểm soát và một đường thấp hơn tượng trưng cho mức sản của giới hạn kiểm soát. Những đường này được xác định từ dữ liệu lịch sử thu thập được trong thời gian dài.

SVTH: Phạm Ngọc Hùng – Ngô Thị Ngọc Diệu Trang 19

Hình 1.8: Biểu đồ kiểm sốt.

1.6. Giới thiệu về hệ thống tiêu chuẩn ISO trong quản lý chất lượng. 1.6.1. Khái niệm về tiêu chuẩn ISO. 1.6.1. Khái niệm về tiêu chuẩn ISO.

ISO (International Organization for Standardization) là một tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế độc lập, phi chính phủ có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ được thành lập vào năm 1947, hiện nay có trên 164 quốc gia thành viên trên tồn thế giới. Việt Nam gia nhập vào ISO năm 1977, là thành viên thứ 77 của tổ chức này. Các tiêu chuẩn ISO được chuyển thành tiếng Việt ban hành với tên gọi Tiêu Chuẩn Việt Nam (viết tắt là TCVN). Thơng qua các thành viên của mình, ISO tập hợp các chuyên gia để chia sẻ kiến thức và phát triển các Tiêu chuẩn quốc tế có liên quan, dựa trên thị trường, tự nguyện, hỗ trợ đổi mới và cung cấp giải pháp cho các thách thức hội nhập toàn cầu.

Tiêu chuẩn ISO là các quy tắc được chuẩn hóa quốc tế để giúp cho các tổ chức hoạt động phát triển bền vững, tạo ra các năng lực nâng cao giá trị của doanh nghiệp tổ chức trong mọi lĩnh vực thuộc sản xuất, thương mại, dịch vụ. Khi áp dụng các tiêu chuẩn ISO, chất lượng sản phẩm được làm ra đáp ứng được yêu cầu chất lượng của người dùng.

Tùy vào nghành nghề, lĩnh vực mà có các bộ tiêu chuẩn ISO đặc thù riêng. Tiêu chuẩn ISO khi triển khai trong doanh nghiệp, tổ chức sẽ bao gồm tất cả các khâu sản xuất cũng như tổ chức nhân sự.

Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO có chức năng nghiên cứu, xây dựng và công bố các tiêu chuẩn ISO quốc tế nhằm mục đích làm cho mọi thứ thực hiện theo đúng chuẩn mực bao gồm cung cấp thông số kỹ thuật chuẩn Quốc tế để đảm bảo cho các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống được đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả.

SVTH: Phạm Ngọc Hùng – Ngô Thị Ngọc Diệu Trang 20 Tiêu chuẩn ISO là công cụ để tạo thuận lợi và giá trị gia tăng cho thương mại Quốc tế, giúp cho các tổ chức áp dụng đạt được niềm tin từ đối tác và người tiêu dùng là điều kiện để gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhiệm vụ của ISO là gì?

Để cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thương mại trong nước cũng như quốc tế, ISO với các tiêu chuẩn hóa thống nhất quốc tế giúp cho q trình trao đổi này thuận lợi hơn. Đồng thời, khi doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn ISO thì giá trị của doanh nghiệp trước cộng đồng quốc tế cũng tăng cao. Do vậy, nhiệm vụ của ISO chính là thúc đẩy và hoàn thiện doanh nghiệp, tạo các tiềm lực mở rộng.

1.6.2. Hệ thống tiêu chuẩn ISO-9000.

ISO 9000 là hệ thống tiêu chuẩn quản lý về chất lượng. ISO 9000 được viết tắt của International Organization for Standardization 9000.

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được áp dụng tại Việt Nam từ năm 1995, đến nay đã góp phần không nhỏ trong sự thay đổi tư duy của các cấp quản lý theo hướng tích cực và càng ngày càng hồn thiện hơn.

Đứng dưới góc độ của một người mua hàng thì điều quan trọng đối với họ chính là tiêu chuẩn chất lượng và giá, kèm sự tiện lợi. Hệ thống Tiêu chuẩn ISO 9000 với cốt lõi là các tiêu chuẩn chất lượng. Vì vậy, việc lựa chọn ISO 9000 đối với doanh nghiệp là một sự lựa chọn đúng đắn. Quy trình ISO 9000 có thể giải quyết điều khách hàng của bạn mong đợi đồng thời cũng giúp được cho hoạt động nhân sự của bạn có tầm nhìn, năng lực định hướng cao hơn. Giúp doanh nghiệp bạn có năng lực cạnh tranh trong môi trường quốc tế với những khoản lợi nhuận ngày càng lớn hơn.

Phần đa khách hàng hiện tại đang hướng tới các sản phẩm đạt yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng. Vì thế, nếu khơng sớm hội nhập ISO 9000, doanh nghiệp có thể bị đào thải trong 1 tương lai gần, vì ISO đang là 1 xu thế hướng tới của người tiêu dùng.

Hệ thống ISO 9000 có 4 phiên bản được xây dựng để quản lý các tiêu chuẩn chất lượng đó là: 9000, 9001, 9004, 9011. Wikipeadia liệt kê các tiêu chuẩn chính như sau:

 Tiêu chuẩn ISO 9000:2005 (Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng): Tiêu chuẩn này mô tả cơ sở của các hệ thống quản lý chất lựợng và quy định các

SVTH: Phạm Ngọc Hùng – Ngô Thị Ngọc Diệu Trang 21 thuật ngữ cho các hệ thống quản lý chất lượng, nó chứa đựng những ngơn ngữ cốt lõi của bộ tiêu chuẩn ISO 9000.

 Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 (Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu): Đây là tiêu chuẩn trung tâm quan trọng nhất của Bộ tiêu chuẩn ISO 9000, nó sử dụng ở bất kì tổ chức thiết kế, phát triển, sản xuất, lắp đặt hay phục vụ cho bất kì 1 sản phẩm nào hoặc cung cấp bất kì kiểu dịch vụ nào. Nó đem lại số lượng yêu cầu mà các tổ chức cần phải hồn thành, nếu như nó làm vừa lịng khách hàng thông qua những sản phẩm và dịch vụ hoàn chỉnh nhằm làm thỏa mãn mong chờ của khách hàng. Đây chỉ là sự thực hiện một cách đầy đủ đối với bên kiểm soát thứ ba mà trao bằng chứng nhận.

 Tiêu chuẩn ISO 9004:2009 (Hệ thống quản lý chất lượng - Quản lý cho sự thành

công lâu dài của tổ chức): Một cách tiếp cận quản lý chất lượng.

 Tiêu chuẩn ISO 19011:2002 (Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng

và môi trường): Tiêu chuẩn này hướng dẫn về cách đánh giá các hệ thống quản

lý chất lượng.

Hình 1.9: Hệ thống tiêu chuẩn ISO. 1.6.3. Các triết lý về ISO. 1.6.3. Các triết lý về ISO.

Hiệu quả chất lượng là vấn đề chung của tồn bộ tổ chức. Chỉ có thể tạo ra một sản phẩm, một dịch vụ có chất lượng, có tính cạnh tranh cao khi mà cả hệ thống được tổ chức tốt. Phải làm đúng, làm tốt ngay từ đầu. Nêu cao vai trị phịng ngừa là chính

SVTH: Phạm Ngọc Hùng – Ngô Thị Ngọc Diệu Trang 22 trong mọi hoạt động của tổ chức thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng và của xã hội.

Đề cao vai trò của dịch vụ theo nghĩa rộng tức là quan tâm đến phần mềm của sản phẩm và đến dịch vụ sau bán hàng. Trách nhiệm đối với kết quả hoạt động của tổ chức thuộc về từng người. Phân định rõ trách nhiệm của từng người trong tổ chức, công việc sẽ được thực hiện hiệu quả hơn.

Quan tâm đến chi phí để thoả mãn nhu cầu, cụ thể là đối với giá thành. Phải tìm cách giảm chi phí ẩn của sản xuất, đó là những tổn thất do q trình hoạt động khơng phù hợp, khơng chất lượng gây ra. Tinh thần ISO 9000 thực chất là một loại bộ tiêu chuẩn đặc biệt, cho phép chỉ ra các thủ pháp cơ bản nhất để quản trị một hệ thống, một tổ chức mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp, cho xã hội.

1.7. Giới thiệu về chuẩn AQL.

1.7.1. Khái niệm AQL trong kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Acceptable Quality Level (AQL) là một thuật ngữ nói về mức độ chất lượng sản phẩm có thể chấp nhận được trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm bằng việc lên kế hoạch lấy mẫu. Kế hoạch này phụ thuộc vào số lượng sản phẩm được lấy, dựa trên số lượng sản phẩm của lô hàng và mức độ chất lượng sản phẩm có thể chấp nhận được, tính theo phần trăm lỗi tối đa hoặc số lỗi tối đa trên tổng số sản phẩm được lấy mẫu kiểm tra và được quy định theo từng tiêu chuẩn AQL áp dụng.

1.7.2. Quá trình hình thành và phát triển của tiêu chuẩn AQL.

Tiêu chuẩn AQL được hình thành từ quá trình lấy mẫu được chấp nhận là một tiêu chuẩn quan trọng của quản lý chất lượng sản phẩm, qua quá trình thống kê và được áp dụng phổ biến trong quân đội Hoa Kỳ cho các thử nghiệm đạn dược trong chiến tranh thế giới thứ II.

Với sự ra đời của quy trình cơng nghệ hiện đại, tiến bộ kỹ thuật, những phát minh mới, những ứng dụng mới, sáng tạo công nghệ và nhu cầu mức sống của con người ngày càng cao thì truyền thống lao động thủ cơng được thay thế dần bằng dây chuyền sản xuất hàng loạt. Việc đánh giá chất lượng rất quan trọng và đòi hỏi phải đạt được tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như đảm bảo sự đồng nhất về chất lượng sản phẩm sau sản xuất.

SVTH: Phạm Ngọc Hùng – Ngô Thị Ngọc Diệu Trang 23 Ngày nay, chất lượng được chú trọng nhiều hơn trong các doanh nghiệp trên tồn cầu, bởi lẽ khơng có nhà sản xuất nào có thể đảm bảo 100% hàng hóa đạt chất lượng tốt mà khơng bị lỗi trong q trình sản xuất. Vì thế, việc kiểm sốt chất lượng từ khâu nhập nguyên phụ liệu đầu vào, cho đến việc kiểm tra các giai đoạn triển khai sản xuất, cũng như cho đến khi sản phẩm cuối cùng được hoàn tất là rất quan trọng.

1.7.3. Tầm quan trọng của tiêu chuẩn AQL trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm. sản phẩm.

Sự ra đời của AQL đã giúp đỡ các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là những doanh nghiệp tập trung sản xuất với số lượng hàng loạt đã xác định được mục chất lượng sản phẩm thông qua kế hoạch lấy mẫu và kiểm tra ngẫu nhiên, phương pháp này tương đối khách quan vì việc chọn mẫu như thế sẽ đánh giá được chất lượng sản phẩm có thỏa mãn với nhu cầu khách hàng hay chưa.

Tiêu chuẩn AQL này đã được áp dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực như: Y khoa, sản xuất đồ gia dụng, điện.... Ngành may hiện nay cũng là một trong những ngành áp dụng phương pháp kiểm tra theo tiêu chuẩn chất lượng AQL. Tiêu chuẩn AQL được kiểm tra tùy theo mức độ khác nhau và nó đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong việc nâng cao năng suất sản phẩm trong ngành dệt may thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Với tốc độ phát triển nhanh chóng, trong cuộc cạnh tranh quốc tế đã buộc các doanh nghiệp dệt may có những phương pháp tiếp cận mới nhằm đạt được một lợi thế cạnh tranh. Qua đó cho thấy rằng, việc làm thế nào để khẳng định được chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đảm bảo chất lượng là rất quan trọng. Vì thế, việc áp dụng tiêu chuẩn AQL để xác định được mức chất lượng có thể chấp nhận được, một cách phù hợp cho lô hàng hay một đợt hàng, thông qua kế hoạch lấy mẫu được thực hiện và thống kê chất lượng là rất cần thiết.

1.7.4. Kế hoạch lấy mẫu dựa trên tiêu chuẩn AQL.

Để thực hiện kế hoạch lấy mẫu trong việc kiểm tra lơ hàng hay một đợt hàng thì phải dựa vào việc sử dụng tiêu chuẩn AQL, với kế hoạch này thì khơng nhất thiết phải kiểm tra 100%.

Muốn thực hiện kế hoạch lấy mẫu để kiểm tra như thế nào thì trước tiên phải quyết định mức AQL cần sử dụng, xác định kí tự, cỡ mẫu, lúc đó ta sẽ xác định được số lỗi

SVTH: Phạm Ngọc Hùng – Ngô Thị Ngọc Diệu Trang 24 có thể chấp nhận cho lơ hàng đó, có được phép xuất đi hay khơng. Thật ra, có rất nhiều bảng khác nhau về tiêu chuẩn AQL để cho các giá trị AQL khác nhau, nhưng đối với các lỗi nghiêm trọng thì mức chấp nhận AQL phải thấp hơn và ngược lại đối với những lỗi ít nghiêm trọng thì mức chấp nhận AQL sẽ cao hơn bằng cách áp dụng hệ thống phân loại lỗi nặng, lỗi nhẹ.

Bậc kiểm tra.

Số lượng lơ hàng càng lớn thì số lượng cỡ mẫu lấy ra kiểm tra càng lớn và phụ thuộc vào số lượng đơn đặt hàng. Nếu có sự nghi ngờ về số lỗi trên sản phẩm của nhà máy, thì khách hàng sẽ có u cầu kiểm tra thêm sản phẩm và thường là khách hàng sẽ chịu trách nhiệm chọn mức độ kiểm tra.

Trong tiêu chuẩn này thì có các cấp độ kiểm tra khác nhau bao gồm 3 mức độ kiểm tra thông thường và 4 mức độ kiểm tra đặc biệt.

 Ba cấp độ kiếm tra thông thường (General inspection level).

 Bậc kiểm tra giảm (level I): Bậc kiểm tra này chỉ đòi hỏi 40% của bậc kiểm tra II và được áp dụng cho lơ hàng ít có sự phân biệt lỗi được yêu cầu, rủi ro cao. Kiểm tra giảm đòi hỏi cỡ mẫu nhỏ hơn so với kiểm tra thường.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng mặt hàng áo jacket tại công ty TNHH LTP việt nam (đồ án tốt nghiệp khoa may thời trang) (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)