Quản lý chất lượng các khâu trong quá trình chuẩn bị sản xuất

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng mặt hàng áo jacket tại công ty TNHH LTP việt nam (đồ án tốt nghiệp khoa may thời trang) (Trang 125 - 126)

Sơ đồ 3.3 : Quy trình kiểm sốt chất lượng trong q trình sản xuất

3.3. Quản lý chất lượng các khâu trong quá trình chuẩn bị sản xuất

Ở khâu chuẩn bị sản xuất, bộ phận Phòng Kỹ Thuật sẽ chịu trách nhiệm về rập và tài liệu kỹ thuật của khách hàng. Bộ phận phòng may mẫu có trách nhiệm may mẫu theo đúng tài liệu mà khách hàng yêu cầu để gởi cho khách hàng phê duyệt.

Tổ chức sản xuất trong Phòng Kỹ Thuật của công ty LTP là mỗi nhân viên sẽ nhận một mã hàng theo sự phân công của tổ trưởng và tiến hành thiết kế rập theo tài liệu với cỡ vóc trung bình. Tiếp đó, chuyển cho phịng may mẫu để may mẫu và gửi cho khách hàng, khi khách hàng đồng ý đặt hàng thì sẽ tiếp tục nhảy cỡ vóc từ size trung bình ra những size khác trong bảng thơng số.

3.3.1. Kiểm sốt chất lượng rập.

- Kiểm tra thiết kế mẫu: Nhân viên cần xem kỹ sản phẩm mẫu, đối chiếu với thông số kích thước và tài liệu kỹ thuật cho phù hợp. Cần lưu ý kiểm tra về tính chất của nguyên phụ liệu, sự ăn khớp của các đường lắp ráp, các dấu bấm, dấu đục, quy cách đường may….

- Kiểm tra rập mẫu: Nhân viên rập sẽ chỉnh rập theo TLKT và mẫu gốc mà khách hàng gửi tới kèm theo những góp ý. Rồi kiểm tra thơng số mẫu.

- Bộ rập mẫu được thiết kế phải phù hợp, sao cho khi may xong sản phẩm sẽ có kiểu dạng giống mẫu và đảm bảo thơng số kích thước đúng như u cầu kỹ thuật và phải được khách hàng duyệt.

Ví dụ minh họa: Đối với mã hàng áo jacket M Meadow Vest của khách hàng Peak,

trước khi chuyển rập cho bộ phận sản xuất bộ phận thiết kế phải kiểm tra lại rập, thông tin về rập, thống kê chi tiết sản phẩm xem có đủ hay khơng. Mẫu sản phẩm thì được kiểm tra xem mẫu có may đúng theo góp ý cuối cùng của khách hàng hay khơng. Rập, mẫu, tài liệu, bảng màu đều phải được phê duyệt, đều phải là những nguyên phụ liệu đúng sử dụng trọng sản xuất.

3.3.2. Kiểm soát chất lượng mẫu.

Tổ trưởng phòng may mẫu sẽ được nhận rập và tài liệu kỹ thuật từ Phịng Kỹ Thuật từ đó triển khai may mẫu sản phẩm theo yêu cầu mẫu mã và thơng số của khách hàng. Phịng may mẫu phải sử dụng đúng NPL đã được duyệt để may mẫu theo yêu cầu của khách hàng.

SVTH: Phạm Ngọc Hùng – Ngô Thị Ngọc Diệu Trang 102 - Mẫu gởi cho khách hàng phải được kiểm soát về các yêu cầu.

+ Thơng số kích thước của sản phẩm.

+ Quy cách đường may, mật độ mũi chỉ, vị trí gắn nhãn, thùa khuy, đính bọ,… kiểm tra bên ngoài lẫn bên trong của sản phẩm.

+ Kiểm tra việc sử dụng NPL trên sản phẩm có đúng theo yêu cầu của khách hàng hay không?

+ Kiểm tra sự đối xứng giữa các chi tiết được lắp ráp và vệ sinh công nghiệp của sản phẩm.

- Khi hoàn thiện sản phẩm mẫu, tổ trưởng may mẫu phải kiểm tra lại toàn bộ chi tiết của sản phẩm: Kiểm tra về kỹ thuật, chất lượng, thông số, sự ăn khớp của các chi tiết và quy trình may sản phẩm. Nếu đạt thì giao cho Phịng Kỹ Thuật để gửi cho khách hàng duyệt.

Công ty LTP không may size set để gởi cho khách hàng, mà chỉ may mẫu một sản phẩm size trung bình. Vì vậy, quá trình kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất các size của mã hàng phải được kiểm tra về thơng số, kích thước một cách xác sao nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm là tốt nhất.

3.3.3. Kiểm soát chất lượng về hồ sơ tiêu chuẩn kỹ thuật

Kiểm tra về hồ sơ tiêu chuẩn kỹ thuật: Hồ sơ tiêu chuẩn kỹ thuật bao gồm những tài liệu liên quan đến mã hàng dùng để sử dụng trong quá trình triển khai sản xuất mã hàng. Vì vậy, các thơng tin, nội dung, chi tiết của bộ tài liệu phải rõ ràng và tuyệt đối chính xác. Bởi vì đó là những u cầu của khách hàng đã phê duyệt đối với mã hàng là cơ sở để quá trình sản xuất đơn hàng làm tiền đề dựa vào. Như vậy, giúp cho quá trình sản xuất sau này này của mã hàng được diễn ra một cách tốt nhất và tránh xảy ra sai sót.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng mặt hàng áo jacket tại công ty TNHH LTP việt nam (đồ án tốt nghiệp khoa may thời trang) (Trang 125 - 126)