3.4.2 Thang đo đo lường nhân tố văn hóa tổ chức tác động đến CLTT BCTC
Thang đo (Hình 3.3) đo lƣờng các nhân tố này đƣợc kế thừa dựa trên thang đo của Chanchani và Willett (2004) để sử dụng cho nghiên cứu tại Việt Nam.
Thang đo chủ nghĩa cá nhân (CNCN): trong các xã hội, tổ chức có chủ nghĩa cá nhân, lợi ích cá nhân chiếm ƣu thế, và mọi ngƣời lớn lên nghĩ về lợi ích của mình. Các chuyên gia kế toán trong các xã hội, tổ chức theo chủ nghĩa cá nhân có quyền lực và giá trị phán đoán cao hơn. Chủ nghĩa cá nhân là thang đo bậc 1, đƣợc đo lƣờng bởi 4 biến quan sát.
Thang đo nam tính (CNNT): chiều hƣớng này đề cập đến sự ƣa thích trong xã hội đối với thành tích, tính quyết đốn, khả năng cạnh tranh và phần thƣởng vật chất cho thành cơng. Ngồi ra, các xã hội, tổ chức này nhấn mạnh đến thành tích tài chính và cá nhân, tham vọng về hiệu suất, và nỗ lực để vƣợt qua sự cạnh tranh rõ rệt nhất giữa các tác nhân kinh tế. Nam tính là thang đo bậc 1, đƣợc đo lƣờng bởi 4 biến quan sát.
39
Thang đo sự né tránh rủi ro (NTRR): thể hiện mức độ mà các thành viên trong tổ chức không thoải mái với sự không chắc chắn và mơ hồ. Nếu tổ chức có mức độ này cao cho thấy kế toán rất chú trọng đến các quy tắc thủ tục do một thực thể có quyền ban hành hoặc ngƣợc lại duy trì thái độ linh hoạt hơn đối với các quy định kế toán. Sự né tránh rủi ro là thang đo bậc 1, đƣợc đo lƣờng bởi 4 biến quan sát.
Thang đo khoảng cách quyền lực (KCQL): Chỉ số khoảng cách quyền lực cung cấp bằng chứng về mức độ mà cấp dƣới, sẽ tuân thủ theo ý kiến của ngƣời có quyền thế. Chỉ số khoảng cách quyền lực cao chỉ ra rằng hệ thống phân cấp của tổ chức/ doanh
nghiệp đƣợc xác định rõ ràng và tồn tại vững chắc. Chỉ số thấp đại diện cho một hệ thống ít cứng nhắc hơn; các thành viên trong nhóm tổ chức/ doanh nghiệp có thể thách thức thẩm quyền của cấp trên hoặc sẵn sàng tƣơng tác với cấp trên để đƣa ra quyết định. Khoảng cách quyền lực là thang đo bậc 1, đƣợc đo lƣờng bởi 4 biến quan sát.