Mã hóa Câu hỏi Nguồn tham khảo
DLNT Động lực nội tại Amabile và cộng sự (1996) Amabile (1997) Woodman và cộng sự (1993) Shalley và cợng sự (2004) DLNT1 Tơi thích tìm ra giải pháp cho những
vấn đề phức tạp.
DLNT2
Tơi thích tìm ra nhiều ý tưởng mới cho các sản phẩm và dịch vụ của đơn vị đang công tác
DLNT3 Tơi thích tạo ra những quy trình mới để thực hiện cơng việc.
DLNT4 Tơi thích tham gia vào việc tư duy phân tích vấn đề.
29
TCTCV Tự chủ trong công việc
Zhou & Shalley (2003) Ford (2000)
Egan (2005)
Tierney & Farmer (2002) P. Eder & Sawyer (2008) TCTCV1 Tôi tự tin vào khả năng của mình khi
thực hiện cơng việc
TCTCV2 Tơi đã nắm vững các kỹ năng cần thiết cho công việc của tôi
TCTCV3 Tơi có thể dễ dàng thực hiện các công việc nào được cấp trên giao
TCTST Tự chủ trong sáng tạo
Tierney & Farmer (2004) Shalley và cộng sự (2004) Egan (2005)
Tierney & Farmer (2002) Houghton & DiLiello (2010) P. Eder & Sawyer (2008) TCTST1 Tôi tự tin vào khả năng tạo ra những
ý tưởng mới của mình
TCTST2 Tơi tự tin vào khả năng giải quyết vấn đề mợt cách sáng tạo của mình
TCTST3 Tơi có khả năng phát triển ý tưởng vượt xa hơn so với người khác
TCTST4 Tôi thấy hào hứng trong việc thử nghiệm những ý tưởng mới
SHTCTC Sự hỗ trợ của tổ chức
SHTCTC1 Nhân viên được ghi nhận về những
việc làm sáng tạo trong ngân hàng Amabile và cộng sự (1996) Tierney và cộng sự (1999) Shalley & Gilson (2004) Binnewies và cộng sự (2008) SHTCTC2 Mọi ý tưởng đều được đánh giá công
bằng trong ngân hàng
30 quyết vấn đề một cách sáng tạo
Houghton & DiLiello (2010)
SHTCTC4
Tại ngân hàng của tơi, nhân viên được khuyến khích chấp nhận những thách thức trong công việc
SHTCTC5
Ngân hàng của tơi có mợt cơ chế tốt để khuyến khích và phát triển các ý tưởng sáng tạo
TQLD Trao quyền lãnh đạo
Zhang & Bartol (2010) Amabile và cộng sự (1996) TQLD1
Người quản lý của tôi cho phép tôi đưa ra quyết định quan trọng khi thực thi công việc
TQLD2 Người quản lý của tôi đưa ra nhiều quyết định cùng với tôi.
TQLD3 Người quản lý của tôi thường tư vấn cho tơi về các quyết định của mình
TQLD4
Người quản lý của tôi cho phép tôi thực hiện công việc theo cách của mình.
STT Sự sáng tạo trong công việc
(Ouakouak, M. L., & Ouedraogo, 2017)
SST1 Tôi đề xuất những cách thức mới để thực hiện các nhiệm vụ công việc
SST2
Tôi đưa ra những ý tưởng mới và thiết thực để cải thiện hiệu suất làm việc
31
SST3 Tôi thể hiện sự sáng tạo trong cơng việc của mình
SST4
Tơi thường có cách tiếp cận mới đối với các vấn đề liên quan đến công việc
Nội dung bảng câu hỏi khảo sát: Bảng câu hỏi khảo sát được đính kèm trong phụ lục 1
- Đối tượng được điều tra khảo sát: là các nhân viên đang làm việc trong hệ thông ngân hàng Vietcombank.
- Phạm vi khảo sát và phương pháp khảo sát: Tác giả tiến hành gửi bảng câu hỏi khảo sát online đến 250 nhân viên đang làm việc trong hệ thống ngân hàng Vietcombank tại Quảng Ngãi.
- Phát phiếu điều tra khảo sát
Số lượng phiếu gửi đến nhân viên: 220 phiếu
Số lượng phiếu khảo sát thu lại: 180 phiếu trong đó có 3 phiếu đã bị loại, 40 phiếu không được đánh giá.
Thời gian gửi phiếu khảo sát: 12/06/2021 đến 30/06/2021 Thời gian xử lý dữ liệu: 03/07/2021 đến 4/07/2021
3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu
3.3.1 Phương pháp mơ tả thống kê
Để phân tích định tính về mẫu nghiên cứu và mơ tả đặc điểm của đối tượng khảo sát, tôi thực hiện thống kê mô tả cho tất cả các biến quan sát và các nhóm người khảo sát chia theo phân khúc giới tính, thu nhập, trình đợ văn khóa, kinh nghiệm làm việc cho các mẫu.
3.3.2 Phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha
Hệ thống Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Phương pháp này cho phép loại bỏ
32
những biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mơ hình nghiên cứu. Các biến có hệ số tương quan biến tổng phù hợp (Corrected Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo có Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên (Nunnally et al.,1994). Thỏa 2 điều kiện trên thì các biến phân tích được xem là chấp nhận và thích hợp đưa ra phân tích những bước tiếp theo.
Hồng Trọng và Chu Nguyễn Ngọc Mộng (2008) những nghiên cứu mới lại đối với người khảo sát thì Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên cũng có thể chấp nhận được.
The Hair (2009) đưa ra quy tắc đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha như sau: - Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0.6: Thang đo nhân tố là không phù hợp. - Cronbach’s Alpha từ 0.6 đến 0.7: Chấp nhận được các nghiên cứu mới. - Cronbach’s Alpha từ 0.7 đến 0.8: Chấp nhận được.
- Cronbach’s Alpha từ 0.8 đến 0.95: Tốt.
Cronbach’s Alpha lớn hơn hoặc bằng 0.95: Chấp nhận được nhưng khơng tốt, xem xét các biến quan sáng có thể có hiện tượng trùng biến.
3.3.3 Phương pháp phân tích nhân tố
Các thang đo đạt yêu cầu về đợ tin cậy sẽ được sử dụng phân tích nhân tố để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát thành 1 tập (hay còn gọi là nhân tố) ít hơn, các nhân tố này được rút ngọn sẽ có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chưa hết nội dung thông tin của tập biến quan sát ban đầu (The Hair, 2009).
Theo (Hair, J., Anderson, R., Tatham, R. and Black, 1998), Factor loading (Hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA:
- Factor loading 0.3 với cỡ mẫu ít nhất 350.
- Factor loading 0.55 với cỡ mẫu khoảng 100 đến 350. - Factor loading 0.75 với cỡ mẫu khoảng 50 đến 100.
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) phải đạt giá trị 0.5 trở lên (0.5KMO1) thể hiện phân tích nhân tố là phù hợp.
33
Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test) có ý nghĩa thống kê (Sig.0.05), chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) là chỉ tiêu đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực EFA >=0.5 và các biến có trọng số khơng rõ 1 nhân tố nào cũng bị loại.
Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) đặt giá trị từ 50% trở lên.
Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thơng tin.
3.3.4 Phương pháp phân tích Pearson
Phân tích tương quan Pearson nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc và sớm nhận diện vấn đề đa cộng tuyến khi các biến độc lập cũng có tương quan mạnh mẽ với nhau.
Hệ số tương quan Pearson (r) có giá trị giao đợng trong khoảng liên tục từ -1 đến
+1:
- r = 0: Hai biến khơng có tương quan tuyến tính
- r = 1; r = -1: Hai biến có mối tương quan tuyến tính tuyệt đối.
- r < 0: Hệ số tương quan âm. Nghĩa là giá trị biến x tăng thì giá trị biến y giảm và ngược lại, giá trị biến y tăng thì giá trị biến x giảm.
- r > 0: Hệ số tương quan dương. Nghĩa là giá trị biến x tăng thì giá trị biến y tăng và ngược lại, giá trị biến y tăng thì giá trị biến x cũng tăng.
Hệ số tương quan Pearson (r) chỉ có ý nghĩa khi và chỉ khi mức ý nghĩa quan sát (sig.) nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 5%.
Nếu r nằm trong khoảng từ 0,50 đến ± 1, thì nó được cho là tương quan mạnh. Nếu r nằm trong khoảng từ 0,30 đến ± 0,49, thì nó được gọi là tương quan trung bình.
Nếu r nằm dưới ± .29, thì nó được gọi là mợt mối tương quan yếu.
Trên đồ thị phân tán Scatter, nếu r = -1 dữ liệu sẽ phân bổ trên một đường thẳng với độ dốc âm, r = 1 dữ liệu sẽ phân bổ trên một đường thẳng với đợ dốc dương.
34
3.3.5 Phương pháp phân tích hồi quy
Trong thống kê, phân tích hồi quy là mợt q trình thống kê để xác định mối quan hệ giữa các biến. Cụ thể hơn, phân tích hồi quy giúp các nhà nghiên cứu hiểu giá trị điển hình của các biến phụ tḥc thay đổi như thế nào khi một trong các biến độc lập được thay đổi, trong khi các biến độc lập khác được giữ cố định.
Hồi quy bội là một phần mở rợng của hồi quy tuyến tính đơn giản, được sử dụng để dự đốn giá trị của biến phụ tḥc dựa trên giá trị của hai hoặc nhiều biến đợc lập. Đó là sự kết hợp đồng thời của nhiều yếu tố để đánh giá mức độ và mức độ ảnh hưởng của chúng đến một kết quả nhất định.
Liên quan đến mục tiêu nghiên cứu, phân tích hồi quy bội được thực hiện bằng cách sử dụng phần mềm SPSS 2.0 để điều tra mối quan hệ của các biến đợc lập, phương trình hồi quy phát triển được đưa ra dưới đây.
Mơ hình : YCS=0+1X1+2X2+...+nXn+ei Y: biến phụ tḥc
βi Xi: biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ i csXcs: Biểu hiện giá trị của biến sự hài lòng. βi: hệ số hồi quy riêng phần.
ei: mợt biến đợc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai khơng đổi σ2.
Các chỉ số cần dùng và tiêu chuẩn chấp nhận sự phù hợp của mơ hình hồi quy: - R2 là hệ số tương quan, thể hiện thực tế của mơ hình.
- R2 đã hiệu chỉnh từ R2 được sử dụng để phản ánh sát hơn mức đợ phù hợp của mơ hình hồi quy đa biến vì nó khơng phụ tḥc vào đợ lệch phóng đại R2.
Kiểm định F phải có sig.<0.05
Tiêu chuẩn chấp nhận các biến có giá trị Tolerance>0.0001
Đạt lượng chuẩn đốn hiện tượng đa cợng tuyến với hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) < 10.
Hệ số Durbin Watson dùng để kiểm định tương quan của các sai số kề nhau có giá trị biến thiên từ khoảng 0 đến 4, nếu các phần sai số khơng có tương quan chuỗi
35
bậc nhất với nhau thì giá trị sẽ cân bằng 2, nếu giá trị càng nhỏ, gần kề 0 thì sai số có tương quan thuận, nếu càng lớn gần về 4 thì các phần sai số có tương quan nghịch.
3.3.6 Phân tích ANOVA
Sử dụng phân tích ANOVA để tìm ra sự khác biệt về kết quả đánh giá mức đợ quan trọng của các tiêu chí giữa các nhóm đối tượng khảo sát khác nhau của hai yếu tố.
Phân tích phương sai mợt chiều là phân tích dùng trong việc kiểm định sự khác biệt giữa các biến định tính. Trong trường hợp biến phân loại có từ ba nhóm trở lên ta tiến hành phân tích phương sai mợt yếu tố (One-way ANOVA). Nhằm tìm xem sự khác biệt giữa các nhóm xảy ra ở đâu.
Kiểm định Anova gồm kiểm định đợ đồng nhất của các nhóm nhân tố có mức ý nghĩa sig. lớn hơn 0.05. Thực hiện kiểm tra kiểm định Levene ở bảng Test of Homogeneity of variances, nếu sig ở kiểm định này nhỏ hơn hoặc bằng 0.05 thì kết quả phương sai giữa các lựa chọn của biến định tính ở trên khác nhau.
Trong trường hợp giá trị sig ở kiểm định này lớn hơn 0.05 thì phương sai giữa các lựa chọn của biến định tính ở trên không khác nhau, xem tiếp kết quả ở bảng ANOVA. Nếu sig ở bảng này lớn hơn 0.05 kết luận khơng có sự khác biệt giữa các nhóm biến định tính, cịn nếu sig ở bảng này nhỏ hơn hoặc bằng 0.05 thì kết luận có sự khác biệt giữa các nhóm biến định tính.
TĨM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 tác giả trình bày quy trình nghiên cứu, thiết kế thang đo mã hóa dữ liệu khảo sát sơ bợ và xác định thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích dữ liệu cho chương sau. Từ nghiên cứu định lượng, tác giả thiết kế thang đo và mã hóa dữ liệu tiến hành khảo sát chính thức.
36
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
4.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
Trải qua 58 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trị của mợt ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cợng đồng tài chính khu vực và tồn cầu. Từ mợt ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy đợng vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử… Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại với việc chuyển đổi thành công hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) vào đầu năm 2020, Vietcombank có nhiều lợi thế trong ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao.
Vietcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Vietcombank hiện có gần 600 chi nhánh/phịng giao dịch/văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngồi nước. Bên cạnh đó, Vietcombank cịn phát triển mợt hệ thống Autobank với hơn 2.500 máy ATM và trên 60.000 đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ trên tồn quốc. Hoạt đợng ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng
37
lưới 1.249 ngân hàng đại lý tại 102 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới… Với bề dày hoạt đợng và đợi ngũ cán bợ có năng lực, nhạy bén với mơi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hợi nhập cao, Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo khách hàng cá nhân. Luôn hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động, Vietcombank liên tục được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam". Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có mặt trong Top 500 Ngân hàng hàng đầu thế giới theo kết quả bình chọn do Tạp chí The Banker cơng bố; ngân hàng duy nhất của Việt Nam vào Top 30 ngân hàng mạnh nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương theo đánh giá của The Asian Banker; là đại diện duy nhất của Việt Nam có mặt trong Top 1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu xếp thứ 937 do Tạp chí Forbes bình chọn. Năm 2020, trong danh sách “100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam" (do Công ty Anphabe - đơn vị tư vấn tiên phong về giải pháp thương hiệu nhà tuyển dụng và môi trường làm việc hạnh phúc tại Việt Nam cùng Intage – Công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu Nhật Bản cơng bố), Vietcombank được bình chọn xếp thứ 1 tồn ngành ngân hàng, xếp thứ 2 toàn thị trường Việt Nam, duy trì vị thế dẫn đầu 5 năm liên tiếp là ngân hàng có mơi trường làm việc tốt nhất Việt Nam. Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ Vietcombank đã, đang và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank phát triển ngày một bền vững, với mục tiêu đến năm 2025 giữ vững vị trí là ngân hàng số 1 Việt Nam; trở thành một trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á; mợt trong 300 tập đồn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới, mợt trong 1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu, có đóng góp lớn vào sự phát triển của Việt Nam. (Nguồn: Vietcombank).
4.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tại Quảng Ngãi