Tác động của quy tắc xuất xứ tới cơ cấu xuất khẩu

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ảnh hƣởng của quy tắc xuất xứ trong hiệp định ATIGA tới cơ cấu xuất khẩu của việt nam (Trang 25)

Việc nghiên cứu tác động của quy tắc xuất xứ đến kinh tế nói chung và tới cơ cấu xuất khẩu nói riêng là tương đối phức tạp, các nghiên cứu về vấn đề này mới chỉ được phát triển trong vài thập kỷ trở lại đây và chưa có một học thuyết nào cụ thể đề cập tới vấn đề này. Để đánh giá được tác động của Quy tắc xuất xứ tới nền kinh tế hay cơ cấu xuất khẩu, có nhiều các nghiên cứu khác đã sử dụng những mơ hình kinh tế lượng nhằm định lượng được mức độ ảnh hưởng của quy tắc xuất xứ tới xuất khẩu. Tuy nhiên, do tính chất của bài nghiên cứu chưa ở mức độ chuyên sâu, người viết chỉ đề cập đến 3 cơ sở lý thuyết để chứng minh sự ảnh hưởng của quy tắc xuất xứ tới cơ cấu xuất khẩu là các tác động về ưu đãi thuế quan khi đáp ứng quy tắc xuất xứ của FTA, tác động đối với tạo lập và chuyển hướng thương mại của Quy tắc xuất xứ và Quy tắc xuất xứ cộng gộp.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

1.3.1 Tác động đối với tạo lập thƣơng mại và chuyển hƣớng thƣơng mại

Những tác động của ưu đãi thuế quan khi đáp ứng quy tắc xuất xứ của FTA được thể hiện trong 2 biểu đồ đơn giản như sau (giả sử quốc gia đang xét đến là Việt Nam).

Hình 1.2: Tác động của việc gia nhập FTA của Việt Nam Hình 1.2a: Việt Nam xuất khẩu sang các nhà nhập khẩu MFN Hình 1.2a: Việt Nam xuất khẩu sang các nhà nhập khẩu MFN

Hình 1.2b: Việt Nam xuất khẩu sang nƣớc thành viên FTA

Nguồn: Mutrap Việt Nam 2010

Hình 1.2a chỉ ra xuất khẩu từ một nước không phải thành viên FTA tới một thành viên FTA.Nhà xuất khẩu được hưởng thuế MFN, cũng giống như các nước khơng phải thành viên FTA khác. Hình 1.2b thể hiện tình huống khi nhà xuất khẩu gia nhập FTA. Hình 1.2a cho biết số lượng xuất khẩu (Q1), nhập khẩu (M1) và thuế

Q M1 P O Q1 Q2 tPw a b c d Svn Dnước nhập khẩu Pw = Pthế giới Pw(1+t) = Pnước nhập khẩu

Thu thuế quan của nhà nhập khẩu Pw(1+t) = Pnước nhập khẩu Q P O Q1 Q2 M1 Pw = Pthế giới Dnước nhập khẩu Svn a b c d tPw Mất trắng

Thu thuế quan của nhà NK Việt Nam thu

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

(a+b+c+d) mà nước nhập khẩu thu được với thuế quan t và giá trong nước là P-

w*(1+t).

Hình 1.2b cho thấy tác động đối với nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu của nước xuất khẩu tham gia FTA được hưởng thuế ưu đãi. Một thành viên FTA mới với tư cách là nước xuất khẩu tăng lượng xuất khẩu tới Q2 và đạt được kim ngạch xuất khẩu là a+b+c gây thiệt hại về thương mại cho nước không phải là thành viên. Đây là chuyển hướng thương mại.

Thu thuế quan của nhà nhập khẩu cũng giảm a+b+c. Một phần của mất mát này (a+b) được chuyển sang nhà xuất khẩu nhưng phần c là “mất trắng” do nhà xuất khẩu chịu thêm chi phí để sản xuất thêm hàng xuất khẩu so với chi phí cạnh tranh của hàng xuất khẩu thế giới. Chi phí bổ sung này làm nhà xuất khẩu trở thành một nhà cung ứng với chi phí cao và chỉ có thể cung cấp hàng xuất khẩu bổ sung gây thiệt hại cho các nhà cạnh tranh thế giới bởi vì mức thuế mà nhà xuất khẩu này phải chịu được giảm nhờ có ưu đãi.

Như đã được chỉ ra, giá thế giới không đổi và chính vì vậy giá trong nước khơng thay đổi đối với nước nhập khẩu.Điều này giả định rằng giá của nhà xuất khẩu tại nước không phải là thành viên FTA không liên quan tới số lượng hàng mà họ cố gắng xuất khẩu.Tuy nhiên, khi các nhà xuất khẩu của nước không phải là thành viên FTA mất thị phần, họ sẽ có một nguồn cung hàng hố thừa và giá của họ (giá thế giới) sẽ giảm xuống vì họ sẽ cố gắng bán lượng cung dư thừa. Trong Hình 1.2b, điều này được thể hiện ở Pw giảm xuống – tác động của điều kiện thương mại – và giá trong nước (bao gồm cả thuế quan) Pw(1+t) cũng giảm. Giá giảm này giúp đẩy mạnh nhập khẩu và tạo ra nhiều thương mại hơn.

Nhà nhập khẩu có lợi hơn từ việc giảm thuế MFN cho tất cả các nhà xuất khẩu. Bằng cách này, những người tiêu dùng có thể thu được một số khoản thu thuế được chuyển sang nhà xuất khẩu hoặc khoản nhẽ ra bị mất trắng.

Từ các phân tích nêu trên có thể thấy, các nước thành viên FTA sẽ có xu hướng nhập khẩu các sản phẩm, nguyên vật liệu đầu vào từ các nước trong khu vực. Điều này có tác động làm thay đổi cơ cấu nhập khẩu của nước thành viên nhập khẩu và cơ cấu xuất khẩu của nước thành viên xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng hàng

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

hóa xuất/nhập khẩu từ các thành viên trong khu vực (chỉ xét đến tác động của FTA mà bỏ qua các tác động bên ngoài khác).

Tương tự đối với hàng hóa, các nước thành viên FTA sẽ ưu tiên xuất nhập khẩu các mặt hàng được hưởng ưu đãi về thuế quan của khu vực do đó sẽ làm thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa tại các nước thành viên theo hướng tăng tỷ trọng các mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế quan (chỉ xét đến tác động của FTA mà bỏ qua các tác động bên ngoài khác).

Cũng như đã phân tích trong tác động chung của về thuế quan của FTA bên trên, hai tác động chính của FTA là tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại.

Tác động tạo lập thương mại được hiểu như sau: khi vào FTA, các nước thành viên có xu hướng cắt giảm thuế quan, biện pháp phi thuế quan để thúc đẩy thương mại tự do, do đó sẽ xuất hiện những sản phẩm của các thành viên FTA có giá thấp hơn sản phẩm sản xuất trong nước. Kết quả là quốc gia sẽ nhập khẩu sản phẩm rẻ về hơn là sản xuất sản phẩm ấy trong nước với giá cao hơn. Điều này dẫn tới hai lợi ích căn bản là phân bổ nguồn lực sản xuất hiệu quả hơn và người tiêu dùng, các công ty thương mại sẽ được hưởng lợi từ việc xuất nhập khẩu và dùng hàng giá rẻ. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa nó sẽ gây áp lực cho sản xuất trong nước của nước nhập khẩu.

Tác động chuyển hướng thương mại nghĩa là sau khi hạ thuế quan, các nước thành viên có xu hướng chuyển từ nhập khẩu của các nước không phải là thành viên FTA sang nhập từ các nước thành viên của FTA. Vì, tuy các nước ngồi FTA có thể có lợi thế về sản xuất, thể hiện ở giá của một sản phẩm nào đó thấp hơn các thành viên FTA, nhưng do khơng phải thành viên FTA nên hàng của họ vẫn chịu thuế cao, trong khi hàng khơng có lợi thế của các nước thành viên FTA được cắt giảm thuế, kết quả giá rẻ hơn hàng của các nước ngoài FTA, hệ quả là các nước sẽ có xu hướng chuyển từ nhập hàng có lợi thế của các nước ngồi FTA sang nhập khẩu hàng kém lợi thế của các thành viên FTA. Từ phân tích trên, có thể thấy tác động chuyển hướng thương mại và tạo lập thương mại sẽ gây bất lợi cho các nước không phải là thành viên FTA.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Quy tắc xuất xứ không chỉ là một công cụ kỹ thuật để thực thi FTA mà còn là một cơng cụ chính sách thương mại.Thực tế có sự đánh đổi giữa tác động tạo dựng thương mại và chuyển hướng hướng thương mại. Quy tắc xuất xứ càng chặt chẽ thì chuyển hướng thương mại càng xảy ra phổ biến hơn, do khi đó, các nước ngồi FTA sẽ càng khó để đáp ứng quy tắc xuất xứ, hệ quả là các nhà sản xuất trong khu vực FTA sẽ ưu tiên nhập các đầu vào có xuất xứ trong khu vực mặc dù giá cao hơn nếu so sánh với các nước ngoài khu vực FTA. Những nước ngoài FTA mặc dùsản xuất hiệu quả hơn, giá rẻ hơn nhưng vẫn bị mất thị trường do sự phân biệt về thuế.

Hình 1.3: Ảnh hƣởng của tính chặt chẽ của quy tắc xuất xứ tới tạo lập thƣơng mại và chuyển hƣớng thƣơng mại

Nguồn: Stefano Inama, Rules of origin in International Trade, trang 341

Tuy nhiên, việc chứng minh sản phẩm của mình đáp ứng quy tắc xuất xứ sẽ làm tăng chi phí tuân thủ mà các doanh nghiệp phải gánh chịu dưới hình thức giấy tờ và chi phí kế tốn. Các nghiên cứu cho thấy chi phí này có thể ở mức 1,5% đến 6% giá xuất xưởng sản phẩm. Nếu chênh lệch giữa mức thuế MFN và mức thuế ưu đãi (tức là mức ưu đãi cận biên) thấp hơn chi phí tuân thủ, các doanh nghiệp sẽ không vận dụng thuế ưu đãi và thay vào đó nộp thuế MFN.Như vậy, FTA sẽ khơng cịn là công cụ để tăng cường thương mại nội khối FTA.Một số chính sách để đánh giá hiệu quả của FTA là tỷ lệ vận dụng, cụ thể là lấy giá trị của thương mại ưu đãi chia cho tổng giá trị thương mại nội khối FTA.Dựa vào tỷ lệ vận dụng có thể đánh giá được mức độ sử dụng quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan của một quốc gia.

Tính chặt chẽ của quy tắc xuất xứ Tính chặt chẽ của quy tắc xuất xứ

Chuyển hướng thương mại Tạo lập

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

1.3.2 Tác động của quy tắc xuất xứ cộng gộp

Cộng gộp như đã được nhắc đến trong mục 1.1.4.2 là quy tắc cho phép sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu có xuất xứ từ một nước được hưởng ưu đãi để sản xuất tại một nước cũng được hưởng ưu đãi; không phải đáp ứng yêu cầu chuyển đổi mã số HS (CTC) hoặc gia công chế biến. Nước xuất xứ của hàng hoá được hưởng ưu đãi theo quy tắc cộng gộp là nước tham gia sản xuất và xuất khẩu hàng hố đó sang nước có thoả thuận cho hưởng ưu đãi thuế quan (cộng gộp ASEAN, ACFFTA….).

Nhờ có cộng gộp các nước thành viên trong một FTA sẽ có xu hướng nhập khẩu các nguyên vật liệu của các nước thành viên khác để dễ dàng hơn trong việc đáp ứng các quy tắc xuất xứ khi xuất khẩu hàng hoá vào các khu vực hoặc các nước cho phép cộng gộp. Một nước thành viên khi nhập khẩu từ các nước thành viên khác để đáp tăng khả năng đáp ứng quy tắc xuất xứ cũng sẽ tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng đã đáp ứng của mình của mình sang các thị trường mục tiêu. Đồng thời các nước thành viên còn lại sẽ được hưởng lợi từ việc tăng xuất khẩu cho các nước thành viên. Như vậy, thương mại giữa các nước thành viên được đẩy mạnh.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƢỞNG CỦA QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG HIỆP ĐỊNH ATIGA TỚI CƠ CẤU XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 2.1 Hiệp định ATIGA và quy tắc xuất xứ trong Hiệp định ATIGA

2.1.1 Hiệp định ATIGA

2.1.1.1 Hoàn cảnh ra đời

Từ năm 1992, thương mại hàng hoá trong ASEAN do Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung để thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (CEPT/AFTA) điều chỉnh. Hay nói cách khác,AFTA hoạt động dựa trên Hiệp định về cơ chế ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT).Cùng với các Nghị định thư sửa đổi/bổ sung, Hiệp định CEPT/AFTA là cơ sở pháp lý để các nước ASEAN tiến hành cắt giảm thuế quan, từng bước tự do hố dịng ln chuyển hàng hoá giữa các nước thành viên, thực hiện thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN và mục tiêu xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối 2015.

Số lượng Hiệp định/Nghị định thư sửa đổi, bổ sung Hiệp định CEPT/AFTA khá nhiều (khoảng 70 Hiệp định/Nghị định thư) gây khó khăn trong việc tham chiếu thực hiện, do đó đặt ra yêu cầu cần có một văn kiện hồn chỉnh đảm bảo tổng hợp nội dung của Hiệp định CEPT/AFTA cũng như các Hiệp định/Nghị định thư sửa đổi, bổ sung Hiệp định này.

ATIGA là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hoá trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các Hiệp định, nghị định thư có liên quan. Nguyên tắc xây dựng cam kết trong ATIGA là các nước ASEAN phải dành cho nhau mức ưu đãi tương đương hoặc thuận lợi hơn mức ưu đãi dành cho các nước đối tác trong các Thoả thuận Thương mại tự do (FTA) mà ASEAN là một bên của thoả thuận.

Ngồi mục tiêu xố bỏ hàng rào thuế quan, ATIGA hướng nỗ lực chung của ASEAN để xử lý tối đa các hàng rào phi thuế quan, hợp tác hải quan và vệ sinh, kiểm dịch… đồng thời xác lập mục tiêu hài hồ chính sách giữa các thành viên ASEAN trong bối cảnh xây dựng AEC.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Ngày 26/02/2009, Hiệp định ATIGA được ký tại Hội nghị cấp cao ASEAN 14 tại Thái Lan và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại công văn số 1012/TT- QHQT ngày 22/6/2009. Điều 21 Hiệp định ATIGA quy định, Hiệp định này sẽ có hiệu lực trong vòng 180 ngày kể từ ngày ký tức là ngày 26/8/2009. Tuy nhiên, do Thái Lan là nước cuối cùng trong ASEAN chưa phê chuẩn Hiệp định nên hiệu lực của Hiệp định đã bị trì hỗn suốt một thời gian. Ngày 17/05/2010, Ban Thư ký ASEAN thông báo Thái Lan đã chính thức phê chuẩn ATIGA và Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 17/05/2010.

Từ năm 2010, tất cả thuế quan áp dụng cho ASEAN 6 được giảm xuống 0%, trong khi đối với Capuchia, Lào, Myanma và Việt Nam, mục tiêu này phải thực hiện vào năm 2015. Thực hiện cam kết trong ATIGA, Việt Nam có nghĩa vụ cắt giảm thuế xuống mức 0% vào năm 2015 và một số dòng thuế được linh hoạt đến 2018 (giảm xuống 0% vào năm 2018). Mức thuế suất cơ sở là mức thuế suất CEPT/AFTA tại thời điểm ATIGA có hiệu lực, thời điểm cắt giảm là ngày 01 tháng 01 hàng năm.

ATIGA là một bước tiến quan trọng nhằm thiết lập một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung hướng tới hội nhập kinh tế sâu sắc hơn trong khu vực và hướng tới thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015 này.

2.1.1.2 Nội dung Hiệp định ATIGA

Hiệp định ATIGA gồm có 11 chương với 98 điều và các phụ lục về lộ trình tổng thể cắt giảm, xoá bỏ rào cản thuế quan, phi thuế quan của các thành viên kể từ khi Hiệp định có hiệu lực tới năm 2012 (linh hoạt đến năm 2018 đối với các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam) và các một số phụ lục khác. Các chương của Hiệp định bao gồm:Chương 1: Những quy định chung;Chương 2: Tự do hoá thuế quan;Chương 3: Quy tắc xuất xứ;Chương 4: Các biện pháp phi thuế quan;Chương 5: Tạo thuận lợi cho thương mại;Chương 6: Hải quan;Chương 7: Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp;Chương 8: Kiểm dịch động thực vật;Chương 9: Các biện pháp đền bù thương mại;Chương 10: Các điều khoản về thể chế;Chương 11: Các điều khoản cuối cùng.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Về nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN), theo quy định của ATIGA nguyên tắc này chỉ áp dụng trong lĩnh vực thuế quan, theo đó một nước thành viên

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ảnh hƣởng của quy tắc xuất xứ trong hiệp định ATIGA tới cơ cấu xuất khẩu của việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)