TT Mặt hàng Mã HS
Cam kết thuế quan của nƣớc NK (%) Thuế MFN của nƣớc NK (%) 2008 2010 2015 1 Hàng dệt, may 61, 62, 63 5 1 0 18 2 Dầu thô 2709 2 1 0 2 3 Hàng thủy sản 03, 1604, 1605 5 1 0 8 4 Giầy dép các loại 64 3 1 0 13
5 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
84
3 1 0 5
6 Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 71 2 1 0 12
7 Gạo 1006 16 11 0 30 8 Gỗ và sản phẩm gỗ 44 1 1 0 6 9 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 84 2 1 0 5 10 Cà phê 0901 7 2 0 16 11 Than đá 2701 0 0 0 1
12 Xăng dầu các loại 2707, 2710 0-5/GE 0-5/GE 4 6
13 Cao su và sản phẩm cao su 40 3 1 0 10
14 Phương tiện vận tải và phụ tùng 86, 87, 88, 89 1 0 17
15 Dây điện và dây cáp điện 8544 3 1 0 9
16 Hạt điều 200819 0 0 0 9 17 Chất dẻo và sản phẩm chất dẻo 39 3 0 0 8 18 Túi xách, ví, vali, mũ và ơ dù 4202, 65, 66 4 1 0 14 19 Sắt thép và các sản phẩm từ sắt thép 71, 73 3 1 0 9 20 Sắn và các sản phẩm từ sắn 071410 1 0 0 14 21 Hàng rau quả 06, 07, 08, 20 4 2 0 12 22 Hạt tiêu 0904 2 1 0 10 23 Quặng và khoáng sản khác 2601 – 2617 1 1 0 1 24 Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 1704, 19 4 1 0 10 25 Giấy và các sản phẩm từ giấy 48 3 1 0 6
26 Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy
tinh 70 3 1 0 12
27 Hóa chất và các sản phẩm hóa chất 28, 29, 38 2 1 0 4
28 Sản phẩm gốm, sứ 69 3 1 0 9
29 Chè 0902 3 1 0 13
30 Sản phẩm mây, tre, cói và thảm 46, 57 4 1 0 18
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Bảng 2.1 tổng hợp cam kết theo CEPT/AFTA của các nước ASEAN và thuế suất MFN đối với các mặt hàng xuất khẩu chính của ta. Tới năm 2015, tất cả các sản phẩm xuất khẩu của ta sang các nước ASEAN-6 sẽ được hưởng thuế nhập khẩu 0%.
Có thể thấy đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu chủ chốt, trừ mặt hàng xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ (là các mặt hàng trước đây thuộc danh mục GEL) thì chênh lệch giữa thuế suất MFN và thuế suất ưu đãi theo CEPT/AFTA là khá lớn.
Đối với xuất khẩu, CEPT/AFTA cũng sẽ đem lại lợi thế khá lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam do thuế suất CEPT/AFTA mà các nước ASEAN áp dụng đối với hàng xuất khẩu của ta thấp hơn nhiều so với thuế suất MFN của các nước này. Sự chênh lệch này sẽ tăng khi ASEAN hoàn tất việc xây dựng AEC vào cuối năm 2015.
Bảng 2.2: Lộ trình giảm thuế của các nƣớc trong ASEAN năm 2015
Nƣớc Số dòng thuế Tỷ lệ (%) 0 – 5% > 5% Khác Tổng 0 – 5% > 5% Khác Tổng Brunei 9.844 - 72 9.916 99,27 - 0,73 100 Indonesia 9.899 17 96 10.012 98,87 0,17 0,96 100 Malaysia 12.242 13 82 12.337 99,23 0,11 0,66 100 Philippines 9.759 35 27 9.821 99,37 0,36 0,27 100 Singapore 9.558 - - 9.558 100 - - 100 Thailand 9.558 - - 9.558 100 - - 100 ASEAN-6 60.860 65 277 61.202 99,44 0,11 0,45 100 Campuchia 9.406 152 - 9.558 98,41 1,59 - 100 Lào 9.471 - 87 9.558 99,09 - 0,91 100 Myanma 9.507 - 51 9.558 99,47 - 0,53 100 Việt Nam 9.265 95 198 9.558 96,93 0,99 2,07 100 CLMV 37.649 247 336 38.232 98,48 0,65 0,88 100 Tổng ASEAN 98.509 312 613 99.434 99,07 0,31 0,62 100
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Như có thể thấy ở bảng 2.2 Lộ trình giảm thuế của các nước trong ASEAN năm 2015, mức thuế sẽ về 0% đối với hầu hết các mặt hàng, sản phẩm của các nước CLMV để chuẩn bị cho sự hình thành AEC vào cuối năm 2015. Thị trường được hợp nhất và hàng hóa sẽ di chuyển tự do trong ASEAN tạo một cơ hội lớn cho việc xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam sang thị trường ASEAN nếu có thể tận dụng tốt các ưu đãi.
2.1.2 Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định ATIGA
Như đã đề cập ở trên, AFTA hoạt động dựa trên cơ sở các Quy định của ATIGA về quy tắc xuất xứ. So với Bộ quy tắc xuất xứ trong CEPT, bộ quy tắc xuất xứ của ATIGA được điều chỉnh nhằm phản ánh đúng những thay đổi trong quá trình sản xuất trên thế giới, cũng là để bộ quy tắc xuất xứ này trở nên dễ sử dụng hơn, phản ánh đầy đủ những gì diễn ra trong khu vực thương mại tự do ASEAN. Bộ quy tắc xuất xứ được điều chỉnh, cập nhật, giới thiệu về các tiêu chuẩn xuất xứ nhằm đưa ra nhiều sự lựa chọn hơn cho các đối tượng kinh tế khác nhau khi quy định xuất xứ ASEAN cho hàng hoá được giao dịch trong khu vực. Bộ quy tắc xuất xứ này là một phần của bộ quy cách phẩm chất hàng hoá (PSR), điều này mang lại lựa chọn về cách áp dụng quy tắc xuất xứ trong số các quy tắc xuất xứ dựa vào RVC, quy tắc CTC, hoạt động sản xuất và chế biến cụ thể hoặc sự kết hợp của bất kỳ quy tắc nào nói trên.
Nội dung của Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định ATIGA được đính kèm trong Phụ lục 1 của bài Khố luận, dưới đây, người viết chỉ giải thích và lấy ví dụ về các nội dung chính.
2.1.2.1 Tiêu chí xuất xứ
Hàng hố nhập khẩu vào lãnh thổ của một nước thành viên từ một nước thành viên khác được coi là có xuất xứ và đủ điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan nếu hàng hố đó đáp ứng một trong các quy định về xuất xứ dưới đây:
i) Có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên xuất khẩu như được quy định tại Điều 3; hoặc
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
ii) Khơng có xuất xứ thuần t hoặc khơng được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên xuất khẩu nhưng đáp ứng các quy định về hàng hố có xuất xứ khơng thuần t và cộng gộp để đủ điều kiện có thể được coi là hàng hố có xuất xứ.
2.1.2.2 Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
Hàng hố có xuất xứ thuần tuý hoặc được coi là sản xuất toàn bộ tại nước thành viên xuất khẩu.
Ví dụ: Than khai thác được tại Quảng Ninh, cá đánh bắt được tại vùng biển và lãnh hải thuộc Việt Nam, gạo thu hoạch từ cây lúa trồng tại Việt Nam.
2.1.2.3 Hàng hóa có xuất xứ khơng thuần túy
a. Tiêu chí xuất xứ chung
Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (Regional Value Content – RVC)
Hàng hoá được sản xuất tại quốc gia thành viên và có RVC khơng dưới 40% thì được coi là có xuất xứ ASEAN.
Có hai cách tính hàm lượng giá trị ASEAN:
- Phương pháp trực tiếp:
- Phương pháp gián tiếp:
Diễn giải các tham số trong cơng thức có trong Phụ lục 1 về Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định ATIGA.
Chi phí nguyên vật liệu ASEAN Chi phí nhân cơng trực tiếp Chi phí phân bổ trực tiếp Chi phí khác Lợi nhuận + + + + FOB
FOB _ liệu khơng có xuất xứ Chi phí nguyên vật
FOB RVC =
RVC = x 100%
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Ví dụ: Thái Lan nhập khẩu lơ bột đá từ ASEAN với trị giá là 60$ (giá CIF) để sản xuất ra lô hàng kem đánh răng thành phẩm có trị giá 100$ (giá FOB). Như vậy, hàm lượng giá trị khu vực ASEAN của lô hàng, RVC = 60%.
Các nước thành viên chỉ được sử dụng một phương pháp để tính RVC.Các nước thành viên được linh hoạt trong việc thay đổi phương pháp tính với điều kiện sự thay đổi đó phải được thơng báo cho Hội đồng AFTA ít nhất là 6 tháng trước khi áp dụng phương pháp mới.Việc kiểm tra RVC bởi nước thành viên nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu cần dựa trên phương pháp tính tốn mà nước thành viên xuất khẩu đang áp dụng.
Tiêu chí chuyển đổi mã hàng hố (Change in Tariff Classification – CTC) Theo tiêu chí này, hàng hóa được coi là có xuất xứ ASEAN nếu tất cả các nguyên vật liệu khơng có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng hoá đang xét đến phải trải qua một quá trình chuyển đổi mã số hàng hoá (dưới đây gọi là “CTC”) ở cấp bốn (4) số (có nghĩa là thay đổi nhóm) của Hệ thống hài hồ.
Khác với tiêu chuẩn hàm lượng giá trị khu vực (dùng để xác định tỷ lệ phần trăm giá trị nội địa so với giá trị nhập khẩu trọng tổng giá trị hàng hóa), tiêu chí này có tính kỹ thuật (về hải quan), được dùng để xác định xem liệu các nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa (chứ khơng phải bản thân hàng hóa đó) khơng có xuất xứ đã được giao công, chế biến ở mức độ đáng kể tại quốc gia thành viên hay chưa.
Về nguyên tắc chung, hoạt động gia công, chế biến được coi là đáng kể khi đã thay đổi thực chất tính chất hoặc đặc tính riêng của nguyên liệu đã sử dụng. Sự thay đổi đặc tính đó được xác định (một cách kỹ thuật) theo tiêu chí này là các nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa đã được chuyển đổi mã số hàng hóa trong hệ thống hài hịa.
Hệ thống hài hịa mơ tả và mã số hàng hóa thường được gọi tắt là hệ thống hài hịa hoặc hệ thống HS, là hệ thống tên gọi và mã số hàng hóa được tiêu chuẩn hóa quốc tế và dùng để phân loại hàng hóa. Tùy vào tên gọi, mô tả về tính chất, thành phần, cấu tạo, cơng dụng, quy cách đóng gói và các thuộc tính khác, mỗi loại hàng hóa sẽ được xác định và sắp xếp vào một mã số nhất định trong hệ thống hài hòa, trên cơ sở các quy tắc của hệ thống hài hịa đó. Trong mỗi hệ thống mã số và
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
mơ tả hàng hóa, thơng thường, mã số ở cấp số 2 là mã hiệu của loại hàng (đồng thời là mã hiệu của các chương của hệ thống hài hòa), cấp 4 số là mã hiệu của nhóm hàng, 6 số là mã hiệu của phân nhóm hàng 6 số, 8 số là mã hiệu của phân nhóm hàng 8 số…
Chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp 4 số (CTC) hay còn gọi là chuyển đổi nhóm hàng được thể hiện ở việc thành phẩm được sản xuất ra phải có mã số HS ở cấp 4 số khác với mã số HS (cũng ở cấp 4 số) của tất cả các nguyên liệu đầu vào (khơng có xuất xứ ASEAN) dùng để sản xuất ra sản phẩm đó. Hay nói cách khác, thành phẩm phải được xếp ở hạng mục cấp 4 số (nhóm hàng) khác với hạng mục của tất cả các nguyên vật liệu nhập khẩu đã sử dụng, điều này có nghĩa là thành phẩm không nằm trong các nhóm hàng của các nguyên vật liệu nhập khẩu đã sử dụng.
Việc áp dụng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa để xác định hàng hóa có xuất xứ ASEAN sẽ khơng bị lệ thuộc vào tỉ giá hối đoái, giá nguyên vật liệu, quy tắc kế tốn… như áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực RVC, nó chỉ đơn giản là dựa vào sự thay đổi đáng kể (ở cấp 4 số) về mã số HS của sản phẩm so với mã số HS của nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đó đồng thời nó cũng tiện lợi cho việc lưu trữ hồ sơ.
b) Quy tắc cụ thể mặt hàng
Ngồi hai tiêu chí chung được áp dụng cho tất cả các loại mặt hàng là tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực RVC và tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa CTC, ATIGA cịn quy định về quy tắc xuất xứ cụ thể cho một số mặt hàng nhất định. Những mặt hàng này được liệt kê tại Phụ lục 3 (phụ lục về Danh mục các quy tắc xuất xứ mặt hàng cụ thể), kèm theo mỗi mặt hàng đó sẽ bao gồm quy tắc xuất xứ tương ứng riêng cho mỗi mặt hàng. Nếu hàng hóa đáp ứng được tiêu chí xuất xứ tương ứng quy định cho mặt hàng cụ thể đó thì sẽ được coi là có xuất xứ ASEAN, cho dù có đáp ứng hay khơng các tiêu chí RVC và CTC như đã trình bày ở trên.
Các quy tắc xuất xứ cụ thể cho các loại hàng hóa này cũng được xây dựng dựa trên các yêu cầu đối với loại hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ; hoặc trên cơ sở yêu cầu về RVC, hoặc chuyển đổi mã số ở một cấp độ nào
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
đó của hàng hóa, hoặc yêu cầu hang hóa phải được gia công, chế biến một cơng đoạn nào đó tại quốc gia xuất khẩu (tiêu chí SP); hoặc kết hợp các tiêu chí nói trên. Tuy nhiên, yêu cầu RVC trong các quy tắc xuất xứ cụ thể của các mặt hàng này luôn bằn hoặc thấp hơn so với yêu cầu trong tiêu chí RVC chung (chẳng hạn chỉ yêu cầu RVC không dưới 35%). Yêu cầu chuyển đổi mã số hàng hóa có thể cao hơn hoặc thấp hơn CTC trong tiêu chí chung (tùy từng mặt hàng, tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa có thể địi hỏi chuyển đổi ở cấp 2 số hoặc 4 số hoặc 4 số).
Khi quy tắc xuất xứ cho mặt hàng cụ thể cho phép lựa chọn giữa các tiêu chí RVC, CTC hoặc kết hợp giữa các tiêu chí nêu trên, mỗi nước thành viên phải cho phép nhà xuất khẩu hàng hóa quyết định lựa chọn sử dụng tiêu chí nào trong số các tiêu chí kể trên để xác định xuất xứ hàng hóa.
Riêng đối với hàng dệt may, quy tắc xuất xứ được quy định tại danh mục đính kèm của Phụ lục 3. Theo danh mục đính kèm này, Quy tắc xuất xứ hàng dệt may được quy định theo tiêu chí SP (u cầu hàng hóa phải trải qua cơng đoạn gia công, chế biến nào đó tại nước xuất khẩu). Chẳng hạn, khoản iii Điều 1 quy định hàng dệt may nếu trải qua công đoạn kéo xơ thành sợi tại nước thành viên sẽ được coi là có xuất xứ của nước thành viên đó.
2.1.2.4 Cộng gộp
Trừ khi có những quy khác tại Hiệp định ATIGA, hàng hóa có xuất xứ của một nước thành viên, được sử dụng làm nguyên vật liệu tại lãnh thổ của một nước thành viên khác để sản xuất ra một hàng hóa đủ điều kiện được hưởng ưu đãi thuế quan, sẽ được coi là có xuất xứ của nước thành viên nơi việc sản xuất hoặc chế biến hàng hóa đó diễn ra.
Nếu RVC của nguyên vật liệu nhỏ hơn 40%, hàm lượng này sẽ được cộng gộp (sử dụng tiêu chí RVC) theo đúng tỷ lệ thực tế vào hàm lượng nội địa với điều kiện RVC đó bằng hoặc lớn hơn 20%.
Hầu hết các hiệp định đều áp dụng quy định cộng gộp làm tròn khi hàm lượng giá trị gia tăng của nguyên liệu có xuất xứ đạt 40% trở lên. Hiện chỉ có duy nhất quy tắc xuất xứ trong Hiệp định ATIGA có quy định cộng gộp từng phần với ngưỡng giá trị 20%.Quy định này trước đây được đưa ra nhằm tạo thuận lợi cho
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
việc tận dụng tối đa các phần nguyên liệu có xuất xứ được sử dụng.Hiện nay, một số nước đối tác của ASEAN đang đề nghị áp dụng việc cộng gộp đầy đủ từ bất kỳ tỉ lệ giá trị gia tăng nào. Tỉ lệ giá trị này sẽ được cộng gộp đúng vào trị giá nguyên liệu có xuất xứ trong cơng đoạn sản xuất tiếp theo.