Về phía các cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ảnh hƣởng của quy tắc xuất xứ trong hiệp định ATIGA tới cơ cấu xuất khẩu của việt nam (Trang 70 - 75)

3.2 Một số đề xuất tận dụng quy tắc xuất xứ trong ATIGA nhằm hoàn

3.2.1 Về phía các cơ quan quản lý

3.2.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quy tắc xuất xứ

Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới từ 1/1/2007, đã tham gia Công ước Kyoto sửa đổi. Do vậy, Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Hiệp định về quy tắc xuất xứ của Tổ chức thương mại thế giới và Công ước Kyoto sửa đổi. Trên cơ sở Luật hải quan 2014, Luật thương mại 2005 và các quy định quốc tế, hiện nay, Việt Nam đang có rất nhiều văn bản quy định về thực thi quy tắc xuất xứ trong ATIGA nói riêng cũng như Hiệp định ATIGA nói chung như: Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa, và các văn bản quy phạm pháp luật như Thông tư số 21/2010/TT-BCT ngày 17/5/2010 của Bộ Công thương thực hiện quy tắc xuất xứ trong hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, Thơng tư số 42/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2010/TT-BCT ngày 17/5/2010. Như vậy về cơ bản, chúng ta đã có hệ thống pháp lý tương đối hoàn chỉnh và tuân thủ các quy định của quốc tế về xuất xứ hàng hóa.

Tuy nhiên, trải qua nhiều lần ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, thực hiện, số lượng các văn bản hiện đang rất lớn gây khó khăn cho việc theo dõi thực hiện của doanh nghiệp cũng như của cơ quan hải quan và các cơ quan bộ ngành liên quan, chưa kể đến những bất cập, nội dung gây hiểu nhầm dẫn đến áp dụng sai. Thực tế trên đặt ra yêu cầu phải thống nhất các văn bản bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, đồng thời, tập hợp các công văn trả lời về những vướng mắc của doanh nghiệp cũng như cơ quan hải quan lại thành bộ tài liệu thống nhất phục vụ cho việc giải quyết thắc mắc sau này cũng như trong quá trình xây dựng quy trình hướng dẫn chung về tuân thủ quy tắc xuất xứ.

Bên cạnh đó cũng cần nâng cao chất lượng soạn thảo các văn bản hướng dẫn thực thi FTA đặc biệt là các văn bản liên quan đến hướng dẫn áp dụng quy tắc xuất xứ, cải cách các thủ tục cấp C/O, cải thiện sự minh bạch và ổn định về quản lý hành chính quy tắc xuất xứ.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

3.2.1.2 Hỗ trợ thông tin về thương mại, ưu đãi thuế quan, dự báo thị trường cho doanh nghiệp

Hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp, tăng cường truyền thông và tổ chức các buổi hội thảo để doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN và về tầm quan trọng, vai trò của việc đáp ứng quy tắc xuất xứ khi tham gia hội nhập. Các hội nghị, hội thảo cần tập trung về giới thiệu thị trường các nước ASEAN, giới thiệu những ưu đãi và thuận lợi mà doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng cũng như những khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải nhằm giúp cho doanh nghiệp định hướng chiến lược phát triển sản phẩm tại các thị trường này.

Doanh nghiệp và cả các cán bộ các cơ quan chịu trách nhiệm cấp C/O cũng cần hiểu rõ về quy tắc xuất xứ, nhất là đối với các khái niệm dễ gây nhầm lẫn như: khái niệm về các nguyên, vật liệu có thể thay thế cho nhau, khái niệm về các phế liệu từ các sản phẩm có xuất xứ thuần túy, những công đoạn đơn giản hỗ trợ quá trình vận chuyển, khái niệm Deminimis, các tiêu chí xác định hàng hóa có xuất xứ nội địa, các tiêu chí về xác định nhãn hiệu hàng hóa,… Do đó, các buổi hội thảo, hướng dẫn doanh nghiệp cũng nên được tiến hành, đi từ những khái niệm đơn giản nhất như vậy. Đặc biệt, ngành dệt may của Việt Nam khi xuất sang các nước ASEAN phải đáp ứng rất nhiều các quy định về quy tắc xuất xứ, chủ yếu là các tiêu chí về sản phẩm cụ thể. Đây sẽ là một khó khăn cho doanh nghiệp nếu khơng nắm bắt được hết các yêu cầu về quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng này. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp lại càng cần thiết hơn nữa để đẩy mạnh việc xuất khẩu trong ngành hàng này.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cũng cần làm tốt công tác nghiên cứu thị trường và dự báo các biến động của thị trường để giúp doanh nghiệp chủ động trong các hoạt động về vốn và về nguyên liệu đầu vào, và giải quyết tốt vấn đề đầu ra cho sản phẩm.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

3.2.1.3 Phối hợp các bộ ngành liên quan để đánh giá và nâng cao khả năng đáp ứng tiêu chí xuất xứ của sản phẩm

Chính phủ cần giao cho các bộ ngành liên quan xây dựng cơ chế quản lý nền kinh tế, các phương án cơ chế tạo lập mơi trường kinh doanh bình đẳng, tiến hành điều tra, phân loại, đánh giá, khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm, từng ngành hàng, từng dịch vụ, từng doanh nghiệp, từng đại phương để xây dựng kế hoạch, biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, nghiên cứu sức cạnh tranh của một số hàng hóa và dịch vụ nhằm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam, xúc tiến việc mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam. Các bộ sẽ đánh giá tiềm năng và nghiên cứu đề ra phương án, giải pháp để sản phẩm đáp ứng được quy tắc xuất xứ từ khâu nhập khẩu nguyên vật liệu cho đến khâu chế biến gia cơng.Đồng thời, chính phủ cũng giao các bộ, ngành quản lý các ngành sản xuất xây dựng chiến lược phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm bảo đảm lưu thông trong nước và giữ vững thị trường nội địa cho hàng hóa của mình.

3.2.1.4 Xây dựng bộ tài liệu về hướng dẫn áp dụng quy tắc xuất xứ

Phụ lục 5 và 6 của Thơng tư 21/2010 của Bộ tài chính có hướng dẫn về cách tính Hàm lượng giá trị khu vực RVC và cộng gộp xuất xứ. Tuy nhiên, những hướng dẫn cịn rất cơ bản và khó khăn cho các doanh nghiệp áp dụng trong các trường hợp, tình huống cụ thể.

Phương pháp Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) là phương pháp đã được sử dụng từ lâu. Mặc dù đã được ATIGA quy định lại cho rõ ràng, thống nhất và dễ hiểu hơn so với CEPT nhưng trên thực tế là các doanh nghiệp vẫn rất khó khăn và lúng túng khi sử dụng phương pháp này. Việc soạn thảo văn bản pháp lý trong ASEAN liên quan đến phương pháp tính tốn tiêu chí RVC(40) khơng rõ ràng và khơng dễ đốn định được đã khiến các nước ASEAN tùy ý sử dụng nhiều phương pháp khác biệt lẫn nhau để tính tốn.

Đồng thời với đó, quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 4 chữ số CTC là một phương thức mới được áp dụng trong ATIGA nhưng lại thuận tiện và dễ dàng để đạt được hơn nhiều. Doanh nghiệp cũng cần được biết đến để áp dụng một cách triệt để nhất các quy tắc này. Ngoài ra, Deminimis cũng là một phương pháp

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

tốt khi mà tiêu chí CTC không được đáp ứng. Riêng quy tắc cộng gộp trong ASEAN rất đặc trưng và là một trong các tiêu chí xuất xứ hướng đến việc thúc đẩy các thành viên sử dụng nguyên liệu nhập khẩu của nhau để tăng cường thúc đẩy thương mại nội khối. Việc hướng dẫn cụ thể chi tiết về quy tắc xuất xứ trong ATIGA có thể được thực hiện thông qua các lớp đào tạo chuyên sâu cho doanh nghiệp, các buổi hội thảo và công tác tham quan thực tế để doanh nghiệp có kinh nghiệm hơn đối với việc xác định xuất xứ hàng hóa cũng như nhận thức được tầm quan trọng của việc đáp ứng quy tắc xuất xứ cho hàng hóa nội địa trong bối cảnh hội nhập sâu. Từ đó, để xóa dần đi tâm lý e ngại các thủ tục phức tạp để xác định quy tắc xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu.

Các cơ quan chính phủ, hải quan và cơ quan hỗ trợ thương mại cần có những nỗ lực để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc tuân thủ các yêu cầu xuất xứ, chẳng hạn như việc xây dựng các hợp phần và biểu mẫu về tính tốn giá trị nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp này. Đồng thời, nhanh chóng tiếp nhận và giải quyết những vướng mắc cho doanh nghiệp trong việc đáp ứng các tiêu chí xuất xứ.

3.2.1.5 Hợp lý hóa và thuận lợi hóa các thủ tục cấp và kiểm tra chứng nhận xuất xứ

Trên thực tế nhiều doanh nghiệp không vận dụng các quy tắc xuất xứ khi xuất khẩu do khơng đáp ứng được các tiêu chí xuất xứ. Việc khơng đáp ứng các quy tắc xuất xứ có thể do khơng thực hiện đầy đủ các công đoạn gia công, chế biến cần thiết đối với các đầu vào nhập khẩu hoặc chi phí hành chính để có được C/O quá cao. Để có được C/O cho hàng hóa xuất khẩu, các doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của cơ quan cấp C/O. Do phải tốn kém chi phí để chuẩn bị các giấy tờ trên, các doanh nghiệp chỉ xin C/O nếu biên độ ưu đãi, tức là chênh lệch giữa thuế MFN và thuế FTA đủ lớn. Như cũng đã nêu trên, các quy tắc hiện hành về quản lý quy tắc xuất xứ quá phức tạp và nặng nề đối với doanh nghiệp. Từ sau năm 2015, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện sẽ là một giải pháp cho vấn đề này. Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa được hiểu là trách nhiệm chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa sẽ chuyển từ các cơ quan chuyên trách, cơ quan quản lý sang doanh nghiệp hoặc nhà nhập khẩu. Điều đó có

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

nghĩa là doanh nghiệp hoặc nhà nhập khẩu sẽ tự thực hiện các thủ tục và đáp ứng điều kiện để tuyên bố hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của tun bố đó thay vì xin cấp chứng nhận xuất xứ từ phía cơ quan quản lý như trước đây. Để hiện thực hóa mục tiêu thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015, Thủ tướng chính phủ phê duyệt Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 10/9/2014, theo đó, Việt Nam đã chính thức tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ và đang hồn thiện các thủ tục cần thiết để chính thức thực hiện. Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ mà Việt Nam tham gia là dự án số 2 với cơ chế chỉ nhà sản xuất đồng thời là nhà xuất khẩu đủ điều kiện được tham gia tự chứng nhận xuất xứ. Như vậy, doanh nghiệp nào chỉ làm về thương mại thì khơng được tham gia dự án này.

Để được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nhà xuất khẩu đăng ký với cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu để trở thành nhà xuất khẩu có đủ điều kiện cơ sở chứng minh được khả năng xác định chính xác xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.Nhà xuất khẩu sẽ nộp hóa đơn thương mại thể hiện đủ thông tin về xuất xứ hàng hóa cho cơ quan Hải quan tại thời điểm nhập khẩu để được hưởng ưu đãi. Nhà xuất khẩu cũng sẽ phải thực hiện các thủ tục khác theo quy định cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực đối với nội dung khai báo về xuất xứ hàng hóa.

Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ nếu được áp dụng sẽ cho phép thương nhân được quyền tự khai báo xuất xứ của hàng hóa trên hóa đơn thương mại hoặc bất kỳ chứng từ nào khác thay cho giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hiện hành. Nhờ đó, sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại và đầu tư giữa các nước.Với cơ chế này, doanh nghiệp không phải đi xin xuất xứ cho từng lơ hàng xuất khẩu, mà có thể sử dụng quyền tự chứng nhận xuất xứ để chủ động áp dụng cho các lô hàng xuất khẩu trong một thời gian nhất định.

3.2.1.6 Phát triển ngành cơng nghiệp phụ trợ

Chính phủ cần hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, để sản xuất các nguyên liệu cho các ngành sản xuất xuất khẩu chủ lực của ta như dệt may, da giày, điện tử. Vì từ trước đến nay, nước ta vẫn nhập khẩu các nguyên vật liệu cho

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

các ngành trên là chủ yếu nên giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu không cao. Khi Việt Nam ngày càng sử dụng nhiều các nguyên vật liệu được sản xuất trong nước hơn thì tỷ lệ nội địa hóa trong hàng hóa xuất khẩu của nước ta càng cao và giúp đáp ứng quy tắc xuất xứ dễ dàng hơn đồng thời cũng làm giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu với giá thành biến động và nguồn cung không ổn định.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ảnh hƣởng của quy tắc xuất xứ trong hiệp định ATIGA tới cơ cấu xuất khẩu của việt nam (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)