Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định ATIGA

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ảnh hƣởng của quy tắc xuất xứ trong hiệp định ATIGA tới cơ cấu xuất khẩu của việt nam (Trang 37 - 45)

2.1 Hiệp định ATIGA và quy tắc xuất xứ trong Hiệp định ATIGA

2.1.2 Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định ATIGA

Như đã đề cập ở trên, AFTA hoạt động dựa trên cơ sở các Quy định của ATIGA về quy tắc xuất xứ. So với Bộ quy tắc xuất xứ trong CEPT, bộ quy tắc xuất xứ của ATIGA được điều chỉnh nhằm phản ánh đúng những thay đổi trong quá trình sản xuất trên thế giới, cũng là để bộ quy tắc xuất xứ này trở nên dễ sử dụng hơn, phản ánh đầy đủ những gì diễn ra trong khu vực thương mại tự do ASEAN. Bộ quy tắc xuất xứ được điều chỉnh, cập nhật, giới thiệu về các tiêu chuẩn xuất xứ nhằm đưa ra nhiều sự lựa chọn hơn cho các đối tượng kinh tế khác nhau khi quy định xuất xứ ASEAN cho hàng hoá được giao dịch trong khu vực. Bộ quy tắc xuất xứ này là một phần của bộ quy cách phẩm chất hàng hoá (PSR), điều này mang lại lựa chọn về cách áp dụng quy tắc xuất xứ trong số các quy tắc xuất xứ dựa vào RVC, quy tắc CTC, hoạt động sản xuất và chế biến cụ thể hoặc sự kết hợp của bất kỳ quy tắc nào nói trên.

Nội dung của Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định ATIGA được đính kèm trong Phụ lục 1 của bài Khố luận, dưới đây, người viết chỉ giải thích và lấy ví dụ về các nội dung chính.

2.1.2.1 Tiêu chí xuất xứ

Hàng hoá nhập khẩu vào lãnh thổ của một nước thành viên từ một nước thành viên khác được coi là có xuất xứ và đủ điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan nếu hàng hố đó đáp ứng một trong các quy định về xuất xứ dưới đây:

i) Có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên xuất khẩu như được quy định tại Điều 3; hoặc

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

ii) Khơng có xuất xứ thuần t hoặc khơng được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên xuất khẩu nhưng đáp ứng các quy định về hàng hố có xuất xứ khơng thuần t và cộng gộp để đủ điều kiện có thể được coi là hàng hố có xuất xứ.

2.1.2.2 Hàng hóa có xuất xứ thuần túy

Hàng hố có xuất xứ thuần tuý hoặc được coi là sản xuất toàn bộ tại nước thành viên xuất khẩu.

Ví dụ: Than khai thác được tại Quảng Ninh, cá đánh bắt được tại vùng biển và lãnh hải thuộc Việt Nam, gạo thu hoạch từ cây lúa trồng tại Việt Nam.

2.1.2.3 Hàng hóa có xuất xứ khơng thuần túy

a. Tiêu chí xuất xứ chung

 Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (Regional Value Content – RVC)

Hàng hoá được sản xuất tại quốc gia thành viên và có RVC khơng dưới 40% thì được coi là có xuất xứ ASEAN.

Có hai cách tính hàm lượng giá trị ASEAN:

- Phương pháp trực tiếp:

- Phương pháp gián tiếp:

Diễn giải các tham số trong cơng thức có trong Phụ lục 1 về Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định ATIGA.

Chi phí ngun vật liệu ASEAN Chi phí nhân cơng trực tiếp Chi phí phân bổ trực tiếp Chi phí khác Lợi nhuận + + + + FOB

FOB _ liệu khơng có xuất xứ Chi phí ngun vật

FOB RVC =

RVC = x 100%

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Ví dụ: Thái Lan nhập khẩu lơ bột đá từ ASEAN với trị giá là 60$ (giá CIF) để sản xuất ra lô hàng kem đánh răng thành phẩm có trị giá 100$ (giá FOB). Như vậy, hàm lượng giá trị khu vực ASEAN của lô hàng, RVC = 60%.

Các nước thành viên chỉ được sử dụng một phương pháp để tính RVC.Các nước thành viên được linh hoạt trong việc thay đổi phương pháp tính với điều kiện sự thay đổi đó phải được thơng báo cho Hội đồng AFTA ít nhất là 6 tháng trước khi áp dụng phương pháp mới.Việc kiểm tra RVC bởi nước thành viên nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu cần dựa trên phương pháp tính tốn mà nước thành viên xuất khẩu đang áp dụng.

 Tiêu chí chuyển đổi mã hàng hoá (Change in Tariff Classification – CTC) Theo tiêu chí này, hàng hóa được coi là có xuất xứ ASEAN nếu tất cả các ngun vật liệu khơng có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng hoá đang xét đến phải trải qua một quá trình chuyển đổi mã số hàng hoá (dưới đây gọi là “CTC”) ở cấp bốn (4) số (có nghĩa là thay đổi nhóm) của Hệ thống hài hoà.

Khác với tiêu chuẩn hàm lượng giá trị khu vực (dùng để xác định tỷ lệ phần trăm giá trị nội địa so với giá trị nhập khẩu trọng tổng giá trị hàng hóa), tiêu chí này có tính kỹ thuật (về hải quan), được dùng để xác định xem liệu các nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa (chứ khơng phải bản thân hàng hóa đó) khơng có xuất xứ đã được giao công, chế biến ở mức độ đáng kể tại quốc gia thành viên hay chưa.

Về nguyên tắc chung, hoạt động gia công, chế biến được coi là đáng kể khi đã thay đổi thực chất tính chất hoặc đặc tính riêng của nguyên liệu đã sử dụng. Sự thay đổi đặc tính đó được xác định (một cách kỹ thuật) theo tiêu chí này là các nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa đã được chuyển đổi mã số hàng hóa trong hệ thống hài hịa.

Hệ thống hài hịa mơ tả và mã số hàng hóa thường được gọi tắt là hệ thống hài hòa hoặc hệ thống HS, là hệ thống tên gọi và mã số hàng hóa được tiêu chuẩn hóa quốc tế và dùng để phân loại hàng hóa. Tùy vào tên gọi, mơ tả về tính chất, thành phần, cấu tạo, cơng dụng, quy cách đóng gói và các thuộc tính khác, mỗi loại hàng hóa sẽ được xác định và sắp xếp vào một mã số nhất định trong hệ thống hài hòa, trên cơ sở các quy tắc của hệ thống hài hịa đó. Trong mỗi hệ thống mã số và

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

mơ tả hàng hóa, thơng thường, mã số ở cấp số 2 là mã hiệu của loại hàng (đồng thời là mã hiệu của các chương của hệ thống hài hòa), cấp 4 số là mã hiệu của nhóm hàng, 6 số là mã hiệu của phân nhóm hàng 6 số, 8 số là mã hiệu của phân nhóm hàng 8 số…

Chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp 4 số (CTC) hay còn gọi là chuyển đổi nhóm hàng được thể hiện ở việc thành phẩm được sản xuất ra phải có mã số HS ở cấp 4 số khác với mã số HS (cũng ở cấp 4 số) của tất cả các nguyên liệu đầu vào (khơng có xuất xứ ASEAN) dùng để sản xuất ra sản phẩm đó. Hay nói cách khác, thành phẩm phải được xếp ở hạng mục cấp 4 số (nhóm hàng) khác với hạng mục của tất cả các nguyên vật liệu nhập khẩu đã sử dụng, điều này có nghĩa là thành phẩm khơng nằm trong các nhóm hàng của các nguyên vật liệu nhập khẩu đã sử dụng.

Việc áp dụng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa để xác định hàng hóa có xuất xứ ASEAN sẽ khơng bị lệ thuộc vào tỉ giá hối đoái, giá nguyên vật liệu, quy tắc kế tốn… như áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực RVC, nó chỉ đơn giản là dựa vào sự thay đổi đáng kể (ở cấp 4 số) về mã số HS của sản phẩm so với mã số HS của nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đó đồng thời nó cũng tiện lợi cho việc lưu trữ hồ sơ.

b) Quy tắc cụ thể mặt hàng

Ngoài hai tiêu chí chung được áp dụng cho tất cả các loại mặt hàng là tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực RVC và tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa CTC, ATIGA cịn quy định về quy tắc xuất xứ cụ thể cho một số mặt hàng nhất định. Những mặt hàng này được liệt kê tại Phụ lục 3 (phụ lục về Danh mục các quy tắc xuất xứ mặt hàng cụ thể), kèm theo mỗi mặt hàng đó sẽ bao gồm quy tắc xuất xứ tương ứng riêng cho mỗi mặt hàng. Nếu hàng hóa đáp ứng được tiêu chí xuất xứ tương ứng quy định cho mặt hàng cụ thể đó thì sẽ được coi là có xuất xứ ASEAN, cho dù có đáp ứng hay khơng các tiêu chí RVC và CTC như đã trình bày ở trên.

Các quy tắc xuất xứ cụ thể cho các loại hàng hóa này cũng được xây dựng dựa trên các yêu cầu đối với loại hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ; hoặc trên cơ sở yêu cầu về RVC, hoặc chuyển đổi mã số ở một cấp độ nào

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

đó của hàng hóa, hoặc yêu cầu hang hóa phải được gia công, chế biến một cơng đoạn nào đó tại quốc gia xuất khẩu (tiêu chí SP); hoặc kết hợp các tiêu chí nói trên. Tuy nhiên, yêu cầu RVC trong các quy tắc xuất xứ cụ thể của các mặt hàng này luôn bằn hoặc thấp hơn so với yêu cầu trong tiêu chí RVC chung (chẳng hạn chỉ yêu cầu RVC không dưới 35%). Yêu cầu chuyển đổi mã số hàng hóa có thể cao hơn hoặc thấp hơn CTC trong tiêu chí chung (tùy từng mặt hàng, tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa có thể địi hỏi chuyển đổi ở cấp 2 số hoặc 4 số hoặc 4 số).

Khi quy tắc xuất xứ cho mặt hàng cụ thể cho phép lựa chọn giữa các tiêu chí RVC, CTC hoặc kết hợp giữa các tiêu chí nêu trên, mỗi nước thành viên phải cho phép nhà xuất khẩu hàng hóa quyết định lựa chọn sử dụng tiêu chí nào trong số các tiêu chí kể trên để xác định xuất xứ hàng hóa.

Riêng đối với hàng dệt may, quy tắc xuất xứ được quy định tại danh mục đính kèm của Phụ lục 3. Theo danh mục đính kèm này, Quy tắc xuất xứ hàng dệt may được quy định theo tiêu chí SP (yêu cầu hàng hóa phải trải qua cơng đoạn gia cơng, chế biến nào đó tại nước xuất khẩu). Chẳng hạn, khoản iii Điều 1 quy định hàng dệt may nếu trải qua công đoạn kéo xơ thành sợi tại nước thành viên sẽ được coi là có xuất xứ của nước thành viên đó.

2.1.2.4 Cộng gộp

Trừ khi có những quy khác tại Hiệp định ATIGA, hàng hóa có xuất xứ của một nước thành viên, được sử dụng làm nguyên vật liệu tại lãnh thổ của một nước thành viên khác để sản xuất ra một hàng hóa đủ điều kiện được hưởng ưu đãi thuế quan, sẽ được coi là có xuất xứ của nước thành viên nơi việc sản xuất hoặc chế biến hàng hóa đó diễn ra.

Nếu RVC của nguyên vật liệu nhỏ hơn 40%, hàm lượng này sẽ được cộng gộp (sử dụng tiêu chí RVC) theo đúng tỷ lệ thực tế vào hàm lượng nội địa với điều kiện RVC đó bằng hoặc lớn hơn 20%.

Hầu hết các hiệp định đều áp dụng quy định cộng gộp làm tròn khi hàm lượng giá trị gia tăng của nguyên liệu có xuất xứ đạt 40% trở lên. Hiện chỉ có duy nhất quy tắc xuất xứ trong Hiệp định ATIGA có quy định cộng gộp từng phần với ngưỡng giá trị 20%.Quy định này trước đây được đưa ra nhằm tạo thuận lợi cho

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

việc tận dụng tối đa các phần nguyên liệu có xuất xứ được sử dụng.Hiện nay, một số nước đối tác của ASEAN đang đề nghị áp dụng việc cộng gộp đầy đủ từ bất kỳ tỉ lệ giá trị gia tăng nào. Tỉ lệ giá trị này sẽ được cộng gộp đúng vào trị giá nguyên liệu có xuất xứ trong cơng đoạn sản xuất tiếp theo.

Ví dụ về cộng gộp của ASEAN: Việt Nam nhập khẩu động cơ từ Thái Lan để lắp ráp quạt điện, động cơ này có tỷ lệ 45% giá trị của Thái Lan và 55% còn lại của Nhật Bản. Theo quy định về cộng gộp, khi lắp ráp quạt điện tại Việt Nam thì sản phẩm quạt điện cuối cùng sẽ được cộng gộp 100% giá trị của động cơ nêu trên trong q trình tính RVC để xác định xuất xứ.

Cùng với ví dụ nêu trên nhưng động cơ quạt điện có tỷ lệ 25% giá trị từ Thái Lan và 75% giá trị là của Nhật Bản. Trong trường hợp này, sản phẩm quạt điện lắp ráp ở Việt Nam sẽ vẫn được cộng gộp một phần (phần có xuất xứ ASEAN) tức là 25% tổng giá trị động cơ trong q trình tính RVC để xác định xuất xứ.

2.1.2.5 Những cơng đoạn gia công, chế biến đơn giản

Những công đoạn gia công chế biến dưới đây, khi được thực hiện riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau, được xem là giản đơn và không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa tại một nước thành viên:Bảo đảm việc bảo quản hàng hóa trong tình trạng tốt khi vận chuyển hoặc lưu kho;Hỗ trợ cho việc gửi hàng hoặc vận chuyển; vàĐóng gói hoặc trưng bày hàng hóa để bán.

Hàng hóa có xuất xứ của một nước thành viên vẫn giữ nguyên xuất xứ ban đầu cho dù nó được xuất khẩu từ một nước thành viên khác, nơi diễn ra các công đoạn gia công, chế biến đơn giản quy định như trên.

Ví dụ: Gạo sản xuất tại Việt Nam, được đóng gói tại Lào thì vẫn có xuất xứ Việt Nam. Hoạt động đóng gói gạo được coi là gia cơng chế biến đơn giản.

2.1.2.6 Vận chuyển trực tiếp

Hàng hóa sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan nếu đáp ứng đầy đủ những quy định về tiêu chí xuất xứ và phải được vận chuyển trực tiếp từ lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu tới lãnh thổ của nước thành viên nhập khẩu.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Các phương thức được coi là vận chuyển trực tiếp được nêu tại Phụ lục 1: Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN.

2.1.2.7 Tỷ lệ không đáng kể nguyên vật liệu khơng đáp ứng tiêu chí CTC

Trường hợp hàng hóa có tỷ lệ khơng đáng kể nguyên vật liệu không đáp ứng được tiêu chí CTC (trường hợp De Minimis) vẫn được coi là hàng hóa có xuất xứ ASEAN nếu phần trị giá của ngun vật liệu khơng có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng hóa khơng đạt tiêu chí CTC nhỏ hơn hoặc bằng 10% trị giá FOB của hàng hóa đồng thời hàng hóa đó phải đáp ứng tất cả các quy định khác của Quy tắc xuất xứ hàng hóa ASEAN.

Ví dụ: Cơng ty X nhập khẩu 2 loại nguyên liệu không xuất xứ - bi (8482.91) và gối đỡ (8483.20) để lắp ráp thành ổ bi (8482.10). Tiêu chí xuất xứ đối với ổ bi là CTH.Vịng bi có giá trị $1000, với các bộ phận riêng rẽ có giá trị $500 (gối đỡ) và $80 (bi).Theo phân loại HS, gối đỡ thỏa mãn tiêu chí CTH, nhưng bi khơng đáp ứng tiêu chí CTH do cả bi và ổ bi đều thuộc nhóm 8482.Vì bi khơng đáp ứng tiêu chí CTH nên ổ bi cũng khơng thỏa mãn tiêu chí CTH.

Tuy nhiên, trong trường hợp có Quy tắc Deminimis có ngưỡng khơng vượt quá 10% giá trị FOB của sản phẩm ổ bi, khi đó kết quả sẽ như sau: Giá trị của bi ($80) là 8% giá trị của ổ bi ($1000), nhỏ hơn 10%.Như vậy, ổ bi được coi là có xuất xứ.

2.1.2.8 Chứng từ hưởng ưu đãi

Để được hưởng ưu đãi về thuế quan, hàng hóa phải có Giấy chứng nhận xuất xứ C/O do tổ chức có thẩm quyền của Chính phủ được nước thành viên xuất khẩu chỉ định cấp và thông báo tới các nước thành viên khác. Mẫu C/O để được hưởng ưu đãi về thuế quan trong ATIGA là Mẫu D. Các quy định cụ thể về C/O và việc cấp phát C/O của các nước thành viên được nêu tại Phụ lục 7 và 8 của Hiệp định ATIGA.

Các nước thành viên ASEAN cũng đang xem xét thành lập cơ chế tự cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá. Cơ chế này đã được thực hiện vào năm 2012, cho phép những người thực sự tham gia vào các hoạt động kinh tế như người xuất

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ảnh hƣởng của quy tắc xuất xứ trong hiệp định ATIGA tới cơ cấu xuất khẩu của việt nam (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)