Hiệp định ATIGA

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ảnh hƣởng của quy tắc xuất xứ trong hiệp định ATIGA tới cơ cấu xuất khẩu của việt nam (Trang 31 - 37)

2.1 Hiệp định ATIGA và quy tắc xuất xứ trong Hiệp định ATIGA

2.1.1 Hiệp định ATIGA

2.1.1.1 Hoàn cảnh ra đời

Từ năm 1992, thương mại hàng hố trong ASEAN do Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung để thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (CEPT/AFTA) điều chỉnh. Hay nói cách khác,AFTA hoạt động dựa trên Hiệp định về cơ chế ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT).Cùng với các Nghị định thư sửa đổi/bổ sung, Hiệp định CEPT/AFTA là cơ sở pháp lý để các nước ASEAN tiến hành cắt giảm thuế quan, từng bước tự do hố dịng ln chuyển hàng hoá giữa các nước thành viên, thực hiện thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN và mục tiêu xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối 2015.

Số lượng Hiệp định/Nghị định thư sửa đổi, bổ sung Hiệp định CEPT/AFTA khá nhiều (khoảng 70 Hiệp định/Nghị định thư) gây khó khăn trong việc tham chiếu thực hiện, do đó đặt ra u cầu cần có một văn kiện hồn chỉnh đảm bảo tổng hợp nội dung của Hiệp định CEPT/AFTA cũng như các Hiệp định/Nghị định thư sửa đổi, bổ sung Hiệp định này.

ATIGA là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh tồn bộ thương mại hàng hố trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các Hiệp định, nghị định thư có liên quan. Nguyên tắc xây dựng cam kết trong ATIGA là các nước ASEAN phải dành cho nhau mức ưu đãi tương đương hoặc thuận lợi hơn mức ưu đãi dành cho các nước đối tác trong các Thoả thuận Thương mại tự do (FTA) mà ASEAN là một bên của thoả thuận.

Ngồi mục tiêu xố bỏ hàng rào thuế quan, ATIGA hướng nỗ lực chung của ASEAN để xử lý tối đa các hàng rào phi thuế quan, hợp tác hải quan và vệ sinh, kiểm dịch… đồng thời xác lập mục tiêu hài hồ chính sách giữa các thành viên ASEAN trong bối cảnh xây dựng AEC.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Ngày 26/02/2009, Hiệp định ATIGA được ký tại Hội nghị cấp cao ASEAN 14 tại Thái Lan và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại công văn số 1012/TT- QHQT ngày 22/6/2009. Điều 21 Hiệp định ATIGA quy định, Hiệp định này sẽ có hiệu lực trong vịng 180 ngày kể từ ngày ký tức là ngày 26/8/2009. Tuy nhiên, do Thái Lan là nước cuối cùng trong ASEAN chưa phê chuẩn Hiệp định nên hiệu lực của Hiệp định đã bị trì hỗn suốt một thời gian. Ngày 17/05/2010, Ban Thư ký ASEAN thông báo Thái Lan đã chính thức phê chuẩn ATIGA và Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 17/05/2010.

Từ năm 2010, tất cả thuế quan áp dụng cho ASEAN 6 được giảm xuống 0%, trong khi đối với Capuchia, Lào, Myanma và Việt Nam, mục tiêu này phải thực hiện vào năm 2015. Thực hiện cam kết trong ATIGA, Việt Nam có nghĩa vụ cắt giảm thuế xuống mức 0% vào năm 2015 và một số dòng thuế được linh hoạt đến 2018 (giảm xuống 0% vào năm 2018). Mức thuế suất cơ sở là mức thuế suất CEPT/AFTA tại thời điểm ATIGA có hiệu lực, thời điểm cắt giảm là ngày 01 tháng 01 hàng năm.

ATIGA là một bước tiến quan trọng nhằm thiết lập một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung hướng tới hội nhập kinh tế sâu sắc hơn trong khu vực và hướng tới thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015 này.

2.1.1.2 Nội dung Hiệp định ATIGA

Hiệp định ATIGA gồm có 11 chương với 98 điều và các phụ lục về lộ trình tổng thể cắt giảm, xoá bỏ rào cản thuế quan, phi thuế quan của các thành viên kể từ khi Hiệp định có hiệu lực tới năm 2012 (linh hoạt đến năm 2018 đối với các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam) và các một số phụ lục khác. Các chương của Hiệp định bao gồm:Chương 1: Những quy định chung;Chương 2: Tự do hoá thuế quan;Chương 3: Quy tắc xuất xứ;Chương 4: Các biện pháp phi thuế quan;Chương 5: Tạo thuận lợi cho thương mại;Chương 6: Hải quan;Chương 7: Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp;Chương 8: Kiểm dịch động thực vật;Chương 9: Các biện pháp đền bù thương mại;Chương 10: Các điều khoản về thể chế;Chương 11: Các điều khoản cuối cùng.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Về nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN), theo quy định của ATIGA nguyên tắc này chỉ áp dụng trong lĩnh vực thuế quan, theo đó một nước thành viên ASEAN tham gia hiệp định thương mại tự do với một nước không phải là thành viên ASEAN có cam kết cắt giảm thuế quan nhanh hơn hay có ưu đãi hơn so với cam kết trong nội bộ ASEAN thì các nước thành viên ASEAN khác có quyền yêu cầu đàm phán để được hưởng ưu đãi đó. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng về việc có cho hưởng ưu đãi đó hay khơng hay hưởng đến mức độ nào sẽ do nước ký kết đơn phương quyết định.Nếu nước ký kết đồng ý cho một nước thành viên hưởng ưu đãi đó thì phải dành ưu đãi cho tất cả cho tất cả thành viên ASEAN còn lại.

Về tự do hố thuế quan, ngồi những quy định kế thừa về lộ trình cắt giảm thuế quan theo Hiệp định CEPT/AFTA và các Nghị định thư sửa đổi bổ sung (các nước ASEAN 6 gồm Brunei, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan sẽ xố bỏ hồn tồn thuế quan vào năm 2010, các nước CLMV vào năm 2015 với một số linh hoạt đến năm 2018), ATIGA quy định cụ thể hơn dòng thuế được linh hoạt lùi thời hạn xoá bỏ đến năm 2018 đối với các nước CLMV là 7% số dòng thuế thuộc danh mục cắt giảm và các nước này cũng được lùi thời hạn cơng bố lộ trình xố bỏ thuế quan tổng thể thêm 6 tháng kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. ATIGA quy định trong trường hợp gặp khó khăn đột xuất hay đặc biệt các nước thành viên có quyền điều chỉnh hoặc ngừng cam kết thực hiện nghĩa vụ cắt giảm, xoá bỏ thuế quan tại Điều 19.

Về quy tắc xuất xứ, ATIGA kế thừa toàn bộ Bộ quy tắc xuất xứ đã được sửa đổi và quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ của Hiệp định CEPT/AFTA, ngồi tiêu chí xuất xứ thuần t, cộng gộp với 40% hàm lượng khu vực đã được quy định như trước đây, các quy định về chuyển đổi mã số thuế, quy tắc xuất xứ cụ thể (PSR) được quy định linh hoạt hơn nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc cam kết nội khối phải tương đương hoặc thuận lợi hơn so với cam kết dành cho các nước đối tác trong các khu vực mậu dịch tự do ASEAN cộng. ATIGA cũng quy định về việc thành lập Tiểu ban về Quy tắc xuất xứ chịu trách nhiệm đám phán và giám sát việc thực thi các cam kết về Quy tắc xuất xứ trong ATIGA.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Ngoài những nội dung cơ bản nêu trên, ATIGA cịn có một số quy định khác về ngoại lệ chung, ngoại lệ an ninh, tạo thuận lợi cho thương mại, biện pháp đền bù thương mại, mối liên hệ giữa ATIGA với các hiệp định khác.

2.1.1.3 Lộ trình thực hiện

Thực hiện đúng yêu cầu của ATIGA, để thực hiện dần dần việc cắt giảm thuế quan, các nước sẽ phải phân loại tất cả hàng hóa của mình vào một trong các danh mục sau:

Danh mục cắt giảm thuế quan (IL): là danh mục các sản phẩm mà các nước

thành viên đã sẵn sàng cắt giảm thuế.

Hàng năm, Chính phủ các nước sẽ ban hành Nghị định thư cơng bố thực hiện CEPT/AFTA cho năm đó trong đó có biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện CEPT-ATIGA với số mặt hàng và mức giảm thuế theo đúng cam kết. Ngày 14/11/2014, Bộ Tài chính cũng ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN giai đoạn 2015- 2015 kèm theo Thông tư số 165/2014/TT-BTC.

Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL): Danh mục loại trừ hoàn toàn là danh

mục các sản phẩm sẽ không đưa vào tham gia AFTA vì các lý do bảo vệ an ninh quốc gia; đạo đức xã hội; sức khỏe, cuộc sống của con người và động thực vật; bảo vệ các tác phẩm có giá trị nghệ thuật, lịch sử và khảo cổ học.

Danh mục loại trừ tạm thời (TEL): và danh mục nông sản chưa chế biến nhạy cảm (SL): hiện nay, Việt Nam đã chuyển hết các mặt hàng thuộc các Danh

mục này sang danh mục IL để thực hiện cắt giảm thuế quan.

Theo Quy định trong Hiệp định ATIGA, tới năm 2015, các nước ASEAN sẽ đưa thuế suất xuống 0% đối với tất cả các mặt hàng, trừ những mặt hàng nằm trong Danh mục GEL hoặc những mặt hàng trước đây nằm trong Danh mục GEL, sau đó được đưa ra để thực hiện cắt giảm thuế quan theo Lộ trình riêng. Riêng các nước Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam (các nước CLMV) được hưởng linh hoạt bảo lưu 7% số dòng thuế tới năm 2018.Danh mục chi tiết 7% dòng thuế này sẽ được các nước CLMV đưa ra vào năm 2013, không phải thông qua đàm phán với các nước ASEAN khác.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 2.1: Thuế suất trung bình của ASEAN theo CEPT-ATIGA 2008-2015

TT Mặt hàng Mã HS

Cam kết thuế quan của nƣớc NK (%) Thuế MFN của nƣớc NK (%) 2008 2010 2015 1 Hàng dệt, may 61, 62, 63 5 1 0 18 2 Dầu thô 2709 2 1 0 2 3 Hàng thủy sản 03, 1604, 1605 5 1 0 8 4 Giầy dép các loại 64 3 1 0 13

5 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

84

3 1 0 5

6 Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 71 2 1 0 12

7 Gạo 1006 16 11 0 30 8 Gỗ và sản phẩm gỗ 44 1 1 0 6 9 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 84 2 1 0 5 10 Cà phê 0901 7 2 0 16 11 Than đá 2701 0 0 0 1

12 Xăng dầu các loại 2707, 2710 0-5/GE 0-5/GE 4 6

13 Cao su và sản phẩm cao su 40 3 1 0 10

14 Phương tiện vận tải và phụ tùng 86, 87, 88, 89 1 0 17

15 Dây điện và dây cáp điện 8544 3 1 0 9

16 Hạt điều 200819 0 0 0 9 17 Chất dẻo và sản phẩm chất dẻo 39 3 0 0 8 18 Túi xách, ví, vali, mũ và ơ dù 4202, 65, 66 4 1 0 14 19 Sắt thép và các sản phẩm từ sắt thép 71, 73 3 1 0 9 20 Sắn và các sản phẩm từ sắn 071410 1 0 0 14 21 Hàng rau quả 06, 07, 08, 20 4 2 0 12 22 Hạt tiêu 0904 2 1 0 10 23 Quặng và khoáng sản khác 2601 – 2617 1 1 0 1 24 Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 1704, 19 4 1 0 10 25 Giấy và các sản phẩm từ giấy 48 3 1 0 6

26 Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy

tinh 70 3 1 0 12

27 Hóa chất và các sản phẩm hóa chất 28, 29, 38 2 1 0 4

28 Sản phẩm gốm, sứ 69 3 1 0 9

29 Chè 0902 3 1 0 13

30 Sản phẩm mây, tre, cói và thảm 46, 57 4 1 0 18

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 2.1 tổng hợp cam kết theo CEPT/AFTA của các nước ASEAN và thuế suất MFN đối với các mặt hàng xuất khẩu chính của ta. Tới năm 2015, tất cả các sản phẩm xuất khẩu của ta sang các nước ASEAN-6 sẽ được hưởng thuế nhập khẩu 0%.

Có thể thấy đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu chủ chốt, trừ mặt hàng xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ (là các mặt hàng trước đây thuộc danh mục GEL) thì chênh lệch giữa thuế suất MFN và thuế suất ưu đãi theo CEPT/AFTA là khá lớn.

Đối với xuất khẩu, CEPT/AFTA cũng sẽ đem lại lợi thế khá lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam do thuế suất CEPT/AFTA mà các nước ASEAN áp dụng đối với hàng xuất khẩu của ta thấp hơn nhiều so với thuế suất MFN của các nước này. Sự chênh lệch này sẽ tăng khi ASEAN hoàn tất việc xây dựng AEC vào cuối năm 2015.

Bảng 2.2: Lộ trình giảm thuế của các nƣớc trong ASEAN năm 2015

Nƣớc Số dòng thuế Tỷ lệ (%) 0 – 5% > 5% Khác Tổng 0 – 5% > 5% Khác Tổng Brunei 9.844 - 72 9.916 99,27 - 0,73 100 Indonesia 9.899 17 96 10.012 98,87 0,17 0,96 100 Malaysia 12.242 13 82 12.337 99,23 0,11 0,66 100 Philippines 9.759 35 27 9.821 99,37 0,36 0,27 100 Singapore 9.558 - - 9.558 100 - - 100 Thailand 9.558 - - 9.558 100 - - 100 ASEAN-6 60.860 65 277 61.202 99,44 0,11 0,45 100 Campuchia 9.406 152 - 9.558 98,41 1,59 - 100 Lào 9.471 - 87 9.558 99,09 - 0,91 100 Myanma 9.507 - 51 9.558 99,47 - 0,53 100 Việt Nam 9.265 95 198 9.558 96,93 0,99 2,07 100 CLMV 37.649 247 336 38.232 98,48 0,65 0,88 100 Tổng ASEAN 98.509 312 613 99.434 99,07 0,31 0,62 100

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Như có thể thấy ở bảng 2.2 Lộ trình giảm thuế của các nước trong ASEAN năm 2015, mức thuế sẽ về 0% đối với hầu hết các mặt hàng, sản phẩm của các nước CLMV để chuẩn bị cho sự hình thành AEC vào cuối năm 2015. Thị trường được hợp nhất và hàng hóa sẽ di chuyển tự do trong ASEAN tạo một cơ hội lớn cho việc xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam sang thị trường ASEAN nếu có thể tận dụng tốt các ưu đãi.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ảnh hƣởng của quy tắc xuất xứ trong hiệp định ATIGA tới cơ cấu xuất khẩu của việt nam (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)