:Quy tắc xuất xứ của một số mặt hàng theo ATIGA

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ảnh hƣởng của quy tắc xuất xứ trong hiệp định ATIGA tới cơ cấu xuất khẩu của việt nam (Trang 55)

xứ thuần túy hoặc là được gia công chế biến lắp ráp tại Việt Nam nên sẽ có khả năng cao đáp ứng được các tiêu chí xuất xứ như RVC hay CTC.

Bảng 2.7:Quy tắc xuất xứ của một số mặt hàng theo ATIGA Mặt hàng xuất Mặt hàng xuất

khẩu HS

Quy tắc xuất xứ theo ATIGA

Gạo 10 WO Cà phê 0901 RVC(40) hoặc CC Thuỷ sản 03; 1603-1605 0301: WO; 0306, 0307: RVC(40) hoặc CTSH; 1604, 1605: RVC(40) hoặc CC; Còn lại 03, 1603: CTH hoặc RVC(40) Xăng dầu 27 CTH hoặc RVC(40)

Chất dẻo 39 CTH hoặc RVC(40) Cao su 40 CTH hoặc RVC(40) Dệt may

61-63

RVC(40) hoặc Quy tắc hàng dệt may hoặc CC và hàng hoá được cắt và may tại lãnh thổ của bất kì nước thành viên nào

Giày dép 64 CTH hoặc RVC(40) Sắt thép 72,73 PSR

Máy móc thiết bị 84 PSR Dây điện và cáp điện 85 PSR

Nguồn: Ban thư ký ASEAN

Xét ảnh hưởng của quy tắc xuất xứ tới cơ cấu hàng xuất khẩu vào thị trường ASEAN cũng có thể thấy,tỷ trọng của các nhóm ngành theo HS từ 03 đến 40 đều có

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

xu hướng giảm trong giai đoạn 2007-2013 (trừ cao su, nhựa và chất dẻo). Trong khi đó, tỷ trọng của các mặt hàng HS 60 đến 87 có xu hướng tăng.Tuy nhiên, tốc độ tăng tỷ trọng không nhanh. Điều này cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN từ các mặt hàng thô, chưa qua nhiều chế biến sang các nhóm hàng, các sản phẩm có hàm lượng chế biến và giá trị gia tăng cao hơn mặc dù sự chuyển biến này còn diễn ra chậm và không thực sự tạo nên bứt phá trong cơ cấu hàng xuất khẩu sang ASEAN.

Bảng 2.8: Cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng chính của Việt Nam vào ASEAN theo HS 2 chữ số 2007-2013 Đơn vị tính: % HS Nhóm hàng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 03 Thuỷ sản 1,56 1,96 1,67 1,35 1,48 1,50 1,59 09 Cà phê 1,66 2,03 1,44 1,37 1,45 1,99 1,36 10 Lúa gạo 9,53 17,28 12,83 12,52 11,47 7,97 3,83 16 Các chế phẩm từ thịt, cá 0,14 0,28 0,30 0,23 0,33 0,35 0,37 27 Nhiên liệu khoáng 34,70 42,76 30,3 18,74 15,39 16,47 15,37 31 Phân bón 0,4 1,68 0,89 0,96 1,82 2,2 1,59 39 Nhựa, chất dẻo 1,5 1,9 1,47 1,86 2,19 2,88 2,93 40 Cao su 1,21 1,24 1,15 2,04 2,04 3,87 3,55

61 Quần áo, hàng may mặc

sẵn dệt kim, đan móc 0,13 0,19 0,15 0,16 0,18 0,2 0,3

62

Quần áo và hàng may mặc sẵn khơng thuộc loại dệt kim, đan, móc

0,23 0,25 0,21 0,20 0,26 0,28 0,31 63 Dệt may khác 0,38 0,35 0,51 0,29 0,17 0,19 0,27 64 Giầy dép 0,58 0,8 0,69 0,71 0,88 0,96 1,14 70 Thuỷ tinh 0,47 0,43 1,04 1,21 1,10 2,02 1,66 72 Sắt và thép 2,98 9,97 2,78 4,42 6,54 7,43 7,86 73 Các sản phẩm sắt/ thép 1,00 1,64 1,18 1,24 1,08 1,25 1,34 84 Máy móc thiết bị 2,54 8,63 5,67 3,67 3,62 4,45 4,7 85 Dây điện và cáp điện 7,09 4,85 6,15 7,45 9,52 17,75 25,01 87 Phương tiện giao thông

và các phụ tùng phụ trợ 1,00 1,55 1,34 1,54 1,48 2,20 2,68

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Đối với các mặt hàng xuất khẩu như dầu thô, than đá, quặng và các loại khoáng sản khác, thuế suất MFN so với thuế suất ưu đãi của AFTA tại thời điểm Hiệp định ATIGA có hiệu lực khơng có sự chênh lệch đáng kể. Do đó, việc thay đổi về giá trị xuất khẩu của mặt hàng này khơng có ngun nhân từ quy tắc xuất xứ trong ATIGA, tức là mặt hàng này không cần sử dụng quy tắc xuất xứ để được hưởng mức thuế quan thấp của ATIGA mà có thể sử dụng thuế MFN do mức thuế tương đương nhau.

Các nhóm hàng có mức thuế ưu đãi theo ATIGA thấp hơn nhiều so với mức thuế MFN sẽ có xu hướng đáp ứng các quy tắc xuất xứ theo ATIGA để được hưởng ưu đãi (trong bảng 2.1).

Các nhóm hàng có hàm lượng chế biến ít như hàng nơng sản (gạo, chè, thuỷ sản, cà phê), cao su, chất dẻo có mức thuế ưu đãi của ATIGA thấp hơn nhiều so với thuế MFN.Hơn nữa, các mặt hàng này thường sẽ chắc chắn đáp ứng được tiêu chí xuất xứ WO (tức là xuất xứ thuần tuý).Nên việc có được xuất xứ của nước thành viên ASEAN để được hưởng ưu đãi về thuế quan là dễ dàng đạt được. Giá trị xuất khẩu của các mặt hàng này sang ASEAN liên tục tăng do là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tuy nhiên trong cơ cấu lại có xu hướng giảm do các mặt hàng ở nhóm khác có mức tăng lớn hơn.

Các nhóm hàng có hàm lượng chế biến cao hơn như dệt may, giày dép, phương tiện vận tải, dây điện, túi xách/vali, máy móc thiết bị, sắt thép cũng là những mặt hàng được hưởng thuế suất ưu đãi theo ATIGA thấp hơn nhiều so với MFN. Những mặt hàng này chủ yếu là những mặt hàng được gia công, hoặc lắp ráp tại Việt Nam, Vì thế chúng sẽ đáp ứng quy tắc xuất xứ theo tiêu chí CTC theo quy tắc xuất xứ của ATIGA. Tức là, các nguyên vật liệu nhập khẩu khơng có xuất xứ được nhập về để sản xuất hàng hố, qua q trình gia cơng, chế biến, sản xuất tại Việt Nam sẽ được chuyển đổi mã số HS ở cấp độ 4 chữ số. Việc áp dụng Deminimis trong quy tắc của ATIGA cũng khiến sản phẩm vẫn đạt tiêu chí xuất xứ nếu như CTC không đáp ứng.

Xét về số lượng và giá trị, các mặt hàng xuất khẩu chế biến, chế tạo tăng nhanh từ sau khi ATIGA có hiệu lực. Nếu như năm 2009, chỉ có 6 mặt hàng xuất

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

khẩu đạt trên 100 nghìn USD thì đến năm 2011 đã có 11 mặt hàng mặc dù chịu ảnh hưởng không tốt của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy giảm kinh tế tồn cầu.

Bảng 2.9: Thứ tự các mặt hàng xuất khẩu vào ASEAN đạt giá trị trên 100 nghìn USD 2009 – 2011

Đơn vị tính: nghìn USD

TT 2009 2010 2011

Mặt hàng Trị giá Mặt hàng Trị giá Mặt hàng Trị giá 1 Dầu thô 2.470 Lúa gạo 1.709 Lúa gạo 2.000

2 Lúa gạo 1.336 Dầu thô 1.630 Dầu thô 1.452

3 Dầu mỏ 562,9 Dầu mỏ 746,2 Sắt, thép 798,1

4 Linh kiện điện tử 195,6 Sắt thép 500,2 Dầu mỏ 757,9

5 Sắt thép 136,1 Điện thoại 298,8 Điện thoại 369,9

6 Điện thoại 134,3 Máy in 218,9 Cao su 203,8

7 Cao su 190,5 Máy in 185,6

8 Kim loại đồng 132,7 Cà phê 179,2

9 Cà phê 118,7 Phương tiện

vận tải

164,8

10 Động cơ điện 112,4 Thủy tinh 157,3

11 Thủy tinh 102,7 Phân bón 147,2

12 Than 101,5 Filê cá 136,9 13 Phân hóa học 132,8 14 Động cơ điện 128,1 15 Máy tính 127,2 16 Ắc quy 115,7 17 Dây cáp điện 106,0 55,2% 56,6% 60,3%

Nguồn: ITC Trade Map

Năm 2011, đã có tới 17 nhóm sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu sang ASEAN trên 100 nghìn USD và xuất hiện các nhóm hàng chế tạo mới có hàm lượng cơng nghệ cao hơn như điện tử, máy tính; động cơ điện, ắc quy, dây cáp điện, phương tiện vận tải, sản phẩm từ chất dẻo…

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Sự tăng về số lượng mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị xuất cao sang thị trường ASEAN có thể được giải thích bởi việc cắt giảm thuế quan của hầu hết các mặt hàng của ASEAN 6theo lộ trình ATIGA vào năm 2010. Quy tắc xuất xứ áp dụng cho hàng hóa được gia cơng chế biến tại Việt Nam như đã phân tích ở trên là yếu tố quyết định tới việc hàng hóa có được nhập khẩu vào các nước thành viên ASEAN với mức thuế suất ưu đãi hay không.

Như vậy, khi xem xét cụ thể trong từng nhóm mặt hàng có thể thấy được các tiêu chí xuất xứ của bộ quy tắc xuất xứ trong ATIGA đã ảnh hưởng như thế nào đến giá trị xuất khẩu từ đó làm thay đổi cơ cấu xuất khẩu sang các nước và khu vực khác nói chung và ASEAN nói riêng cũng như là cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

2.3 Đánh giá thực trạng tác động của quy tắc xuất xứ trong ATIGA đến cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam

2.3.1 Tác động tích cực của quy tắc xuất xứ tới cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam

Trong ATIGA, các quy tắc xuất xứ được quy định rõ ràng và dễhiểu nên việc thực hiện cũng được thuận lợi hơn so với CEPT/AFTA.Những tác động tích cực của ATIGA tới cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam có thể được rút ra như sau.

Thứ nhất, quy tắc xuất xứ trực tiếp làm tăng xuất khẩu các mặt hàng đáp ứng

tiêu chí xuất xứ để được hưởng ưu đãi về thuế quan khi hàng hóa được xuất khẩu sang ASEAN. Các mặt hàng tận dụng được tốt quy tắc xuất xứ bao gồm: Máy móc thiết bị, dây điện, sắt thép, các sản phẩm từ sắt thép, phương tiện giao thông và các phụ tùng phụ trợ.

Thứ hai, quy tắc xuất xứ gián tiếp làm tăng xuất khẩu các mặt hàng có

nguyên liệu nhập khẩu rẻ tương đối từ các nước ASEAN (do được hưởng thuế suất nhập khẩu thấp từ hàng hóa có xuất xứ ASEAN) để xuất khẩu sang các nước có ưu đãi về thuế quan, đặc biệt là các nước cho phép cộng gộp hàm lượng giá trị khu vực ASEAN để xét tiêu chí xuất xứ như trường hợp đối với mặt hàng dệt may, da giày xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và EU như đã phân tích ở trên.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Thứ ba, quy tắc xuất xứ là một trong các yếu tố thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu

xuất khẩu của Việt Namtheo chiều hướng tích cực. Xuất khẩu của Việt Nam nâng cao cả về chất lượng và giá trị. Từ những mặt hàng nông sản sơ chế và nguyên nhiên liệu như gạo, cà phê, cao su, dầu thơ có hàm lượng chế tác thấp, nước ta đã xuất khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng, hàng cơng nghiệp như linh kiện máy tính, dệt may, nơng sản chế biến, mỹ phẩm với giá trị cao và ổn định.Về cơ cấu thị trường xuất khẩu, ASEAN vẫn giữ vững vị trí là một trong 3 đối tác thương mại quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên tỷ trọng xuất khẩu vào ASEAN gần đây cũng có xu hướng giảm do tác động từ các Hiệp định thương mại tự do mới được ký kết và sức hút cũng như tiềm năng ở các thị trường lớn khác là EU và Hoa Kỳ.

2.3.2 Tác động tiêu cực của quy tắc xuất xứ trong Hiệp định ATIGA tới cơ cấu xuất khẩu và nguyên nhân xuất khẩu và nguyên nhân

2.3.2.1 Các tác động tiêu cực của quy tắc xuất xứ trong ATIGA tới cơ cấu xuất khẩu

Về lý thuyết và dài hạn, Quy tắc xuất xứ có tác động làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường ASEAN do ảnh hưởng trực tiếp đến giảm thuế quan, tuy nhiên quy tắc xuất xứ cũng gây ra một số tác động tiêu cực đối với cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam.

Cụ thể là, tác động làm thay đổi cơ cấu xuất khẩu về cả thị trường lẫn mặt hàng chưa tương xứng với các ưu đãi về mặt thuế quan cũng như các ưu đãi khác về thương mại đặc biệt trong giai đoạn Việt Nam đã được hưởng nhiều ưu đãi từ hiệp định và mức thuế quan cắt giảm sâu từ ASEAN 6. Mặc dù được hưởng mức thuế nhập khẩu của các nước ASEAN 6 từ khi ATIGA có hiệu lực 5/2010 ở mức 0% đối với tất cả các mặt hàng, tuy nhiên mức tăng trưởng xuất khẩu lại không cao như được kỳ vọng và không tạo nên một sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu xuất khẩu cả về mặt hàng và về thị trường xuất khẩu.

Bên cạnh đó, tỷ trọng mặt hàng xuất khẩu chủ lực và tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường xuất khẩu chính tăng lên nhưng còn khá tập trung vào một số sản phẩm và thị trường truyền thống, chưa đa dạng hóa. Các sản phẩm được coi là truyền thống bao gồm khai thác lợi thế điều kiện tự nhiên như thủy sản sơ chế, nông

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

sản như gạo, cao su, cà phê, hạt điều và khai thác lao động giá rẻ như dệt may, da giày, lắp ráp điện tử.

Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, ít thấy xuất hiện các mặt hàng mới, nhất là các mặt hàng có hàm lượng cơng nghệ cao. Về thị trường, nền sản xuất trong nước trong thời gian qua tập trung xuất khẩu vào các thị trường chính với các ưu đãi được hưởng từ các FTA, do đó, mức độ đa dạng hóa thị trường của nước ra rất thấp. Việc tập trung vào các mặt hàng chủ lực cũng như các thị trường xuất khẩu chính làm cho nước ta bị phụ thuộc và dễ bị tổn hại từ các cú sốc bên ngoài.

2.3.2.2 Nguyên nhân của những tác động tiêu cực của quy tắc xuất xứ trong ATIGA tới cơ cấu xuất khẩu

a) Việt Nam chưa tận dụng được nhiều và tốt quy tắc xuất xứ trong ATIGA

Để đánh giá tình hình áp dụng Quy tắc xuất xứ trong ATIGA tại Việt Nam cũng như thấy được lợi ích xuất khẩu của các FTA mang lại, người ta sử dụng tỷ lệ hàng hố có sử dụng mẫu chứng nhận xuất xứ để hưởng ưu đãi. Tỷ lệ này được tính giữa giá trị hàng hố xuất khẩu có sử dụng CO ưu đãi và tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu sang khu vực cho hưởng ưu đãi. Điều đáng lưu ý là tỷ lệ này của nước ta ở mức thấp so với tỷ lệ của các FTA khác.

Hình 2.6: Tỷ lệ hàng hố sử dụng mẫu C/O của Việt Nam 2007-2013

Nguồn: Bộ Công Thương

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Form AANZ Form AI Form AJ Form E Form AK Form D 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0%

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Nếu so với tỷ lệ áp dụng AKFTA thì tỷ lệ áp dụng AFTA là rất thấp. Mặc dù tỷ lệ có tăng từ khi có Hiệp định ATIGA có hiệu lực năm 2010 tuy nhiên vẫn ở mức thấp, từ 15-20% trong giai đoạn 2010-2013. Tỷ lệ này phần nào phản ánh thực trạng của doanh nghiệp Việt Nam trong việc tận dụng các ưu đãi từ AFTA.

Dưới đây, đưa ra một số nguyên nhân về việc tỷ lệ hàng hóa sử dụng C/O mẫu D trong Hiệp định ATIGA chưa được cao như kỳ vọng.

Thứ nhất, tính phức tạp và số lượng lớn các quy tắc trong thủ tục cấp C/O mà

các doanh nghiệp phải tuân thủ đã khiến các doanh nghiệp có tâm lý ngần ngại khi tận dụng các ưu đãi từ việc sử dụng C/O mang lại.Thủ tục cấp C/O Form D khá phức tạp và tốn kém, vì nhà sản xuất phải chứng minh nguồn gốc xuất xứ của từng linh kiện trong sản phẩm mà mình sản xuất ra đối với các sản phẩm sản xuất từ các nguyên vật liệu nhập khẩu.

Về cơ bản, chỉ những sản phẩm đáp ứng các quy tắc xuất xứ mới có thể hưởng các mức thuế suất ưu đãi. Để có được C/O, nhà sản xuất hay nhà xuất khẩu phải đảm bảo hàng hóa của họ đáp ứng các quy tắc xuất xứ phức tạp, chuẩn bị sẵn và lưu giữ các chứng từ liên quan và xuất trình kèm theo đơn đề nghị được cấp chứng nhận xuất xứ với cơ quan cấp C/O ở nước xuất khẩu. Trong nhiều trường

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ảnh hƣởng của quy tắc xuất xứ trong hiệp định ATIGA tới cơ cấu xuất khẩu của việt nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)