Trong ATIGA, các quy tắc xuất xứ được quy định rõ ràng và dễhiểu nên việc thực hiện cũng được thuận lợi hơn so với CEPT/AFTA.Những tác động tích cực của ATIGA tới cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam có thể được rút ra như sau.
Thứ nhất, quy tắc xuất xứ trực tiếp làm tăng xuất khẩu các mặt hàng đáp ứng
tiêu chí xuất xứ để được hưởng ưu đãi về thuế quan khi hàng hóa được xuất khẩu sang ASEAN. Các mặt hàng tận dụng được tốt quy tắc xuất xứ bao gồm: Máy móc thiết bị, dây điện, sắt thép, các sản phẩm từ sắt thép, phương tiện giao thông và các phụ tùng phụ trợ.
Thứ hai, quy tắc xuất xứ gián tiếp làm tăng xuất khẩu các mặt hàng có
nguyên liệu nhập khẩu rẻ tương đối từ các nước ASEAN (do được hưởng thuế suất nhập khẩu thấp từ hàng hóa có xuất xứ ASEAN) để xuất khẩu sang các nước có ưu đãi về thuế quan, đặc biệt là các nước cho phép cộng gộp hàm lượng giá trị khu vực ASEAN để xét tiêu chí xuất xứ như trường hợp đối với mặt hàng dệt may, da giày xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và EU như đã phân tích ở trên.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Thứ ba, quy tắc xuất xứ là một trong các yếu tố thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
xuất khẩu của Việt Namtheo chiều hướng tích cực. Xuất khẩu của Việt Nam nâng cao cả về chất lượng và giá trị. Từ những mặt hàng nông sản sơ chế và nguyên nhiên liệu như gạo, cà phê, cao su, dầu thơ có hàm lượng chế tác thấp, nước ta đã xuất khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng, hàng cơng nghiệp như linh kiện máy tính, dệt may, nơng sản chế biến, mỹ phẩm với giá trị cao và ổn định.Về cơ cấu thị trường xuất khẩu, ASEAN vẫn giữ vững vị trí là một trong 3 đối tác thương mại quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên tỷ trọng xuất khẩu vào ASEAN gần đây cũng có xu hướng giảm do tác động từ các Hiệp định thương mại tự do mới được ký kết và sức hút cũng như tiềm năng ở các thị trường lớn khác là EU và Hoa Kỳ.