Dịch vụ logistics liên quan khác

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ẢNH HƯỞNG của VIỆC THỰC HIỆN CAM kết của VIỆT NAM với WTO TRONG LĨNH vực LOGISTICS (Trang 29 - 35)

1.3. Các cam kết của Việt Nam với WTO liên quan đến dịch vụ logistics

1.3.3. Dịch vụ logistics liên quan khác

1.3.3.1. Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật (CPC 8676)

Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật (CPC 8676 ngoại trừ việc kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho phương tiện vận tải). Theo biểu cam kết, Việt Nam cho phép sau 3 năm kể từ khi Việt Nam các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân được tham gia kinh doanh dịch vụ mà trước đó khơng có sự cạnh tranh của khu vực tư nhân do các dịch vụ này được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của chính phủ, cho phép thành lập liên doanh trong đó khơng hạn chế vốn nước ngồi.

Sau 5 năm kể từ khi cho phép các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân được tham gia kinh doanh dịch vụ này, Việt Nam cam kết không hạn chế. Cam kết cũng lưu ý rõ, vì lý do an ninh quốc gia, việc tiếp cận một số khu vực địa lý có thể bị hạn chế.

1.3.3.2. Dịch vụ bưu chính

Khi tham gia hội nhập, Việt Nam có cam kết về phân ngành Các dịch vụ chuyển phát (CPC 7512) - thuộc ngành các dịch vụ thông tin. Theo Quyết định số 22/2007-QĐ/BBCVT, Dịch vụ chuyển phát nằm trong nhóm “Dịch vụ bưu chính”.

Cam kết đưa ra định nghĩa về dịch vụ chuyển phát nhanh là dịch vụ thu gom, chia chọn, vận chuyển và phát trong nước và quốc tế: Thông tin dưới dạng văn bản, thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật lý nào (thơng tin dưới dạng văn bản, bao gồm cả lai ghép và thông tin quảng cáo trực tuyến) các kiện (bao gồm cả sách và ca-ta-lô) và các hàng hóa khác trừ các trường hợp sau:

- Các văn bản có giá cước dịch vụ thấp hơn 10 lần giá cước của một bức thư tiêu chuẩn gửi trong nước ở nấc khối lượng đầu tiên hoặc thấp hơn 9 Đô la Mỹ (USD) khi gửi quốc tế.

- Tổng khối lượng các vật phẩm (cho 01 lần chuyển phát) trên 2000 gam. Các công ty chuyển phát nhanh và dịch vụ chuyển phát nhanh nước ngồi sẽ được đối xử bình đẳng với Bưu chính Việt Nam trong việc cung cấp các dịch vụ mà Việt Nam đã cam kết mở cửa. Biểu cam kết cũng quy định các nhà đầu tư nước ngồi chỉ có thể cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh trên thị trường Việt Nam dưới hình thức hiện diện sau:

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

- Doanh nghiệp liên doanh với đối tác Việt Nam cung cấp dịch vụ chuyển phát (có thể phải tuân thủ điều kiện vốn nước ngồi khơng q 51% kể từ ngày 11/1/2007 cho đến ngày 11/1/2012).

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài để cung cấp dịch vụ chuyển phát kể từ ngày 11/1/2012.

1.3.3.3. Dịch vụ thương mại bán buôn (CPC 622) và bán lẻ (CPC 631)

Theo biểu cam kết dịch vụ, dịch vụ thương mại bán buôn và dịch vụ thương mại bán lẻ nằm trong ngành Dịch vụ phân phối. Về hình thức cung cấp qua biên giới, Việt Nam chưa cam kết, tuy nhiên ngoại trừ không hạn chế đối với:

- Phân phối các sản phẩm phục vụ nhu cầu cá nhân

- Phân phối các chương trình phần mềm máy tính hợp pháp phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc vì mục đích thương mại

Về hình thức hiện diện thương mại, biểu cam kết quy định, nhà đầu tư nước ngoài phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam với số vốn góp của phía nước ngồi khơng được vượt q 49%. Kể từ ngày 1/1/2008, hạn chế vốn góp 49% này sẽ bị xóa bỏ. Kể từ ngày 1/1/2009, khơng hạn chế.

Kể từ ngày gia nhập, cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ bán buôn và bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam, ngoại trừ: xi măng và clinke; lốp (trừ lốp máy bay); giấy; máy kéo; phương tiện cơ giới; oto con và xe máy; sắt thép thiết bị nghe nhìn; rượu; phân bón. Kể từ ngày 1/1/2009, bổ sung thêm quyền phân phối dịch vụ bán buôn bán lẻ máy kéo, phương tiện cơ giới; oto con và xe máy. Trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập, xóa bỏ hạn chế với tất cả các sản phẩm phân phối (miễn là sản phẩm đó được sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam).

Việc thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở thứ nhất) sẽ được xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và quy mô địa lý)

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

1.3.3.4. Một số dịch vụ chưa phân nhóm trong Nghị định

Căn cứ vào Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với WTO và Bảng phân loại dịch vụ logistics vủa Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC), khi tham gia hội nhập Việt Nam đã cam kết mở cửa một số ngành dịch vụ, tuy nhiên chưa đề cập tới trong Nghị định 140/2007/NĐ-CP, gồm có:

Dịch vụ đại lý hưởng hoa hồng (CPC 621)

Theo biểu cam kết dịch vụ và Cam kết WTO về phân phối – logistics (trang 9), Việt Nam đã cam kết về dịch vụ đại lý hưởng hoa hồng (CPC 621) tương tự như đối với dịch vụ bán buôn và dịch vụ bán lẻ. Theo đó, kể từ ngày gia nhập, cơng ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch đại lý hoa hồng đối với tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam, ngoại trừ: Xi măng và clinke; lốp (trừ lốp máy bay); giấy; máy kéo; phương tiện cơ giới; ô tô con và xe máy; sắt thép thiết bị nghe nhìn; rượu; phân bón. Kể từ ngày 1/1/2009, bổ sung thêm quyền phân phối thông qua dịch vụ đại lý hoa hồng đối với các sản phẩm máy kéo, phương tiện cơ giới; oto con và xe máy. Sau 3 năm kể từ ngày gia nhập, xóa bỏ hạn chế với tất cả các sản phẩm phân phối (miễn là sản phẩm đó được sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam).

Dịch vụ xử lý dữ liệu (CPC 843)

Theo biểu cam kết của Việt Nam với WTO, dịch vụ xử lý dữ liệu (CPC 843) nằm trong ngành Các dịch vụ kinh doanh, phân ngành Máy tính và các dịch vụ liên quan. Theo Cam kết về kinh doanh (trang 17), Việt Nam cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được cung cấp các dịch vụ xử lý dữ liệu tại Việt Nam dưới các hình thức hiện diện sau:

- Lập văn phịng đại diện (khơng được trực tiếp thực hiện các hoạt động sinh lời); - Lập liên doanh với đối tác Việt Nam (không bị hạn chế vốn nước ngoài trong liên doanh) để cung cấp dịch vụ cho tất cả các loại khách hàng;

- Lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với điều kiện chỉ được cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam; từ 11/1/2009, các doanh nghiệp này mới được cung cấp dịch vụ cho mọi khách hàng tại Việt Nam.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

- Lập chi nhánh để cung cấp dịch vụ cho các khách hàng tại Việt Nam (với điều kiện chỉ lập sau ngày 11/1/2010 và trưởng chi nhánh phải là người thường trú tại Việt Nam).

Nhà cung cấp dịch vụ xử lý dữ liệu nước ngồi khơng có hiện diện thương mại tại Việt Nam cũng có thể cung cấp dịch vụ này cho khách hàng Việt Nam (cung cấp qua biên giới). Việt Nam cam kết không đặt ra các điều kiện về hoạt động riêng đối với nhà đầu tư nước ngoài so với nhà đầu tư trong nước.

Dịch vụ tư vấn quản lý (CPC 865)

Dịch vụ tư vấn quản lý nằm trong ngành Dịch vụ kinh doanh, phân ngành Các dịch vụ kinh doanh khác. Theo VCCI (Cam kết về dịch vụ kinh doanh, tr.25), Việt Nam cho phép các nhà đầu tư nước ngoài cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý tại Việt Nam dưới các hình thức sau:

- Lập văn phòng đại diện;

- Lập liên doanh với đối tác Việt Nam (không hạn chế phần vốn góp của phía nước ngồi trong liên doanh);

- Lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài;

- Lập chi nhánh (chỉ sau ngày 11/1/2010 và với điều kiện trưởng chi nhánh phải là người thường trú tại Việt Nam).

Các doanh nghiệp nước ngồi hoạt động trong lĩnh vực này khơng có hiện diện thương mại tại Việt Nam như nêu ở trên cũng được phép cung ứng dịch vụ tư vấn quản lý cho khách hàng tại Việt Nam (thông qua phương thức cung cấp qua biên giới).

Dịch vụ truyền thông tin và dữ liệu (CPC 7523)

Dịch vụ truyền thông tin và dữ liệu bao gồm nhiều hạng mục nhỏ, được quy định trong biểu cam kết, thuộc ngành Dịch vụ bưu chính viễn thơng, phân ngành Dịch vụ viễn thông (Biểu cam kết về dịch vụ, trang 26):

- Dịch vụ viễn thơng cơ bản gồm có: dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch gói, dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch kênh, dịch vụ Telex, dịch vụ Telegraph, dịch vụ thuê kênh riêng),.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

- Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng gồm có: thư điện tử, thư thoại, thơng tin trực tuyến và truy cập lấy thông tin từ cơ sở dữ liệu, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các dịch vụ facsimile gia tăng giá trị bao gồm lưu trữ và chuyển, lưu trữ và khơi phục),

Theo đó, Việt Nam cam kết đối với dịch vụ viễn thơng có hạ tầng mạng như sau: + Đối với Dịch vụ viễn thông cơ bản, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép đầu tư để cung cấp dịch vụ ở Việt Nam dưới các hình thức: hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp liên doanh với đối tác Việt Nam (là nhà khai thác dịch vụ Việt Nam đã được cấp phép trong lĩnh vực đó) với điều kiện vốn góp tối đa phía nước ngồi khơng q 49% vốn pháp định của liên doanh.

+ Đối với Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép đầu tư để cung cấp dịch vụ ở Việt Nam dưới các hình thức: hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp liên doanh với đối tác Việt Nam (là nhà khai thác dịch vụ Việt Nam đã được cấp phép trong lĩnh vực đó) với điều kiện vốn góp tối đa phía nước ngồi khơng q 50% vốn pháp định của liên doanh.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cam kết mở cửa thị trường dịch vụ viến thơng khơng có hạ tầng mạng cho các nhà đầu tư nước ngồi theo 2 hình thức: hợp đồng hợp tác kinh doanh và Liên doanh với nhà khai thác Việt Nam với điều kiện đối tác Việt Nam phải là nhà cung cấp đã được cấp phép trong lĩnh vực dịch vụ tương ứng, với tỷ lệ vốn góp tối đa của phía nước ngồi là 51% vốn pháp định của liên doanh (kể từ 11/1/2010, bên nước ngoài được phép tự do chọn đối tác khi thành lập liên doanh và được phép nâng mức vốn góp liên doanh lên 65%).

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỚI WTO

TRONG LĨNH VỰC LOGISTICS

Gia nhập WTO là bước tiến quan trọng trong tiến trình mở cửa nền kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế toàn cầu, là cơ hội lớn để Việt Nam khai thác tối đa những lợi ích mà q trình hội nhập mang lại nhằm phát triển đất nước một cách toàn diện. Hội nhập WTO, đồng nghĩa với việc chúng ta đã tham gia vào thị trường chung lớn nhất trên thế giới, nơi diễn ra mọi hoạt động giao thương về hàng hóa và dịch vụ đa dạng nhất. Các cam kết mà Việt Nam đã ký với WTO có hiệu lực thực hiện đến nay được hơn 8 năm. Việc thực thi các cam kết đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ logistics đã có tác động lớn tới nền kinh tế xã hội nước ta.

Ngay sau khi gia nhập WTO, ngày 27/2/2007, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ban hành Chương trình Hành động của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (Khóa X) về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững trước bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO, đồng thời giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành và địa phương trong giai đoạn hội nhập kinh tế sâu rộng. Chương trình Hành động thể hiện sự chủ động và quyết tâm cao của Chính phủ trong việc tối ưu hóa cơ hội từ việc gia nhập WTO, nhằm thực hiện tốt nhất công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian tới. Trong tám năm qua, nhìn chung Việt Nam đã thực hiện đày đủ và nghiêm túc các cam kết gia nhập WTO, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ logistics. Ta đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy quan trọng điều chỉnh các hoạt động liên quan đến dịch vụ logistics nhằm tiến gần hơn với những quy định của WTO, qua đó cải thiện mơi trường pháp lý và khung chính sách, tăng cường tính hấp dẫn của mơi trường kinh doanh và đầu tư trong nước.

Văn bản pháp quy, trong đó hoạt động logistics lần đầu được đề cập tới là Luật Thương mại 2005 được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thơng qua vào tháng 6/2005 và chính thức có hiệu lực vào tháng 1/2006, thay thế bổ

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

sung cho Luật Thương mại 1997. Luật Thương mại 2005 đã đưa ra những quy định

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ẢNH HƯỞNG của VIỆC THỰC HIỆN CAM kết của VIỆT NAM với WTO TRONG LĨNH vực LOGISTICS (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)