Với tinh thần Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 do Đại hội Đảng lần thứ XI đã đề ra, chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Giao thông vận tải và định hướng phát triển các ngành liên quan, các quan điểm và định hướng phát triển dịch vụ logistics đến năm 2020 đã được vạch ra như sau:
3.1.1. Quan điểm phát triển
Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược. Phát triển ngành dịch vụ logistics phải kết hợp chặt chẽ hài hịa với sự tăng trưởng tổng thể của tồn nền kinh tế, đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội đồng thời chú trọng bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo động lực cho sự phát triển bền vững.
Đổi mới đồng bộ, phù hợp với kinh tế và chính trị, vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh nói chung và ngành dịch vụ logistics nói tiêng: kiên trì và quyết tâm thực hiện đổi mới, cải cách, đổi mới đồng bộ về cả mặt luật pháp, thể chế, và công tác tổ chức, thực hiện, nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả.
Coi dịch vụ logistics là yếu tố quan trọng, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt phát triển thương mại trong nước và xuất nhập khẩu, cung ứng và phân phối hàng hóa, dịch vụ đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng, đồng thời là nguồn thu lớn cho doanh nghiệp và nền kinh tế quốc dân.
Phát huy tối đa nhân tố nguồn nhân lực, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu của sự phát triển: phải tận dụng, khai thác, phát huy lợi thế con người, và
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
các ưu điểm của nguồn nhân lực trong nước. Đồng thời đẩy mạnh bồi dưỡng nâng cao năng lực, bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên ngành mạnh về chuyên môn, vững chắc về kinh nghiệm và lý tưởng công tác.
Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: phải tháo gỡ mọi cản trở về cơ sở hạ tầng, trình độ khoa học, cơng nghệ, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ và giải phóng năng lực sản xuất, huy động và sử dung hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển ngành. Phát triển nhanh, hài hòa các thành phần kinh tế tham gia ngành, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo, định hướng và ổn định kinh tế vĩ mơ. Khuyến khích phát triển các hình thức kinh doanh với sở hữu hỗn hợp, tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh và khuyến khích đầu tư nước ngồi có quy hoạch. Tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, có sức thu hút đầu tư cao và phát triển bền vững.
3.1.2. Định hướng phát triển
Đẩy mạnh và hiện thực hóa kỹ năng quản trị logistics, quản trị dây chuyền cung ứng trong tất cả các cấp quản lý, các ngành, các doanh nghiệp – đây được xem là kỹ năng cần thiết và quan trọng trong công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế hiện nay.
Chú trọng tới việc giảm chi phí logistics trong cơ cấu GDP (hiện nay khoảng 25% GDP), việc này có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện định hướng phát triển, mục tiêu kinh tế xã hội đề ra.
Dịch vụ logistics cần hướng đến dịch vụ trọn gói 3PL (integrated third party logistics service) là chiến lược cạnh tranh để phát triển thị trường dịch vụ logistics của nước ta ngang tầm khu vực và thế giới.
Phát triển logistics điện tử (e-logistics) cùng với thương mại điện tử và quản trị chuyền cung ứng an toàn và thân thiện (Hiệp hội logistics quốc gia, 2014)
3.1.3. Mục tiêu phát triển
Theo VLA, dịch vụ logistics Việt Nam sẽ phát triển hướng tới những mục tiêu sau:
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Giữ vững tốc độ tăng trưởng trung bình thị trường dịch vụ logistics là 20- 25%, tổng giá trị thị trường này dự đoán chiếm 10% GDP vào năm 2020.
Tỉ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đén năm 2020 là 40%
Cơ cấu lại lực lượng doanh nghiệp dịch vụ logistics: giảm số lượng, tăng chất lượng đến năm 2020 tương đương các nước trong khu vực hiện nay (Thái Lan, Singapore).
Phấn đấu đến năm 2015 chỉ số LPI của Việt Nam do WB báo cáo, nằm trong top 35 hoặc 40 trong các nền kinh tế trên thế giới (Hiệp hội logistics quốc gia, 2014).