Thực trạng thực hiện các cam kết

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ẢNH HƯỞNG của VIỆC THỰC HIỆN CAM kết của VIỆT NAM với WTO TRONG LĨNH vực LOGISTICS (Trang 35 - 56)

2.1. Thực trạng thực hiện các cam kết của Việt Nam với WTO liên quan tới dịch vụ

2.1.1. Thực trạng thực hiện các cam kết

2.1.1.1. Tình hình thực thi các cam kết liên quan tới dịch vụ logistics nói chung

Năm 2007, nhằm thực thi Luật Thương mại 2005 hiệu quả hơn, đồng thời với quan điểm nhanh chóng thực hiện cam kết trong WTO nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ và trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Nghị định này được áp dụng đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam và các tổ chức cá nhân khác có hoạt động liên quan đến logistics. Văn bản này đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc thực hiện các cam kết cụ thể của Việt Nam về dịch vụ logistics trong WTO khá nhiều, cụ thể ở việc định nghĩa và phân loại rõ ràng dịch vụ logistics. Qua cách phân loại đó cũng

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

nêu rõ các điều kiện kinh doanh dịch vụ tương ứng với từng phân nhóm và chỉ rõ cơ chế quản lý nhà nước đối với hoạt động này. Cụ thể:

Về phân loại dịch vụ logistics: Cách phân loại theo Nghị định này đã có bước tiến bộ rõ rệt so với quan điểm, nhận định chung cũng như tình hình thực tế các hoạt động logistics tại Việt Nam thời điểm đó. Nghị định cịn quy định thêm về phân nhóm các dịch vụ liên quan khác, nhằm phản ánh đầy đủ toàn diện hơn về bức tranh tổng thể dịch vụ logistics sẽ hướng tới và phát triển mạnh mẽ trong tương lai, giúp các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam tiến gần hơn nữa đến dịch vụ logistics đúng nghĩa đang được vận hành trên thế giới.

Về quy định điều kiện kinh doanh: Nghị định cũng nêu chi tiết các điều kiện kinh doanh đối với từng phân nhóm dịch vụ và đối tượng riêng biệt. Có thể thấy, với nền tảng của Luật Thương mại 2005 cùng với căn cứ trong cam kết của Việt Nam với WTO, Nghị định đã đi sát và phù hợp với đinh hướng thực hiện đúng cam kết đã ký.

Về giới hạn trách nhiệm: Nghị định cịn giải thích về giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động này hiểu rõ hơn về hoạt động cũng như các quy định do Chính phủ ban hành điều chỉnh hoạt động logistics tại Việt Nam.

Về mặt quản lý nhà nước: theo như Nghị định “Bộ Cơng thương chịu trách nhiệm chung trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics. Các Bộ: Giao thông vận tải, Công thương, Thông tin và Truyền thông trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm kiểm tra giám sát các hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics liên quan, bao gồm tổ chức kiểm tra, giám sát việc bảo đảm các điều kiện kinh doanh và tuân thủ các quy định pháp luật của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics trong lĩnh vực được phân cơng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định hiện hành của pháp luật”. Cách tổ chức này cũng là một điểm tiến bộ so với trước đây, khi các Bộ tự do quản lý các ngành dịch vụ liên quan của mình, nhưng khơng có một cơ quan điều phối, tổ chức thực hiện và quản lý chung, dẫn đến tình trạng chồng chéo, trùng lặp, mâu thuẫn giữa các quy định khác nhau của cơ quan khác nhau.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Ngay sau đó, ngày 10/1/2007, Thủ tướng Chỉnh phủ đã ban hành Quyết định số 30/QĐ-TTg phê duyệt đề án Đơn giản hóa Thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010 và Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04/1/2008 ban hành Kế hoach thực hiện Đề án 30, đưa ra một hệ thống giải pháp tổng thế, công khai, minh bạch nhằm thống kê, rà sốt, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Mục tiêu của Đề án 30 nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, góp phần phịng chống tham nhũng và lãng phí. Đề án 30 khẳng định quyết tâm của Chính phủ tiến hành cải cách hành chính nhà nước, tạo điều kiện tốt nhất thực hiện đúng cam kết với WTO. Một trong những mục tiêu chính của Đề án là hồn thành và cơng khai trên Internet cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính và tồn bộ văn bản pháp luật có liên quan.

Đối với dịch vụ logistics ngành có liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế cần phải tuân thủ các thủ tục hành chính khác nhau. Vì vậy việc cải cách thủ tục hành chính là sự hỗ trợ to lớn cho các doanh nghiệp, giúp họ tiết kiệm thời gian, chi phí và nguồn nhân lực trong mọi hoạt động liên quan đến dịch vụ logistics.

2.1.1.2. Thực thi các cam kết về dịch vụ logistics chủ yếu

Dịch vụ xếp dỡ container

Theo lộ trình cam kết WTO về mở cửa thị trường logistics, Việt Nam đã dần mở rộng cánh cửa thị trường để các doanh nghiệp quốc tế tham gia cung cấp các dịch vụ logistics chủ yếu gồm: xếp dỡ container, dịch vụ thông quan, dịch vụ kho bãi, dịch vụ đại lý vận tải, các dịch vụ thực hiện thay cho chủ hàng. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics của nước ngoài được quyền đầu tư vốn vào dịch vụ xếp dỡ container thơng qua hình thức liên doanh với doanh nghiệp trong nước và bị hạn chế bởi tỉ lệ bốn góp khơng q 50% và hạn chế hoạt động này ở sân bay.

Trong vận tải đường biển, dịch vụ này hiện nay đều do các cảng biển cung cấp (cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, cảng Đà Nẵng…). Các cảng biển này hầu hết thuộc Hiệp hội cảng biển Việt Nam và đã được cổ phần hóa hoặc là do cơng ty TNHH một thành viên nhưng nhà nước vẫn nắm giữ trên 51% vốn.

Bên cạnh việc mở cửa theo đúng lộ trình cam kết, Việt Nam còn thực thi những biện pháp nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện tốt nhất cho các

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

doanh nghiệp liên doanh cung cấp dịch vụ bốc dỡ container. Ngày 15/7/2013, Bộ tài chính ban hành Quyết định 1661/QĐ-BTC quy định về mức giá tối thiểu dịch vụ bốc dỡ container khu vực cảng biển nước sâu Cái Mép- Thị Vải, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Theo đó, mức giá tối thiểu dịch vụ bốc dỡ container xuất khẩu, nhập khẩu (không áp dụng đối với container trung chuyển) như sau:

Bảng 2.1: Bảng mức giá tối thiểu dịch vụ bốc dỡ container khu cảng Cái Mép

ĐVT: USD/container .STT Tác nghiệp bốc dỡ Tàu – kho

bãi cảng hoặc ngược lại

Container 20 feet Container 40 feet Container >40 feet 1 Có hàng 46 68 75 2 Không hàng (rỗng) 29 43 48

Đối với container chứa hàng lạnh, hàng nguy hiểm, hàng quá tải, quá khổ và kích thước khác: đơn giá sẽ do thỏa thuận giữa các doanh nghiệp Cảng và khách hàng nhưng không được thấp hơn mức giá tối thiểu. Quyết định cũng chỉ ra rằng, dựa trên tình hình thực tế của thị trường, các doanh nghiệp kinh doanh khai thác cảng biển nước sâu khu vực này tự quyết định mức giá cụ thể nhưng không thấp hơn giá tổi thiểu do Bộ Tài chính quy định, song doanh nghiệp cần có văn bản báo cáo mức giá cụ thể của mình với Cảng vụ hàng hải, Sở Tài chính, Cục thuế tỉnh, đồng thời gửi bản sao về Bộ Giao thông vận tải (Cục Hàng hải) và Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá).

Quyết định của Bộ tài chính nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh khai thác tại khu vực cảng biển nước sâu Cái Mép- Thị Vải kinh doanh có hiệu quả, khắc phục tình trạng mất cân đối cung cầu do các doanh nghiệp cảng hạ giá cước xếp dỡ container quá thấp làm thiệt hại đến lợi ích của chính doanh nghiệp, lợi ích của nhà nước, gây mất ổn định khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Quyết định này dựa trên cơ sở đề nghị của Bộ giao thông vận tải, Hiệp hội cảng biển Việt Nam và một số doanh nghiệp kinh doanh khai thác cảng biển khu vực Cái Mép - Thị Vải, đồng thời với mục tiêu ổn định thị trường, tạo thuận lợi thương mại và cạnh tranh lành mạnh đối với các thành viên trong WTO khi tham gia hoạt động tại khu vực cảng. Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, thực hiện

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

việc áp dụng mức giá tối thiểu bước đầu đã mang lại lợi ích cho doanh nghiệp cảng. Sản lượng bốc dỡ container của các cảng trong 10 tháng đầu năm 2014 đã tăng đáng kể, doanh thu tăng thêm 9.85 triệu USD (tương đương 206,76 tỷ đồng) so với trước khi áp dụng giá tối thiểu (Tổng công ty hàng hải Việt Nam, 2014)

Và trên thực tế, từ sau thời điểm quyết định áp sàn giá dịch vụ xếp dỡ container, nhiều doanh nghiệp khai thác cảng tại khu vực Cái Mép – Thị Vải đã bù đắp được toàn bộ giá thành dịch vụ bốc dỡ container và một phần chi phí đầu tư cảng (Thanh Bình, 2014). Với tính hiệu quả của cơ chế bình ổn này, Bộ tài chính cũng cho biết trong năm 2015 sẽ tiếp tục thí điểm cơ chế bình ổn giá sang nhiều địa điểm cảng container khác, nhằm từng bước hồn thiện mơi trường kinh doanh khu cảng biển nói riêng và mơi trường kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập nói chung.

Dịch vụ thơng quan

Từ khi gia nhập WTO cho đến nay, nước ta đã mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài đủ điều kiện được hoạt động ngang bằng với các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp liên doanh. Việc thực hiện dịch vụ thông quan ở Việt Nam hiện nay được cung cấp rất đa dạng bởi nhiều loại hình cơng ty khác nhau. Từ doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đều được phép cung cấp dịch vụ và trên thực tế việc cung cấp dịch vụ diễn ra rất sôi nổi trong thị trường dịch vụ logistics. Điều này chứng tỏ lộ trình cam kết mở cửa dịch vụ này được thực hiện tốt và triệt để.

Ngày 16/2/2011. Chính phủ đã ban hành Nghị định Số 14/2011/NĐ-CP Quy định về điều kiện đăng ký hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan, theo đó quy định cụ thể những điều kiện để thành lập đai lý hải quan, nhằm tiêu chuẩn hóa những thủ tục thơng quan hàng hóa ra vào lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, Nghị định cũng quy định những hoạt động của đại lý hải quan: Ký hợp đồng bằng văn bản với chủ hàng; Yêu cầu chủ hàng cung cấp đầy đủ, chính xác các chứng từ và thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan của từng lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu; Thực hiện các công việc về thủ tục hải quan theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng; Thực hiện các công việc sau khi được ủy quyền theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng; Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp thực hiện không đúng những công

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

việc được ủy quyền, khai không đúng thông tin và chứng từ liên quan do chủ hàng cung cấp.

Luật Hải quan được Quốc hội thông qua ngày 23/6/2014 vừa qua, được thi hành kể từ ngày 1/1/2015, thay thế cho Luật Hải quan số 29/2001/QH10 và Luật số 42/2005/QH11 sửa đổi bổ sung đã có một số quy định mới, phù hợp với quan điểm của ngành Hải quan trong tiến trình hội nhập WTO – Chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả. Theo đó, Việt Nam thực hiện cơ chế một cửa quốc gia trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, cho phép người khai hải quan gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thơng qua một hệ thống thơng tin tích hợp. Thứ hai, áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan nhằm giảm thiểu thời gian cho việc kiểm tra hàng hóa mà vẫn đảm bảo mức độ kiểm soát tốt nhất. Thứ ba, quy định về việc xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa trước khi làm thủ tục hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, giảm chi phí tuân thủ, giúp cơ quan Hải quan tăng hiệu quả quản lý khi thực hiện thủ tục thơng quan cho hàng hố xuất nhập khẩu, hạn chế các trường hợp tranh chấp giữa doanh nghiệp và cơ quan Hải quan về việc áp mã, xác định giá tính thuế, xuất xứ hàng hố khi làm thủ tục thơng quan. Điểm mới thứ tư, đó là về thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan: Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan; Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trường hợp lơ hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày. Để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa cả vào ngày lễ, ngày nghỉ và ngoài giờ làm việc nếu điều kiện thực tế của địa bàn hoạt động hải quan cho phép.

Mơ hình hải quan điện tử cũng là một trong những điểm nổi bật trong cơng

cuộc hiện đại hóa ngành Hải quan của Chính phủ. Từ giữa năm 2005, mơ hình hải quan điện tử VNACCS/VCIS đã được Tổng cục Hải quan thí điểm và đến 1/8/2011

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

đã được triển khai tại 80 chi cục thuộc 13 cục Hải quan tỉnh, thành phố với 42939 doanh nghiệp tham gia. Nhằm điều chỉnh và triển khai thủ tục Hải quan điện tử hoạt động hiệu quả, Chính phủ liên tục ban hành Nghi định số 87/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật hải quan về thủ tục hải quan điện tử với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu thương mại; tiếp đó là Thơng tư số 22/2014/TT-BTC Quy định hướng dẫn cụ thể thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Ông Nguyễn Phước Việt Dũng - Cục trưởng Cục Hải quan Bình Dương đánh giá, VNACCS/VCIS là một trong những hệ thống quản trị điện tử hiện đại, tự động việc phân luồng tờ khai trong thông quan, thông qua hệ thống này thời gian thông quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu nhanh hơn, đặc biệt là luồng xanh chỉ mất từ 1-3 giây. Qua đó, giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí, thời gian, nâng cao sức cạnh tranh, đảm bảo giao nhận hàng hóa đúng thời gian (Bộ Tài chính, 2014).

Với sự đổi mới toàn diện ngành Hải quan từng ngày đặt trong bối cảnh thương mại quốc tế gia tăng mạnh mẽ, thị trường dịch vụ thông quan Việt Nam thực sự có sức hút với những công ty logistics lớn trên thế giới. Một số công ty liên doanh điển hình cung cấp dịch vụ thông quan phải kể đến là Công ty TNHH

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ẢNH HƯỞNG của VIỆC THỰC HIỆN CAM kết của VIỆT NAM với WTO TRONG LĨNH vực LOGISTICS (Trang 35 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)