Đối với từng phân ngành cụ thể của dịch vụ logistics

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ẢNH HƯỞNG của VIỆC THỰC HIỆN CAM kết của VIỆT NAM với WTO TRONG LĨNH vực LOGISTICS (Trang 72 - 83)

2.3. Đánh giá ảnh hưởng của việc thực thi cam kết với WTO trong lĩnh vực dịch vụ

2.3.2. Đối với từng phân ngành cụ thể của dịch vụ logistics

Việc thực thi các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực dịch vụ logistics chính là việc thực hiện mở cửa thị trường từng phân ngành nằm trong 3 nhóm ngành thuộc dịch vụ logistics theo cách chia của Nghị định 140/2007NĐ-CP: Dịch vụ logistics chủ yếu, Các dịch vụ logistics có liên quan tới vận tải và Các dịch vụ logistics có liên quan khác.

Như đã nghiên cứu trong mơ hình kinh tế lượng về mức độ tác động của FDI vào các ngành vận tải – kho bãi – thông tin đến sự tăng trưởng của GDP, việc thực hiện cam kết về dịch vụ logistics đã thúc đẩy nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam ở 3 ngành trên, đóng góp phần quan trọng trong sự gia tăng giá trị vận tải – kho bãi – thông tin của nước ta.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Biểu đồ 2.2: Giá trị nhóm ngành vận tải kho bãi – thông tin

Đvt: đồng

Nguồn: UN statistics division

Dựa vào biểu đồ có thể thấy giá trị gia tăng của giá trị vận tải – kho bãi – thông tin bắt đầu có tín hiệu khởi sắc kể từ sau năm 1990 (năm 1988 bắt đầu có vốn đầu tư FDI vào Việt Nam) và gia tặng mạnh kể từ năm 1995 trở đi, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO với mức tăng trưởng trung bình 17.03%/năm (giai đoạn 2007-2014).

Các dịch vụ logistics liên quan tới vận tải

Vận tải biển

Về cơ cấu đội tàu biển, tính đến ngày 15/12/2014, đội tàu Việt Nam quản lý có 1,840 tàu với tổng trọng tải 7,3 triệu DWT. Bình quân trong giai đoạn 2002- 2014, khối lượng vận tải hàng hóa đường biển của doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam chiếm tỷ lệ 29% về tấn và 77,5% về tấn.km so với tổng khối lượng hàng hố vận chuyển tồn ngành giao thông vận tải và đạt mức tăng trưởng bình quân 10,9%/năm, cao hơn so với các phương thức vận tải khác. Trong tổng khối lượng vận tải biển, trong giai đoạn trước đây từ 2002-2012, vận tải biển nội địa chiếm khoảng 30%; vận tải nước ngoài chiếm khoảng 70%, nhưng bắt đầu từ năm 2013

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

trở lại đây, sản lượng vận tải nội địa tăng mạnh, còn sản lượng vận tải nước ngoài lại sụt giảm, cho đến năm 2014 sản lượng vận tải nội địa đã chiếm khoảng 70%, cịn lại là vận tải nước ngồi khoảng 30% trong tổng số sản lượng vận tải biển của Việt Nam. Nguyên nhân là do chính sách hỗ trợ đội tàu phát triển và việc thực hiện hiệu quả phương án thay thế tàu nước ngoài vận tải nội địa bằng tàu Việt Nam đã làm cho tỷ lệ vận tải trong nước của đội tàu biển Việt Nam phát triển mạnh. Đối với vận tải biển nước ngoài, ngoài việc thị trường suy giảm do khủng hoảng kinh tế thế giới, các chủ tàu Việt Nam còn gánh chịu thêm những hậu quả kéo theo của việc đầu tư đội tàu già cũ và giá đầu tư cao, dẫn đến dư cung trọng tài, chi phí tư sửa và nâng cấp tàu lại tăng, bên cạnh đó, các tàu già khơng đáp ứng đủ tiêu chuẩn vận chuyển quốc tế, rất nhiều tàu bị bắt giữ tại nước ngồi, vì vậy sản lượng sụt giảm mạnh.

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ sản lượng vận tải hàng hoá của đội tàu biển Việt Nam

Đvt: Tấn 0 20 40 60 80 100 120 2009 2010 2011 2012 2013 2014 QH 2015 Tổng sản lượng Vận tải nước ngoài Vận tải trong nước

Nguồn: Đề án tái cơ cấu vận tải biển phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa và phát triển bền vững đến năm 2020

Vận tải đường thủy nội địa là một trong những thế mạnh của nước ta, nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thị phần vận tải nội địa khu vực phía Bắc chiếm khoảng 20-25%, khu vực phía Nam chiếm tới 65% đến 70% ở khu vực miền Trung chỉ chiếm khoảng 10 đến 15%.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 2.5: Tổng hợp sản lượng vận tải thủy nội địa, giai đoạn 2006-2013

Đơn vị tính: tấn TT Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1 Tấn vận chuyển triệu tấn 65,2 71,2 75 85 118,8 124,5 119,2 115,7 2 Tấn luân chuyển triệu 8,2 9,45 10 11,2 18,9 14,9 13,1 12,89 TKm 3 Khách vận chuyển Triệu HK 190 208 210 215 171,1 191,9 178,5 167,9 4 Khách luân chuyển Triệu HKKm 6,9 8 8,3 8,38 3,6 4,1 3,7 3,49

Nguồn: Đề án ngày 23/1/2015 của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam

Có thể thấy kể từ sau thời điểm gia nhập WTO, sản lượng vận tải thủy nội địa có xu hướng gia tăng, gia tăng mạnh trong giai đoạn từ 2007 - 2011, với tốc độ tăng trung bình 18,19%/ năm, giai đoạn từ 2011 trở đi có sự giảm nhẹ do thị phần các ngành vận tải biển và vận tải đường bộ tăng lên mạnh mẽ. Theo báo cáo của Đề án tái cơ cấu vận tải thủy nội địa định hướng năm 2020, sản lượng hàng hóa đường thủy nội địa năm 2014 đạt khoảng 187 triệu tấn/năm, thị phần vận tải chiếm khoảng 17,5%, phương tiện tự hành hiện có khoảng 201.900 phương tiện với tổng tải trọng là 11,3 triệu tấn, đội tàu lai dắt có 5.444 phương tiện, xà lan 9.344 chiếc với tải trọng 3,3 triệu tấn, phương tiện chở khách hiện có 11.675 chiếc với 371.955 ghế (Thời báo Ngân hàng, 2015).

Vận tải hàng không

Với sự khai thác của 45 hãng hàng khơng nước ngồi và 4 hãng hàng không Việt Nam, về cơ bản dịch vụ hàng không đã tạo cầu nối gắn kết các trung tâm thương mại lớn, các điạ điểm phát triển du lịch, các thành phố lớn trong khu vực và trên thế giới đến Việt Nam đồng thời ngày một phủ kín các vùng miền của đất nước bằng hệ thống mạng đường bay. Mạng đường bay của các hãng hàng không Việt

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Nam cũng đã phát triển nhanh, mạnh trong giai đoạn 2009- 2014, đáp ứng nhu cầu đi lại của xã hội và phù hợp với xu hướng phát triển của kết cấu hạ tầng giao thông (từ 31 đường bay nội địa năm 2009, tăng đến 46 đường vào năm 2014), mạng bay quốc tế được mở rộng ra khắp các châu lục (giai đoạn 2009 – 2014 tăng từ 36 lên đến 56 đường bay).

Các cảng hàng không, sân bay của Việt Nam cũng được cải thiện về chất lượng nhằm đảm bảo thông suốt cho các hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa, việc hạ cất cánh của tàu bay. Theo thống kê của Cục hàng khơng Việt Nam, tăng trưởng trung bình của khối lượng hạ cất cánh, số lượng hành khách và khối lượng hàng hóa ln đạt mức cao – lần lượt là 12,88%, 13,92% và 13,65%. Những con số về tăng trưởng này là minh chứng cho chất lượng tại các cảng hàng không, sân bay tại Việt Nam.

Bảng 2.6: Số liệu thực tế thông qua của hệ thống cảng hàng không, sân bay Việt Nam giai đoạn 2009 - 2014

Năm Hạ cất cánh Tăng trưởng Hành khách Tăng trưởng Hàng

hóa Tăng trưởng 2009 204.147 13% 26.159.116 12,70% 445.762 3,80% 2010 244.288 19,70% 31.507.846 20,40% 583.560 30,90% 2011 295.306 20,90% 35.704.264 13,30% 604.280 3,60% 2012 308.990 4,60% 37.532.267 5,10% 648.995 7,40% 2013 329.917 6,80% 44.039.568 17,30% 766.616 18,10% 2014 370.450 12,30% 50.52.820 14,70% 905.398 18,10% Trung bình 12,88% 13,92% 13,65%

Nguồn: Đề án tái cơ cấu vận tải hàng không đến năm 2020

Với việc mở cửa thị trường dịch vụ logistics cũng đã làm tăng lên sự cạnh tranh trên thị trường và điều tất yếu là các doanh nghiệp Việt Nam phải gánh chịu những tác động tiêu cực từ việc thực thi cam kết với WTO trong lĩnh vực vận tải hàng không. Các doanh nghiệp Việt Nam khơng chỉ cạnh tranh trong nước mà cịn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngồi. Các hãng hàng khơng Việt Nam đều là các hãng hàng khơng tuy có tốc độ tăng trưởng khá cao, tuy nhiên, quy mơ

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Việc các hãng hàng khơng nước ngồi được cung cấp dịch vụ vận tải trên thị trường Việt Nam đã làm giảm đáng kể thị phần của các doanh nghiệp nội địa, đặc biệt với chiến lược cạnh tranh bằng giá rẻ như: Từ Singapore có Jetstar Asia, Tiger Air; từ Malaysia có AirAsia; từ Thái Lan có Thai AirAsia, từ Indonesia có Indonesia AirAsia, từ Úc có Jetstar.

Vận tải đường bộ

Vận tải đường bộ ngày càng gia tăng tỷ trọng thị phần vận tải trong tổng sản lượng chuyên chở kể từ khi mở cửa thị trường. Một số điểm đáng chú ý tới của vận tải đường bộ đó là việc cải tạo kết cấu hạ tầng. Theo báo cáo của Bộ giao thông vận tải, hệ thống giao thông đường bộ được đầu tư nâng cấp cải tiến rõ rệt, hiện tại đã hoàn thành nâng cấp, cải tạo được gần 14.000 km quốc lộ; hiện còn khoảng 6.000 km chưa được nâng cấp cải tạo. Bước đầu xây dựng khoảng 150 km đường bộ cao tốc. Theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, trong quý I năm 2015 đã khởi công 4 dự án (Trung Lương - Mỹ Thuận, tránh Sóc Trăng, cửa ngõ TP Bạc Liêu, QL38 từ Cầu Yên Lệnh - Nút giao Vực Vòng), với tổng mức đầu tư 17.482 tỷ đồng đạt 46% kế hoạch năm; vượt 80% so với kế hoạch quý I. Giá trị giải ngân đạt khoảng 9,597 tỷ đồng đạt 25% kế hoạch năm; đạt 100% kế hoạch quý I. Trong quý II năm 2015, dự kiến sẽ khởi công 8 dự án, với tổng mức đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng; giải ngân đạt khoảng 10.000 tỷ đồng” (Bộ Giao thông vận tải, 2015).

Vận tải đường sắt

Hệ thống giao thông đường sắt từng bước được cải tạo nâng cấp nâng cao an toàn và rút ngắn thời gian chạy tàu (42h xuống còn 29h trên tuyến Thống Nhất, 10h xuống còn 8h trên tuyến Hà Nội – Lào Cai). Khối lượng hàng hóa chuyên chở bằng đường sắt bắt đầu có dấu hiệu tăng từ năm 2006 trở đi, và tăng mạnh nhất ở năm 2008 (21,34%), sau đó khối lượng hàng hóa luân chuyển bởi ngành đường sắt có biểu hiện giảm nhẹ ở năm 2012 và 2013, do trong giai đoạn này thực trạng ngành đường sắt đi xuống về chất lượng cơ sở hạ tầng cũng như sự trì trệ trong cơ chế quản lý. Sau đó tới năm 2014 với cơng cuộc đổi mới ngành đường sắt, lượng hàng hóa luân chuyển theo phương thức này có xu hướng gia tăng (5,5%) (Minh Quân, 2014).

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Biểu đồ 2.4: Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt

Đvt: 106 T.Km

Nguồn: Tổng cục thống kê

Các dịch vụ logistics có liên quan khác

Ngành dịch vụ bán bn bán lẻ

Năm vừa qua, đóng góp của ngành Bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt mức tăng 6,62% so với năm 2013, đóng góp 0,91 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung (Tổng cục thống kê, 2014). Kể từ sau khi gia nhập WTO, với chính sách mở cửa thị trường đối với dịch vụ bán lẻ, Việt Nam đã nhanh chóng trở thành một trong những thị trường có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài chuyên cung cấp dịch vụ bán lẻ trên toàn cầu. Cụ thể là năm 2008, Việt Nam được đánh giá là thị trường bán lẻ có sức hấp dẫn nhất thế giới theo nghiên cứu về Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) được A.T.Kearney thực hiện hàng năm để xếp hạng 30 nền kinh tế mới nổi trên thế giới.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 2.7 : Chỉ số hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam (GRDI)

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Xếp hạng 4 1 6 14 23 Không xếp hạng Không xếp hạng 28

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo Global Retail Development Index 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2014

Năm 2008 là thời điểm 1 năm sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, việc mở cửa thị trường bán lẻ đang diễn ra sôi động, nền kinh tế tăng trưởng mạnh, nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt đây cũng là thị trường của người tiêu dùng trong độ tuổi “trẻ nhất” ở Châu Á với mức tiêu thụ lớn và đa dạng. Sau đó một vài năm, độ hấp dẫn của thị trường giảm sút. Các chuyên gia nhận định nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng và chi phí thuê mặt bằng quá cao, kèm theo các thủ tục hành chính rườm rà là rào cản lớn đối với các nhà bán lẻ nước ngoài. Năm 2014 vừa qua, sau 2 năm khơng có tên trong bảng xếp hạng, thị trường bán lẻ Việt Nam đang từng bước đổi mới và cải tiến, nâng mức xếp hạng lên 28/30. Đây là một tín hiệu tốt trước bối cảnh nền kinh tế đang suy thoái, tổng cầu về hàng hóa tiêu dùng có xu hướng giảm chung.

Dưới đây là tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành dịch vụ bán lẻ của Việt Nam phân theo các thành phần kinh tế: Kinh tế Nhà nước, Kinh tế ngồi Nhà nước và Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong so sánh tổng thể mức độ tăng trưởng của toàn ngành dịch vụ bán lẻ. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng mức tăng trưởng doanh thu của ngành dịch vụ bán lẻ của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi ln đạt ở mức cao hơn hẳn so với hai khu vực cịn lại cũng như so với tồn bộ ngành dịch vụ bán lẻ của cả nước nói chung. Mức tăng trưởng trung bình của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2000 - 2014 đạt 30,89%, trong khi khu vực kinh tế nhà nước là 16,33%, khu vực kinh tế ngoài nhà nước là 20,49% và toàn ngành dịch vụ bán lẻ là 19,89%. Với mức tăng trưởng đó có thể nhận thấy tầm quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng thể ngành dịch vụ bán lẻ, từ đó khẳng định sự cần thiết của việc mở cửa thị trường nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Biểu đồ 2.5: Tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ bán lẻ phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 – 2014

Đvt: %

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên số liệu của Tổng cục thống kê

Và theo lộ trình cam kết, kể từ tháng 1 năm 2015, thị trường bán lẻ Việt Nam đã mở cửa hồn tồn, điều này có nghĩa chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến những cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp trong và ngồi nước.

Nhóm ngành Cơng nghệ thơng tin và truyền thông (ICT- Information and

Communication Technologies) ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng trong cơ cấu ngành dịch vụ logistics. ICT đề cập tới công nghệ cung cấp các dịch vụ truy cập thông tin thông qua dịch vụ viễn thông, bao gồm một số ngành nằm trong dịch vụ logistics như: dịch vụ Internet, dịch vụ mạng không dây, dịch vụ điện thoại, và một số dịch vụ viễn thơng khác thuộc nhóm ngành dịch vụ bưu chính viễn thơng. Dưới đây là giá trị của nhóm ngành ICT của Việt Nam qua các năm được thống kê bởi Liên hợp quốc trong giai đoạn từ năm 2005 – 2013. Đây là nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, với tốc độ tăng trung bình 13,94%/năm, đặc biệt với mốc sau thời điểm gia nhập WTO – năm 2008, tốc độ tăng của nhóm ngành đạt 27,69%.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Biểu đồ 2.6: Giá trị nhóm ngành Cơng nghệ Thơng tin – Truyền thơng

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ẢNH HƯỞNG của VIỆC THỰC HIỆN CAM kết của VIỆT NAM với WTO TRONG LĨNH vực LOGISTICS (Trang 72 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)