Hệ số hóa mức độ thực thi cam kết

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ẢNH HƯỞNG của VIỆC THỰC HIỆN CAM kết của VIỆT NAM với WTO TRONG LĨNH vực LOGISTICS (Trang 56 - 61)

2.1. Thực trạng thực hiện các cam kết của Việt Nam với WTO liên quan tới dịch vụ

2.1.2. Hệ số hóa mức độ thực thi cam kết

Như đã trình bày ở chương I, khi bàn về dịch vụ logistics, bản hướng dẫn thường được các thành viên WTO sử dụng là Danh sách phân loại ngành dịch vụ (W/120), được lập dựa trên hệ thống Bảng phân loại dịch vụ tạm thời của LHQ (CPC) Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) (Bảng 1.1) đã tập hợp và phân loại danh sách các dịch vụ thuộc dịch vụ logistics gồm 38 phân ngành. Tương tự như các ngành và phân ngành dịch vụ khác, khi gia nhập WTO, các phân ngành thuộc dịch vụ logistics của Việt Nam phải tuân thủ các nghĩa vụ chung cơ bản gồm: đãi ngộ tối huệ quốc và tính minh bạch. Quan trọng hơn, Việt Nam phải thực hiện các cam kết cụ thể về mở cửa thị trường dịch vụ logistics liên quan đến 2 loại hạn chế: hạn chế tiếp cận thị trường (Market Access- MA) và hạn chế đãi ngộ quốc gia

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

(National Treatment – NT). Các cam kết cụ thể được liệt kê theo phương thức cung cấp dịch vụ cho từng hoạt động dịch vụ logistics.

Hiện nay, Việt Nam đã cam kết mở cửa 28/38 hoạt động dịch vụ logistics (chi tiết trong bảng 1.1). Đối với 28 hoạt động dịch vụ logistics này, việc mở cửa thị trường cho nhà cung cấp dịch vụ logistics nước ngoài trên thực tế phải thực hiện tối thiểu như mức đã cam kết và lộ trình cam kết. Những hoạt động nào chưa cam kết thì Việt Nam hồn tồn có quyền quyết định về mức độ mở cửa thị trường và thời hạn mở cửa, tùy thuộc vào tình hình và nhu cầu thực tế của Việt Nam (MUTRAP III và Bộ công thương, 2009).

Để đánh giá mức độ của các cam kết cụ thể của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ logistics, bài viết chủ yếu sử dụng phân phối của Hoekman (1995) nhằm tính tốn các hệ số sau: Hệ số bao phủ; Hệ số bao phủ trung bình có trọng số; Hệ số rào cản và Tỷ trọng cam kết khơng hạn chế. Các hệ số được tính tốn dựa trên các cam kết cụ thể của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ logistics, không xem xét đến cam kết chung. Việc đánh giá phạm vi và mức độ cam kết có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam trong việc hoạch định chính sách thực hiện các cam kết, quyết định mức độ mở cửa thị trường với những hoạt động dịch vụ chưa cam kết. Quan trọng hơn, tính tốn và đánh giá mức độ cam kết sẽ giúp thiết lập cơ sở cho các đàm phán tiếp tục mở cửa thị trường dịch vụ logistics trong tương lai với WTO khi các nước mới gia nhập và buộc phải đàm phán lại với WTO.

2.1.2.1. Hệ số bao phủ

Theo Hoekman (1995), phạm vi cam kết của ngành dịch vụ nói chung hoặc một phân ngành dịch vụ cụ thể của một quốc gia được thể hiện thông qua hệ số bao phủ (Coverage Index – CI). Hệ số này có giá trị càng cao thì phạm vi cam kết càng rộng. 100% N CI M  

Trong đó CI là hệ số bao phủ, N là tổng số các cam kết của quốc gia trong WTO và M là tổng số các cam kết tối đa có thể. Theo phân loại của GATS, có 155 hoạt động dịch vụ, mỗi hoạt động được thực hiện theo 4 phương thức cung cấp dịch

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

vụ và có 2 loại cam kết cho mỗi phương thức cung cấp dịch vụ (cam kết đối xử quốc gia và cam kết hạn chế tiếp cận thị trường). Vì vậy:

155 4 2 1240

M    

Trong biểu cam kết về dịch vụ, Việt Nam cam kết 11/12 ngành dịch vụ, tính theo phân ngành là 112. Như vậy CI của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ là:

112 8

100 72, 26% 1240

CI    

Tương tự ta tính được CI của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ logistics là:

224

log 100 73.68% 304

CI   

Các chỉ số trên cho thấy:

Việt Nam có phạm vi cam kết khá rộng trong lĩnh vực dịch vụ nói chung (72.26%) và ngành dịch vụ logistics nói riêng (73,68%). Chỉ có 26.32% ngành dịch vụ logistics chưa được Việt Nam đưa vào cam kết với WTO. Nghĩa là Việt Nam hoàn toàn được quyền quyết định mức độ mở cửa cho 26.32% lĩnh vực dịch vụ logistics còn lại này.

Dịch vụ logistics của Việt Nam có phạm vi mở cửa theo cam kết rộng hơn so với mức độ trung bình của tồn bộ ngành dịch vụ.

2.1.2.2. Hệ số bao phủ trung bình có trọng số

Hoekman (1995) đã sử dụng biểu cam kết GATS của các nước thành viên WTO để xây dựng phân phối tần suất (frequency measures). Các cam kết được chia ra làm 3 loại, mỗi loại được gắn một giá trị cụ thể: Cam kết không hạn chế trong phương thức cung cấp đã cho của một lĩnh vực cụ thể gắn giá trị là 1; Khơng có cam kết trong phương thức cung cấp đã cho gắn giá trị là 0; Cam kết có liệt kê các hạn chế trong phương thức cung cấp gắn giá trị là 0,5. Các con số này được gọi là hệ số mở cửa/ ràng buộc.

Mức độ mở cửa của từng phương thức được tính dựa trên cơ sở hệ số mở cửa/ ràng buộc. Hoekman (1995) đã định ra trọng số phản ảnh mức độ ảnh hưởng của từng phương thức đối với từng phân ngành trong dịch vụ logistics. Các giá trị gán và trọng số được tính tốn trong Phụ lục 2.1. Từ đó ta tính được hệ số bao phủ trung bình có trọng số của ngành dịch vụ logistics của Việt Nam dựa trên công thức:

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

V x v CI v    

Trong đó: CIV là là Hệ số bao phủ có trọng số; x là mức độ cam kết từng phương thức; v là trọng số. Kết quả tính tốn được thể hiện ở Phụ lục 2.1 và Bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2: Mức độ mở cửa của các cam kết trong dịch vụ logistics của Việt Nam

Phương thức cung cấp dịch vụ Mức độ mở cửa

Tiếp cận thị trường Đối xử quôc gia (1) Cung cấp qua biên giới 40,35% 50,88% (2) Tiêu dùng ở nước ngoài 96,30% 100,00% (3) Hiện diện thương mại 53,00% 90,00% (4) Hiện diện thể nhân 0,00% 0,00% Hệ số bao phủ trung bình có trọng số 47,41% 60,22%

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Bảng 2.2 cho thấy, trong các cam kết về lĩnh vực dịch vụ logistics, hệ số mở cửa giữa cam kết tiếp cận thị trường (MA) ở mức thấp hơn so với cam kết đối xử quốc gia (NT). Việt Nam có mức độ mở cửa trong phương thức 4 thấp nhất do Việt Nam chưa có cam kết cụ thể cho phương thức này. Phương thức 2 là phương thức có mức độ mở cửa cao nhất, tiếp đến là phương thức 3 và phương thức 1.

2.1.2.3. Hệ số rào cản

Hê số rào cản (Restrictness Index – RI) của Hoekman được sử dụng để xác định mức độ hạn chế của các rào cản trong ngành dịch vụ và tính bằng cơng thức:

1 V

RI  CI

Trong đó: RI là hệ số rào cản của Việt Nam, CIV là hệ số bao phủ của Việt Nam. Hệ số rào cản càng lớn thì mức độ rào cản của ngành dịch vụ càng lớn.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 2.3 : Hệ số rào cản của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ logistics

Phương thức cung cấp dịch vụ Mức độ rào cản

Tiếp cận thị trường Đối xử quôc gia (1) Cung cấp qua biên giới 59,65% 49,12% (2) Tiêu dùng ở nước ngoài 3,70% 0,00% (3) Hiện diện thương mại 47,00% 10,00% (4) Hiện diện thể nhân 100,00% 100,00% Hệ số rào cản 52,59% 39,78%

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Tính tốn hệ số rào cản là phép toán ngược của mức độ mở cửa vừa tính ở phần trên. Tuy nhiên kết quả từ phép tốn này vơ cùng quan trọng, bởi nó đem lại những con số về mức độ rào cản thương mại của thị trường trong nước để từ đó giúp chính phủ và các nhà hoạch định chính sách của các quốc gia nhận thức được những hạn chế trong mơi trường kinh doanh của nước mình. Từ đó theo thời gian và điều kiện hồn cảnh thích hợp, quốc gia sẽ có những chính sách phù hợp để giảm bớt các chế tài và rào cản thương mại nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Bảng 2.3 cho thấy mức độ rào cản trong lĩnh vực logistics của Việt Nam có phần tương đối cao. Điều đó chứng tỏ mơi trường đầu tư ở Việt Nam phần nào đó chưa được thơng thống, hay nói cách khác là khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường dịch vụ logistics vẫn còn nhiều hạn chế.

2.1.2.4. Tỷ trọng cam kết không hạn chế

Tỷ trọng cam kết không hạn chế = ( Số cam kết khơng hạn chế / Số cam kết có thể) x 100

Trong lĩnh vực dịch vụ logistics, tỷ trọng các cam kết không hạn chế của Việt Nam là 33,55%. Con số này vẫn cịn tương đối thấp. Điều đó chứng tỏ mặc dủ xu hướng tự do hóa thị trường dịch vụ logistics là điều WTO hướng tới, nhưng Việt Nam vẫn khá thận trọng trong việc mở cửa hoàn tồn lĩnh vực này.

Tóm lại: Mức độ cam kết mở cửa thị trường dc logistics của Việt Nam là

khá cao (73,68%). Tuy nhiên, khi xét theo mức độ mở cửa thị trường dịch vụ logistics có trọng số (tức là có xem xét đến yếu tố mức độ ảnh hưởng của từng

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

phương thức cung cấp tới cả lĩnh vực dịch vụ) thì Việt Nam trong các cam kết của mình, vẫn cịn đặt ra nhiều rào cản. Một mặt, Việt Nam cam kết cho phép hầu hết các hoạt động dịch vụ logistics diễn ra sau khi bắt đầu thực hiện nghĩa vụ thành viên WTO, mặt khác, vẫn đặt ra khá nhiều điều kiện đối với phương thức 3 – hiện diện thương mại. Mục đích chính là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước thêm thời gian để chuẩn bị, giúp cho thị trường logistics trong nước phát triển một cách bền vững và có đủ khả năng cạnh tranh trước sự ồ ạt đổ vào của các doanh nghiệp nước ngoài lớn mạnh.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ẢNH HƯỞNG của VIỆC THỰC HIỆN CAM kết của VIỆT NAM với WTO TRONG LĨNH vực LOGISTICS (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)