Các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ logistics

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ẢNH HƯỞNG của VIỆC THỰC HIỆN CAM kết của VIỆT NAM với WTO TRONG LĨNH vực LOGISTICS (Trang 85 - 90)

3.2. Dự báo phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam thời gian tới

3.2.1. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ logistics

3.2.1.1. Thn lợi

Tình hình chính trị thế giới diễn biến phức tạp, có nhiều bất ổn do cuộc khủng hoảng tài chính dẫn đến sự suy thối nền kinh tế toàn cầu trong năm 2008- 2009. Tuy nhiên kể từ sau 2009 cho đến nay, nền kinh tế thế giới đang trên đà hồi phục và phát triển, kinh tế nhiều nước trên thế giới tiếp tục đi vào ổn định. Kinh tế Mỹ và Châu Âu dù đang khởi sắc nhưng với tốc độ chậm hơn dự báo trước đó, trong khi đó Châu Á vẫn tiếp tục là động lực và đang phục hồi nhanh chóng vượt trội. Tình hình chính trị xã hội nước ta ổn định, quốc phòng an ninh giữ vững, quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế tiếp tục nâng cao. Trong bối cảnh bị tác động cuộc khủng hoảng tài chính, suy thối kinh tế tồn cầu và những khó khăn, yếu kém trong nước, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 tăng trưởng 5.98% so với năm 2013, đạt mức 186.5 tỷ USD. Với GDP bình quân 5 năm (2011- 2015) tăng khoảng 6.5% - 7% (Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015). Đây là một tín hiệu tốt để Việt Nam thực hiện những bước tiến vượt bậc trong phát triển kinh tế, logistics được xem là ngành có vai trị quan trọng trong cơng cuộc này.

Một trong những điểm thuận lợi cho sự phát triển của dịch vụ logistics đó là khâu chính sách, quy hoạch, chiến lược phát triển và hệ thống văn bản quy phạm

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

được xây dựng khá hệ thống, đầy đủ về số lượng, cũng như nội dung cần quản lý và điều tiết. Hệ thống này đã tạo ra hành lang pháp lý để xã hội hóa hoạt động vận chuyển, kinh doanh và cung cấp dịch vụ logistics, khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngồi nước, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh của thị trường dịch vụ logistics. Hệ thống văn bản pháp luật này đã tiếp cận được xu hướng của các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực, phù hợp với tinh thần chung của các cam kết trong WTO.

Thị trường dịch vụ logistics giai đoạn 2009 – 2014 phát triển tương đối tốt, theo dự báo của Bộ giao thông vận tải trong một vài năm tới dịch vụ logistics sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng, đóng góp tới 15% GDP cả nước. Đặc biệt trong 10 năm tới, khi kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể đạt mức 500 tỉ USD/năm thì nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics lại càng lớn. Việc chuyển dịch cơ sở sản xuất của nhiều doanh nghiệp nước ngoài từ nơi khác đến Việt Nam đã tạo ra cơ hội rất lớn trong việc xây dựng một mạng lưới dịch vụ logistics hoạt động một cách chuyên nghiệp, đa dạng và hiệu quả hơn.

Bối cảnh hội nhập khu vực cũng là yếu tố hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của dịch vụ logistics Việt Nam. Để hội nhập nhanh dịch vụ này, các nước ASEAN đã đề ra 4 nội dung cụ thể gồm: Tự do hóa thương mại, dỡ bỏ hàng rào thuế quan cho hàng hóa lư chuyển được thuận lợi (theo lộ trình đến năm 2015 dịng thuế nội bộ ASEAN sẽ bằng 0); Tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics; Nâng cao năng lực quản lý logistics; Phát triển nguồn nhân lực. Nhằm đảm bảo cho các thỏa thuận khu vực được thực hiện tốt, nhiều quốc gia ASEAN đang ưu tiên cho việc đẩy nhanh tiến độ tự do hóa và thuận lợi hóa các phân ngành tiến tới biến ASEAN trở thành một trung tâm logistics của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Việc ứng dụng cơng nghệ thông tin và truyền thông trong quản lý hoạt động logistics ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi. Với chiến lược xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với cơng dân điện tử, Chính phủ điện tử, giao dịch và thương mại điện tử để Việt Nam ngày một tiệm cận với trình độ tiên tiến trên thế giới và trong khu vực. Với mức tăng trưởng hiện tại trung bình 13,94% năm (Theo thống kê của Liên Hợp Quốc), Việt Nam sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu 20%/năm và đạt doanh thu 15 tỷ USD trong năm 2020 theo định hướng của chỉnh phủ đề ra. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực logistics sẽ thúc đẩy nhanh quá trình

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

hiện đại hóa và giảm thiểu thời gian, chi phí một cách tốt nhất cho các phân ngành thuộc dịch vụ logistics.

Yếu tố vốn đầu tư từ khối ngoài ngân sách Nhà nước, đặc biệt là khu vực vốn đầu tư nước ngoài, đang được chú trọng trong chiến lược phát triển tổng thể dịch vụ logistics. Thị trường dịch vụ logistics Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngồi đánh giá là có sức hấp dẫn và có tiềm năng phát triển. Theo đánh giá của WB, chỉ số LPI về năng lực logistics của Việt Nam năm 2014 vừa qua đã đạt được bước tiến đáng kể trên trường quốc tế (từ vị trí 53/155 lên 48/166 quốc gia do WB thực hiện nghiên cứu). Chỉ số LPI tăng hạng cũng là đòn bẩy tốt kỳ vọng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tới tham gia vào thị trường dịch vụ logistics Việt Nam, mang theo nguồn vốn dồi dào cùng với trình độ quản lý, chuyên môn, yếu tố kỹ thuật hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ logistics hiện nay của nước ta.

Có thể lấy một ví dụ về tiềm năng phát triển của dịch vụ hàng không Việt Nam trong thời gian tới. Với sự hồi phục của kinh tế thế giới, lượng hành khách đi lại bằng đường hàng không trên toàn thế giới sẽ tăng khoảng 5% trong 5 năm tới (IATA dự báo giai đoạn 2015 - 2020 tăng khoảng 5,4%). Hành khách đi lại bằng đường khơng trên tồn thế giới năm 2013 đã vượt 3 tỷ lượt khách và dự đoán sẽ đạt ngưỡng 6,5 tỷ lượt vào năm 2032 (nhận định Công ty chế tạo máy bay Boeing, Mỹ). Theo dự báo, nhu cầu bay đến châu Á, đi từ khu vực này và bay trong nội vùng sẽ đóng góp xấp xỉ một nửa mức tăng trưởng của ngành hàng không thế giới trong vòng 20 năm tới. Với GDP tăng trưởng trung bình 4,5%/năm, vượt trội so với nhịp độ tăng trưởng trung bình 3,2%/năm của kinh tế thế giới, lượng hành khách đi lại trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương dự báo sẽ tăng trưởng 6,3%/năm trong cùng thời gian này, cao hơn mức tăng trên toàn cầu. Xu hướng này sẽ tác động tích cực đến thị trường vận tải hàng khơng Việt Nam vì các thị trường đối tác chủ yếu, truyền thống, có lượng đi lại cao của Việt Nam như Đông Bắc Á, Đông Nam Á đều nằm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

3.2.1.2. Khó khăn

Cơ sở hạ tầng của Việt Nam nói chung và cơ sở hạ tầng logistics nói riêng có vai trị ngày càng lớn đối với sự phát triển của toàn xã hội và sự vận động của bản thân ngành dịch vụ logistics. Điều này đã được chứng minh và thấy rõ ở nhiều quốc

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

gia, đặc biệt là các quốc gia đã phát triển. Trong những năm qua, hệ thống cơ sở hạ tầng của nước ta được đầu tư khá lớn, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và được xếp hàng yếu kèm về trình độ kỹ thuật và cơng nghệ so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội so với các quốc gia trong khu vực và quốc tế (Biểu đồ 3.1). Biểu đồ 3.1 cho thấy trong khi chi phí logistics so với GDP của Singapore chỉ là 7,5%, của Mỹ là 10%, Malaysia là 12,5% thì của Việt Nam chiếm tới 25% GDP. Chính sự khó khăn này đã làm cho giá và chi phí logistics của các doanh nghiệp Việt Nam đội lên cao, từ đó làm tăng giá thành chi phí sản xuất hàng hóa, kéo theo hệ lụy giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tình hình này đặt ra cho ngành logistics Việt Nam một nhiệm vụ vơ cùng khó khắn là sao cho chi phí logistics ngày càng giảm xuống để giá cả hàng hóa và dịch vụ nước ta khơng bị ảnh hưởng q nhiều bởi chi phí logistics.

Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng chi phí logistics so với GDP quốc gia (năm 2013)

Đvt: %

Nguồn: CLSA, World Bank – State of logistics Indonesia 2013, US.Global Investors

Khó khăn thứ hai là thiếu nguồn nhân lực có kỹ năng và cơng nghệ. Đội ngũ nhân viên phục vụ không chun, đội ngũ cơng nhân lao động trực tiếp có trình độ học vấn thấp, chưa được đào tạo tác phong làm việc chuyên nghiệp. Trình độ cơng nghệ trong logistics vẫn còn là điểm đáng lo ngại. Theo khảo sát của Viện nghiên cứu kinh tế và phát triển, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 2000 – 3000 nhân lực, nhưng thực tế chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu. Kiến thức của nguồn nhân lực phục

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

lượng nguồn nhân lực đã phần nào làm chậm lại tiến trình phát triển của logistics ở Việt Nam (Đặng Đình Đào, 2013).

Thách thức thứ ba là các yếu tố biến động trên thị trường như giá thành nguyên nhiên liệu, cung cầu thị trường, chỉ số lạm phát… Những tác động tiêu cực từ sự bất ổn giá dầu sẽ làm ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động dịch vụ logistics. Theo thống kê của Dự báo kinh tế toàn cầu (GFS – Global Forecasting Service), giá dầu thế giới sẽ có dấu hiệu gia tăng kể từ năm 2016, với mức gia tăng trung bình 14,8%/năm (2016 - 2019). Ngay cả khi chúng ta là một trong số những quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, cũng bị ảnh hưởng đáng kể vì nguồn lợi thu được từ giá dầu cao phần lớn đều được dùng để trợ giá nhiên liệu trong nước, thậm chí cịn khơng đủ bù lỗ trợ giá. Đây là một trong những thách thức lớn đối với tổng thể nền kinh tế nói chung và đặc biệt với ngành giao thơng vận tải - logistics nói riêng.

Biểu đồ 3.2: Giá dầu thế giới giai đoạn 2010 - 2019

Đvt: US$/b

Nguồn: Global Forecasting Service

Một nhân tố ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển của dịch vụ logistics trong thời gian tới đó là yếu tố về chính sách và khung pháp lý, sau thời điểm năm 2014 vừa qua, Việt Nam đã chỉnh thưc mở cửa phần lớn ngành dịch vụ logistics, đồng nghĩa với việc chúng ta đã chính thức tham gia vào sân chơi chung về logistics trên trường quốc tế, với sự đa dạng về khn khổ chính sách và pháp luật. Kéo theo sau sự đa dạng đó là những khác biệt về hệ thống quản lý và quy cách vận hành một ngành dịch vụ với nhiều phân ngành nhỏ như logistics, địi hỏi sự thích ứng nhanh, đổi mới kịp thời và cải tiến năng lực nội tại ngành của Việt Nam.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ẢNH HƯỞNG của VIỆC THỰC HIỆN CAM kết của VIỆT NAM với WTO TRONG LĨNH vực LOGISTICS (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)