3.2. Dự báo phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam thời gian tới
3.2.2. Dự báo về sự phát triển dịch vụ logistics thời gian tới:
Theo dự báo của Bộ Giao thông vận tải trong Báo cáo tổng hợp chiến lược Giao thông vận tải, Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 đã thông qua tại đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI (dự thảo Chiến lước phát triển KT- XH năm 2008 là 8 – 8,5%) thì tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011 - 2020 là 7- 8%. Với mức tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, bền vững, dự báo giai đoạn 2011- 2020 đạt 7,5% và giai đoạn 2020 - 2030 đạt 6,0%, tổng hợp kết quả dự báo nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách như sau:
Bảng 3.1: Dự báo khối lượng hành khách vận chuyển phân theo phương thức vận tải phân theo phương thức vận tải
Đơn vị: triệu người
Phương thức vận tải
Thực hiện Dự báo năm 2020
Năm 2001 Năm 2010 Tốc độ TT 2001- 2010(%) Khối lượng Tốc độ TT 2011-2020 (%) Đường bộ 677,3 2.011,1 12,9 5.366-5.616 10,31-10,82 Tỷ lệ đảm nhận (%) 82,4 91,4 86-90 Đường sắt 10,6 11,6 1,0 62,4-124,8 18,33-26,82 Tỷ lệ đảm nhận (%) 1,3 0,5 1-2
Đường thủy nội địa 130 157,5 2,2 280,8-468,0 5,95-11,51
Tỷ lệ đảm nhận (%) 15,8 7,2 4,5-7,5 Đường biển Tỷ lệ đảm nhận (%) Hàng không 3,9 21,1 20,6 62,4-106,1 11,45-17,53 Tỷ lệ đảm nhận (%) 0,5 1 1-1,7 Tổng toàn ngành 821,8 2.201,3 11,6 6.240 10,98
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Bảng 3.2: Dự báo khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo phương thức vận tải phân theo phương thức vận tải
Đơn vị: Triệu tấn
Phương thức vận tải
Thực hiện Dự báo năm 2020
Năm 2001 Năm 2010 Tốc độ TT 2001- 2010(%) Khối lượng Tốc độ TT 2011- 2020(%) Đường bộ 164,014 585,025 15,2 1.359-1.463 8,79-9,60 Tỷ lệ đảm nhận (%) 64,4 70,8 65-70 Đường sắt 6,457 7,98 2,4 20,9-62,7 10,11-22,89 Tỷ lệ đảm nhận (%) 2,5 1 1-3
Đường thủy nội địa 64,794 144,325 9,3 355,3-418,0 9,43-11,22
Tỷ lệ đảm nhận (%) 25,4 17,5 17-20 Đường biển 19,4 88,5 18,4 188,1-292,6 7,83-12,7 Tỷ lệ đảm nhận (%) 7,6 10,7 9-14 Hàng không 0,067 0,459 23,8 2,1-4,2 16,37-24,72 Tỷ lệ đảm nhận (%) 0,03 0.06 0,1-0,2 Tổng toàn ngành 254,7 826,3 14,0 2.090 9,72
Nguồn: Báo cáo tổng hợp chiến lược giao thông vận tải Việt Nam
Để đáp ứng được sự gia tăng của mức cầu thị trường về dịch vụ logistics, Việt Nam cũng cần thực hiện việc cải tiến về kết cấu hạ tầng phù hợp với xu hướng đó. Yếu tố then chốt đầu tiên khi tiến hành đổi mới và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng phải nói tới đó là cơ sở hạ tầng giao thơng. Theo quyết định số 35/2009/QĐ- TT, phân theo từng phương thức vận tải, dự báo về sự phát triển của các phương tiện vận tải tới năm 2020, định hướng 2030 như sau:
Đường bộ: Phát triển phương tiện vận tải cơ giới phù hợp với kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an tồn và mơi trường, phù hợp với chủng loại hàng hóa và đối tượng hành khách. Từng bước hạn chế tốc độ tăng lượng xe máy và kiểm sốt sự gia tăng lượng ơ tô con cá nhân ở các thành phố lớn. Đến năm 2020, tồn quốc có khoảng 2,8 ÷ 3 triệu xe ơ tơ các loại, trong đó xe ơ tơ con 1,5 triệu chiếc, xe ô tô khách 0,5 triệu chiếc, xe ô tô tải 0,8 triệu chiếc.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Đường sắt: Phát triển phương tiện vận tải đường sắt theo hướng chuyên dùng cao với cơ cấu hợp lý; đổi mới sức kéo và sức chở theo hướng hiện đại, giảm chi phí, hạ giá thành, chú trọng phát triển các đồn tàu tốc độ cao; áp dụng công nghệ tiên tiến trong vận tải và đóng mới phương tiện nhằm nâng cao tốc độ chạy tàu. Đến năm 2020, đường sắt Việt Nam có khoảng 1.100 ÷ 1.200 đầu máy và 50.000 ÷ 53.000 toa xe các loại, trong đó có 4.000 ÷ 5.000 toa xe khách.
Đường biển: Chú trọng phát triển các loại tàu chuyên dụng như tàu container, tàu hàng rời cỡ lớn, tàu dầu, tàu khí hố lỏng, tàu Lash… trẻ hố đội tàu biển đạt độ tuổi bình quân 12 năm vào năm 2020. Nghiên cứu phát triển tàu chở khách cao tốc ven biển và tàu khách du lịch. Đến năm 2020 đội tàu quốc gia có tổng trọng tải là 12 ÷ 14 triệu DWT.
Đường thủy nội địa: Khu vực đồng bằng sông Hồng, sử dụng đồn tàu kéo đẩy từ 1.200 ÷ 1.600 T, tàu tự hành đến 500 T, tàu khách 50 ÷ 120 ghế; khu vực đồng bằng sơng Cửu Long, sử dụng tàu kéo đẩy 600 ÷ 1.200 T, tàu tự hành loại đến 500 T và tàu khách đến 30 ÷ 100 ghế. Đối với các tuyến ven biển ngắn, sử dụng tàu tự hành 500 ÷ 1.200 T. Phát triển các phương tiện vận tải chuyên dùng (container, xi măng rời, xăng dầu…). Đến năm 2020, đội tàu thủy nội địa có tổng trọng tải 10 ÷ 12 triệu tấn, tổng sức kéo 12 ÷ 13 triệu CV, tổng sức chở 0,8 ÷ 1 triệu ghế khách.
Hàng không: Máy bay vận tải hành khách tầm ngắn sử dụng các loại từ 65 ÷ 80 ghế và từ 150 ÷ 200 ghế; máy bay tầm trung sử dụng các loại từ 250 ÷ 350 ghế; máy bay tầm xa sử dụng các loại trên 300 ghế. Phát triển các loại máy bay chở hàng phù hợp. Sử dụng các loại máy bay trực thăng, máy bay cánh bằng loại nhỏ chuyên dùng cho các hoạt động bay taxi, tìm kiếm cứu nạn. Đến năm 2020 đội tàu bay quốc gia có khoảng 140 ÷150 chiếc các loại (Báo cáo tổng hợp chiến lược giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2030, Bộ Giao thông vận tải).
Về cơ sở hạ tầng hỗ trợ các phương thức vận tải gồm có hệ thống cảng biển, luồng hàng hải, cảng hàng không và sân bay, hệ thống đường sắt, đường bộ...
Theo nội dung Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, hệ thống cảng biển đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 sẽ có 6 nhóm cảng: nhóm 1 (nhóm cảng biển phía Bắc từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Ninh Bình); nhóm 2 (nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ từ tỉnh Thanh Hóa đến tỉnh Hà Tĩnh); nhóm 3 (nhóm cảng
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
biển Trung Trung Bộ từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Quảng Ngãi); nhóm 4 (nhóm cảng biển Nam Trung Bộ từ tỉnh Bình Định đến tỉnh Bình Thuận); nhóm 5 (nhóm cảng biển Đơng Nam Bộ bao gồm cả Côn Đảo và trên sơng Sồi Rạp thuộc địa bàn tỉnh Long An); nhóm 6 (nhóm cảng biển đồng bằng sông Cửu Long bao gồm cả Phú Quốc và các đảo Tây Nam).
Đối với mạng cảng hàng không – sân bay, quy hoạch đến năm 2020 như sau: Mạng cảng hàng không đến năm 2020 được quy hoạch trên quan điểm lấy mơ hình kết cấu trục nan làm cơ sở chính với Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh là 3 điểm gom tụ lưu lượng hành khách, hàng hóa để nối với các đường bay nội địa và quốc tế. Có thể thấy rằng việc quy hoạch cảng hàng không được cân nhắc nhu cầu phát triển một cách hợp lý tại các khu vực có vai trị quan trọng về kinh tế và quốc phòng của cả nước.
Đến năm 2020, sẽ có 26 cảng hàng khơng được đưa vào khai thác, trong đó có 10 cảng hàng khơng quốc tế và 16 cảng hàng khơng nội địa. Tổng diện tích các cảng hàng khơng đến năm 2020 khoảng 23.000 ha, trong đó diện tích đất do hàng không dân dụng quản lý khoảng 11.200 ha, đất dùng chung với quân sự khoảng 6.500 ha, đất do quân sự quản lý là 5300 ha.
Đối với cơ sở hạ tầng đường sắt, theo Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 10/9/2009 của Chính phủ, đến năm 2020, đường sắt sẽ hồn thành cải tạo và nâng cấp mạng đường sắt hiện có đạt tiêu chuẩn đường sắt quốc gia cấp I, hoàn thành kết nối đường với các cảng biển quốc tế, nhà máy, khu kinh tế, khu mỏ và các trung tâm du lịch lớn.
Về kết cấu hạ tầng đường bộ, đến năm 2020 sẽ hoàn thành việc mở rộng toàn bộ quốc lộ 1 lên 4 làn xe; đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam; nối thông và nâng cấp đường Hồ Chí Minh, ưu tiên đoạn qua Tây Nguyên; lựa chọn đầu tư những đoạn có nhu cầu trên tuyến đường bộ ven biển gắn với đê biển.