Đối với đào tạo bên ngoài, phương pháp tổ chức đào tạo là phương pháp đào tạo theo hình thức gửi đi học ở các trường lớp bên ngoài.
Các khoá đào tạo tổ chức theo phương pháp cử đi học các trường lớp đào tạo bên ngoài thường tập trung vào các nội dung đào tạo chính là: đào tạo kỹ năng mềm; học và thi các chứng chỉ kỹ thuật công nghệ thông tin, đào tạo các kiến thức bổ trợ cho cơng việc.
Tình hình nhân viên tham gia các lớp học bên ngoài được thể hiện theo bảng dưới đây:
Bảng 2-6 Tình hình đào tạo bên ngồi qua các năm của HiPT Group
Năm Nội dung đào tạo
Số nhân viên đƣợc cử đi
học Mức độ hoàn thành Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Không đạt Đạt Số lƣợng % Số lƣợng % 2007 Kỹ năng mềm 91 50.84 1 1.1 90 98.9
Năm Nội dung đào tạo
Số nhân viên đƣợc cử đi
học Mức độ hoàn thành Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Không đạt Đạt Số lƣợng % Số lƣợng % khác Học (Thi) chứng chỉ kỹ thuật 81 45.25 6 7.41 75 92.59 Tổng 179 100 7 3.91 172 96.09 2008 Kỹ năng mềm 57 52.78 0 0 57 100
Đào tạo kiến thức
khác 10 9.26 0 0 10 100 Học (Thi) chứng chỉ kỹ thuật 41 37.96 1 2.44 40 97.56 Tổng 108 100 1 0.93 107 99.07 2009 Kỹ năng mềm 98 63.23 0 0 98 100
Đào tạo kiến thức
khác 22 14.19 0 0 22 100
Học (Thi) chứng
chỉ kỹ thuật 35 22.58 0 0 35 100
Tổng 155 100 0 1.1 155 100
Nguồn: Ban Tổ chức nhân sự HiPT Group
Với đặc thù hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thơng tin, Tập đồn ln khuyến khích các nhân viên tham gia thi các chứng chỉ kỹ thuật và tiếng Anh. Các khoá học và thi chứng chỉ kỹ thuật thường dành cho nhân viên kỹ thuật. Theo bảng trên tỷ lệ tham gia và đạt được các chứng chỉ kỹ thuật của nhân viên kỹ thuật là 92.59% năm 2007, 97.56% năm 2008,100% năm 2009. Tỷ lệ này cao và có xu hướng tăng qua các năm. Điều này một phần do chính sách của cơng ty quy định nhân viên tham gia thi chứng chỉ nếu khơng đạt thì cán bộ nhân viên sẽ phải tự bỏ chi phí để học (thi) lại và cam kết hồn thành khoá học (thi). Nhờ vậy tỷ lệ nhân viên đạt được yêu cầu đối với các khóa học này khá cao.
Các khoá học kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình đàm phán, kỹ năng chăm sóc khách hàng thường dành cho các nhân viên kinh doanh. Nhân viên văn phòng và quản lý cũng được đào tạo kỹ năng mềm như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý sự thay đổi. Đối tượng là quản lý được chú trọng đào tạo các kỹ năng quản lý. Do đó, nội dung đào tạo kỹ năng mềm chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nội dung đào tạo và có xu hướng tăng qua các năm: năm 2007 là
50.84%, 2008 là 52.78%, năm 2009 là 63.23%. Nhân viên kỹ thuật cũng tham gia một số khoá học kỹ năng mềm nhưng tỷ lệ thấp hơn các đối tượng khác.
Đào tạo kiến thức khác là các kiến thức chuyên biệt bổ trợ cho từng loại cơng việc cụ thể. Như vậy, có thể thấy tập đồn rất chú trọng vào việc đào tạo các kỹ năng mềm và kiến thức về kỹ thuật cho các nhân viên kinh doanh và nhân viên kỹ thuật khi tỷ lệ các nội dung này trong cơ cấu nội dung đào tạo là khá cao.
Bên cạnh đó, dựa vào thống kê về mức độ hồn thành khố học hay chất lượng học tập của học viên ở bảng trên có thể thấy tỷ lệ hồn thành khố học khá cao: năm 2009 tỷ lệ hồn thành các khố đào tạo là 100%. Có thể thấy, đa số nhân viên cử đi học rất có trách nhiệm với khố đào tạo mà mình tham dự.
Tỷ lệ nhân viên được đào tạo chia theo loại lao động được trong năm 2009 như sau:
Bảng 2-7. Tỷ lệ nhân viên tham gia các lớp đào tạo bên ngoài phân theo từng đối tƣợng cụ thể (năm 2009)
Loại lao động Tổng số lao động (người)
Số lao động được cử đi đào
tạo (người)
Tỷ lệ lao động từng loại được cử đi đào tạo so với Tổng số lao
động được cử đi đào tạo (%)
Tổng số lao động theo từng loại (%) Quản lý 53 44 28.39 83 Nhân viên kỹ thuật 147 45 29.03 30.60 Nhân viên kinh doanh 97 35 22.58 36.10
Nhân viên văn
phòng 120 31 20 25.83
Tổng 417 155 37.17 -
Nguồn:Hồ sơ đào tạo 2009- Ban tổ chức nhân sự HiPT Group
Dựa vào bảng trên có thể thấy, tỷ lệ lao động theo từng loại được cử đi học bên ngoài xét trong cơ cấu loại hình lao động có tỷ lệ tương đương nhau, nhiều nhất là nhân viên kỹ thuật (29.03%), kế đến là quản lý (28.39%), nhân viên kinh doanh (22.58%), nhân viên văn phịng (20%). Trung bình, số nhân viên được cử đi đào tạo tại HiPT Group là 37.17% phù hợp với khả năng và chi phí dành cho đào tạo bên ngoài.
Tuy nhiên, khi xét tỷ lệ nhân viên được cử đi đào tạo so với tổng số lao động hiện có theo từng loại thì cho thấy năm 2009 HiPT Group tập trung đào tạo đội ngũ quản lý, với 83% số lao động quản lý được cử đi đào tạo. Điều này phù hợp với chiến lược phát triển của HiPT Group, đó là tập trung phát triển đội ngũ lao động quản lý, đảm bảo khả năng quản lý, điều hành khi Tập đồn mở rộng quy mơ hoạt động.
Số nhân viên kỹ thuật được cử đi đào tạo chỉ chiếm 30.6%. Điều này có thể lý giải bởi 2 nguyên nhân. Thứ nhất là đa số nhân viên kỹ thuật đã được cử đi học và thi chứng chỉ kỹ thuật của các hãng từ những năm trước, do đó có khoảng 98% số nhân viên kỹ thuật đã từng trải qua các khoá đào tạo khi làm việc tại HiPT Group. Hai là, các khố đào tạo về kỹ thuật thường có chi phí lớn, người được cử đi đào tạo cần phải ký cam kết đào tạo nên người lao động trong diện này không phải lúc nào cũng sẵn sàng tham gia.
Nhân viên kinh doanh trong HiPT Group chia theo nhiều mảng sản phẩm khác nhau, ngoài các kỹ năng mềm được đào tạo qua các năm (thơng thường mỗi năm có 2 khố đào tạo kỹ năng dành cho loại lao động này), đối tượng này còn được tham gia các lớp đào tạo về sản phẩm mới của các hãng đối tác tuỳ từng thời kỳ nên tỷ lệ 36.1% nhân viên kinh doanh được cử đi đào tạo là hợp lý. Số nhân viên văn phòng được cử đi nâng cao nghiệp vụ chuyên môn là 25.83% đúng với định hướng của Tập đoàn.
Tuy nhiên trên thực tế, vẫn tồn tại tình trạng một số người coi đi học như bị bắt ép. Công việc, hồ sơ thầu, sức ép về doanh số... khiến nhân viên nhìn nhận đào tạo là lãng phí thời gian, khơng hiệu quả. Do đó, khả năng tiếp nhận các kiến thức mới bị hạn chế nhiều. Một phần nguyên do của tình trạng này cũng là vì trưởng bộ phận khi cử cán bộ nhân viên đi đào tạo đã chưa làm rõ những tác dụng ý nghĩa của việc đào tạo đối với bản thân nhân viên và cơng việc của họ. Mặt khác, các chương trình đào tạo của các cơ sở bên ngoài chưa thực sự phù hợp và thỏa mãn nhu cầu của cơng ty nên nội dung khó bao quát hết những vấn đề mà học viên gặp trong thực tế tại đơn vị. Khảo sát 3 khóa đào tạo dành cho nhân viên kinh doanh tổ chức trong các tháng 3, tháng 5 và tháng 11 năm 2009 cho kết quả trung bình sau:
Bảng 2-8. Khảo sát chất lƣợng 3 khố đào tạo bên ngồi dành cho nhân viên kinh doanh
Chất lƣợng khóa đào tạo Số nhân viên chọn (ngƣời) Tỷ lệ nhân viên chọn (%) Kém 0 0 Trung bình 18 3
Khá 21 35
Tốt 17 28.33
Rất tốt 4 6.67
Tổng 60 100
Bảng trên cho thấy số người rất hài lịng với khóa đào tạo khá khiêm tốn (6.67%), đa số cho rằng chất lượng khóa đào tạo chỉ mới dừng lại ở mức độ khá.