Phương thức xác định nhu cầu đào tạo và lập kế hoạch đào tạo

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nhân lực tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT (Trang 44 - 47)

a) Xác định nhu cầu đào tạo

Việc xác định nhu cầu đào tạo thường do tự bản thân nhân viên hoặc trưởng bộ phận/đơn vị đề xuất. Thông thường, nhu cầu đào tạo hàng năm của HiPT Group là:

Bảng 2-9 Các nhu cầu đào tạo ở HiPT Group

- Đào tạo nhân viên mới

- Đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng của cán bộ nhân viên

- Thi các chứng chỉ phục vụ mảng đối tác và phát triển năng lực cạnh tranh - Nhu cầu đào tạo cho các dự án

- Sự thay đổi về quy trình, cơng cụ và trang thiết bị

- Các yêu cầu về pháp luật và các chế định, các tiêu chuẩn tác động đến tổ chức.

- Theo thư mời của các tổ chức bên ngoài - Đào tạo theo định hướng của Tập đoàn.

Đối với các nhu cầu đào tạo xuất phát từ phía nhân viên: các nhu cầu đào

tạo loại này thường tập trung vào các khóa học kỹ năng mềm, thi lấy các chứng chỉ tiếng Anh. Sau q trình đánh giá thực hiện cơng việc, người lao động sẽ tự đánh giá mặt mạnh mặt yếu trong việc thực hiện cơng việc của bản thân và từ đó đề xuất các nhu cầu đào tạo của bản thân cho trưởng bộ phận của mình.

Tuy nhiên trong thực tế, số trường hợp tự xác định nhu cầu đào tạo và đề xuất được cử đi đào tạo không nhiều mặc dù công ty đã tạo điều kiện rất nhiều về thời gian và hỗ trợ kinh phí. Đa số các trường hợp tự đề xuất thường rơi vào trường hợp đi học lấy văn bằng hai. Nguyên nhân của thực trạng này một phần là do người lao động chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo và có ít thời gian để tham gia vào các khóa học dài hạn. Một xu hướng khác đó là, người lao động đề xuất các nhu cầu đào tạo chưa phù hợp. Kỹ năng nào cũng muốn được đào tạo nhưng chưa xác định được đâu là kiến thức kỹ năng còn yếu và cần thiết cho cơng việc. Ngun nhân của tình trạng này là do người lao động chưa xác định được các kỹ năng nào thật sự cần thiết cho công việc đang thực hiện.

Căn cứ để xét duyệt các đề nghị đào tạo từ nhân viên sẽ là:

- Sự phù hợp của khóa đào tạo đối với chiến lược phát triển của công ty và yêu cầu công việc mà người đó đang đảm nhiệm.

- Khả năng và điều kiện học tập của người đó (năng lực học tập, mức độ ảnh hưởng đến công việc đang làm).

- Quỹ đào tạo (để xác định số tiền có thể hỗ trợ cho học viên).

Có thể thấy căn cứ xét duyệt các để nghị đào tạo từ nhân viên khá cụ thể và hợp lý, đảm bảo việc để nhân viên tham gia khóa đào tạo sẽ khơng ảnh hưởng đến công việc, cũng như phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức.

Đối với các nhu cầu đào tạo xuất phát từ công ty: hàng năm dựa vào định

hướng mục tiêu kinh doanh chung của toàn Tập đoàn, các trưởng đơn vị bộ phận sẽ xây dựng kế hoạch kinh doanh của đơn vị và xây dựng kế hoạch đào tạo. Trong đó xác định đội ngũ nhân sự của mình cần hồn thiện những kiến thức kỹ năng nào để đáp ứng được nhu cầu kinh doanh. Nhằm đảm bảo sức cạnh tranh trong việc tham gia đấu thầu các dự án (thi lấy các chứng chỉ), trưởng bộ phận sẽ là người xác định ai và bao nhiêu người được cử đi đào tạo bên ngoài hoặc tổ chức các lớp đào tạo nội bộ, dựa trên các căn cứ sau:

- Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

- So sánh năng lực hiện có của người lao động qua bản đánh giá thực hiện công việc hàng kỳ, với những kiến thức kỹ năng cần có từ bản mơ tả công việc.

- Năng lực học tập và điều kiện tham gia đào tạo (mức độ ảnh hưởng đến công việc đang làm).

- Quỹ đào tạo.

Theo đó, mỗi nhu cầu đào tạo đều đảm bảo gắn chặt chẽ với mục tiêu kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều khi người quản lý trực tiếp mới chỉ dừng lại ở việc thông báo cho người được cử đi đào tạo về vấn đề được đào tạo mà chưa có sự tham khảo ý muốn của người được cử đi hoặc phân tích rõ vai trị tác dụng của đào tạo cho người được cử đi đào tạo hiểu rõ. Cho nên, việc gắn nhu cầu đào tạo của tổ chức với nhu cầu đào tạo của cá nhân người lao động chưa chặt chẽ. Người được cử đi học không hiểu hết về tác dụng, mục tiêu và ý nghĩa của việc đào tạo đối với bản thân nên khó đảm bảo chất lượng học tập.

Ngoài ra, cách xác định nhu cầu đào tạo để phát triển nhân lực là: xác định vị trí chức danh công việc mà người sắp được đề bạt sẽ đảm nhiệm; xác định các lỗ hổng năng lực; xác định thời gian đào tổ chức đào tạo phù hợp. Thông thường phương pháp đào tạo được lựa chọn là thuyên chuyển luân chuyển công việc và cử đi tham gia lớp đào tạo bên ngoài.

Xét thực tế đào tạo tại doanh nghiệp, vấn đề phân tích nhu cầu đào tạo cịn gặp phải nhiều vướng mắc. Việc xác định chính xác xem ai cần đào tạo cái gì cịn gặp nhiều khó khăn. Nhiều trường hợp nảy sinh những nhu cầu ảo do thấy kỹ năng nào cũng thiếu cũng cần phải đào tạo nhưng chưa xác định được loại kỹ năng kiến thức nào là cần thiết đối với công việc. Nguyên nhân do các trưởng bộ phận cũng như nhân viên khi xác định nhu cầu đào tạo dựa chủ yếu vào kinh nghiệm của bản thân, chưa có được thước đo năng lực cá nhân so với nhu cầu.

b) Lập kế hoạch đào tạo

Sau khi đã xác định được nhu cầu đào tạo, trưởng đơn vị/bộ phận sẽ lập bản kế hoạch đào tạo năm với các nội dung sau: Nội dung đào tạo, dự kiến số lượng người tham gia, hình thức đào tạo (nội bộ hay bên ngoài), thời gian dự kiến tổ chức, giảng viên và tổ chức đào tạo dự kiến, nơi đào tạo dự kiến (địa điểm), kinh phí dự kiến cho các khóa đào tạo sẽ tổ chức trong năm đó, đi kèm là bản phụ lục danh sách những người dự kiến được đào tạo. Bản kế hoạch này sẽ lấy ý kiến của Trưởng ban tổ chức nhân sự, Tổng giám đốc hoặc trưởng đơn vị. Sau đó, cán bộ nhân sự sẽ tổng hợp các khóa đào tạo và kế hoạch của từng bộ phận để xây dựng kế hoạch chung cho tồn đơn vị mà mình phụ trách.

Như vậy, ban đầu có thể thấy kế hoạch đào tạo của HiPT Group đảm bảo đầy đủ nội dung cần có của một bản kế hoạch. Kế hoạch này thường được lập vào tháng 2 đầu năm, và được chỉnh sửa tùy theo tình hình thực tế. Đối với các nhu cầu đào tạo đột xuất, người có nhu cầu đào tạo sẽ lập đề nghị đào tạo đột xuất và đưa cho cán bộ nhân sự đơn vị/chuyên viên đào tạo xem xét, trưởng đơn vị phê duyệt.

Bảng 2-10 Tình hình thực hiện kế hoạch đào tạo năm 2009 của HiPT Group

Tiêu chí

Đào tạo nội bộ Đào tạo bên ngoài

Kế hoạch Thực hiện Chỉ số thực hiện kế hoạch Kế hoạch Thực hiện Chỉ số thực hiện kế hoạch Số khóa đào tạo 50 44 88% 28 30 107.14% Tổng số lượt học viên 200 180 90% 152 155 101.97%

Tổng kinh phí

(đồng) 800.000 400.000 50% 210.000.000 220.000.000 104.76%

Nguồn: Ban Tổ chức nhân sự HiPT Group

Theo bảng trên, đào tạo nội bộ khơng hồn thành kế hoạch do số lớp đào tạo định hướng nhân viên mới giảm so với kế hoạch. Nguyên nhân là số lượng nhân viên tuyển dụng mới không tập trung cùng một thời điểm mà rải rác trong năm nên công ty chỉ tập hợp theo bốn đợt. Số lớp và số nhân viên tham gia các lớp đào tạo bên ngoài tăng so với dự kiến do trong năm phát sinh nhu cầu đào tạo đột xuất ở một số đơn vị trong Tập đồn. Như vậy, có thể thấy cơng tác đào tạo trong Tập đồn thường có các biến động nhất định đòi hỏi cần phải điều chỉnh kịp thời kế hoạch đào tạo đã đặt ra.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nhân lực tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)