I. Tình hình đấu thầu quốc tế trong lĩnh vực xâydựng ở Việt Nam thời gian qua.
1. Tình hình đấu thầu quốc tế trong lĩnh vực xâydựng ở Việt Nam trước năm 1986:
1986:
Trước năm 1986, Việt Nam ln ở trong tình trang hết sức khó khăn về mọi mặt. Chiến tranh đi qua để lại sự tàn phá nặng nề. Cộng thêm một thời gian trải qua chế độ hành chính quan liêu bao cấp, nền kinh tế của Việt Nam vô cùng thấp kém và lạc hậu. Các ngành sản xuất phát triển trì trệ nên mọi giao dịch đều bị đình đốn hoặc rất đơn giản. Cho nên đấu thầu đặc biệt là đấu thầu cạnh tranh quốc tế trong thời kỳ này chưa hình thành.
Trước năm 1975, quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam chỉ được thiết lập với các nước trong hệ thống XHCN. Chúng ta nhận được sự tài trợ, giúp đỡ tận tình của các nước trong hệ thống XHCN để xây dựng một phần cơ sở hạ tầng như các cơng trình nhà máy, các xí nghiệp, bệnh viện... Sự giúp đỡ của các nước bạn hầu hết đều không thông qua đấu thầu. Cho nên trong thời gian này phương thức đấu thầu, đặc biệt là đấu thầu cạnh tranh quốc tế không được sử dụng.
Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975, ngoài hệ thống XHCN, chúng ta nhận được thêm sự tài trợ của một số tổ chức tài chính quốc tế như ADB, WB,...Chúng ta đã sử dụng các khoản vay của các tổ chức này cho công cuộc phát triển kinh tế và xây dựng đất nước. Cho nên đấu thầu cạnh tranh quốc tế đã được áp dụng tuy rằng rất hạn chế đối với Việt Nam. Bởi vì các cuộc đấu thầu quốc tế trong thời gian này đều do các tổ chức quốc tế mà chùng ta vay nợ hướng dẫn thực hiện. Cuộc đấu thầu quốc tế đầu tiên của Việt Nam được thực hiện vào năm 1979 do tổng công ty Nhập khẩu thiết bị toàn bộ đứng ra tổ chức.
Tuy nhiên trong tổng số nguồn tài trợ mà Việt Nam nhận được trong thời gian này thì nguồn tài trợ của các nước trong hệ thống XHCN vẫn chiếm tới 70%. Sự kiện Campuchia năm 1978-1979 đã làm Việt Nam bị cắt đi các nguồn tài trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế (ADB, WB, IMF,...) và các nước trong hệ thống TBCN. Vì vậy mà đấu thầu cạnh tranh quốc tế vẫn không phát triển.