Nhà nước hỗ trợ công tác đấu thầu quốc tế.

Một phần của tài liệu Đấu thầu quốc tế trong xây lắp ở việt nam thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả (Trang 102 - 105)

I. Triển vọng áp dụng đấu thầu quốc tế tại Việt Nam: 1 Phương hướng của ngành xây dựng trong tương lai:

2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả:

2.1.7. Nhà nước hỗ trợ công tác đấu thầu quốc tế.

Trong tình hình hiện nay, khi phải đương đầu với các nhà thầu nước ngoài trong cuộc cạnh tranh bình đẳng- đấu thầu quốc tế thì với nội lực của mình, các doanh nghiệp Việt Nam luôn thua kém và khơng thể nào dành phần thắng về mình. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam rất cần tới sự hỗ trợ rất lớn của nhà nước để có thể thắng thầu trong những cuộc đấu thầu quốc tế. Nhà nước nên thực hiện các biện pháp sau để phần nào hỗ trợ các doanh nghiệp của mình:

+ Hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước có đủ khả năng tham gia đấu thầu quốc tế.

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay hầu hết quy mô đều rất nhỏ, nguồn tài chính hạn hẹp, nguồn nhân lực khơng được dồi dào và đặc biệt là trình độ kỹ thuật, cơng nghệ trong các doanh nghiệp Việt Nam rất lạc hậu. Vì thế nhà nước nên thành lập các tổng cơng ty mạnh cả về tài chính, nhân lực và kỹ thuật thì mới có được nhiều cơ hội hơn để tham gia và thắng trong các cuộc đấu thầu quốc tế.

Trên thực tế các doanh nghiệp Việt Nam rất khó khăn trong việc xin bảo lãnh dự thầu, một điều kiện không thể thiếu khi tham gia vào đấu thầu

quốc tế vì số vốn pháp định của doanh nghiệp quá nhỏ. Hơn nữa với nhiều doanh nghiệp Việt Nam thì việc lo khoản tiền đặt cọc dự thầu (từ 1 đến 5% giá trị cơng trình) khơng phải là điều dễ dàng. Cho nên chúng ta khó có thể tham gia và thắng thầu trong các cơng trình, dự án lớn, lợi nhuận vì thế cũng mất đi rất nhiều. Vì vậy, muốn tăng khả năng dự thầu của các doanh nghiệp Việt Nam trong các cuộc đấu thầu quốc tế quy mô lớn, chúng ta cần cải tổ lại hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp. Nhà nước cũng nên hỗ trợ họ có thể đứng vững trên thị trường xây dựng canh tranh khốc liệt hiện nay.

Thực tế hiện nay cũng đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải sát nhập thành những tập đoàn lớn mạnh. Họ dựa vào nhau. Doanh nghiệp này có lợi thế về vốn trong khi đó doanh nghiệp khác lại có lợi thế về nhân cơng hay kỹ thuật công nghệ hiện đại.

+ Các chế độ ưu đãi.

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay rất cần tới các chế độ ưu đãi của nhà nước cho mình trong việc nhập các thiết bị máy móc hiện đại. Do công nghệ kỹ thuật trong các doanh nghiệp Việt Nam đã quá cũ kỹ lạc hậu cho nên việc thay đổi trang thiết bị là điều vô cùng cần thiết để có thể thắng thầu. Nhà nước nên có chế độ ưu đãi cho các doanh nghiệp khi nhập khẩu máy móc thiết bị, cơng nghệ hiện đại đồng thời cho ra đời các công ty cho thuê tài chính.

Trong quy chế đấu thầu hiện nay nhà nước cũng đã có những quy định ưu đãi cho các doanh nghiệp trong nước tham gia đấu thầu quốc tế cũng như ưu đãi về liên doanh liên kết với nhà thầu trong nước khi một nhà thầu nước ngoài trúng thầu. Thế nhưng để quy định này khơng mang tính hình thức nhà nước nên kiểm tra chặt chẽ hơn hợp đồng liên doanhliên kết

và xử lý thích đáng khi các nhà thầu vi phạm các điều kiện này, để ra mức phạt cao đối với các vi phạm

Tuy nhiên với bất kỳ một chế độ ưu đãi nào mà nhà nước muốn dành cho các doanh nghiệp của mình thì nhà nước cũng phải đảm bảo được tính cạnh tranh cơng bằng. Nếu khơng chúng ta sẽ không thu được kết quả mong muồn từ phương thức đấu thầu quốc tế.

+ Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp.

Có thể rút ra sau 8 năm thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp của ngành Xây dựng Việt Nam là rất chậm. Sau 8 năm đó chỉ có 16 doanh nghiệp Việt Nam được cổ phần hoá với tổng giá trị là 369,6 tỷ đồng (một con số quá khiêm tốn) trong đó vốn nhà nước là 75,87 tỷ đồng. Như vậy trung bình mỗi năm bộ Xây dựng chỉ cổ phần hoá được 2 doanh nghiệp con số quá nhỏ so với những ngành khác. Lý do của việc cổ phần hoá các doanh nghiệp trong ngành xây dựng quá chậm này là do có nhiều rào cản khó vượt qua trong quá trình cổ phần hố doanh nghiệp; do sự thiếu đơn đốc, thiếu kiên quyết, thiếu sự nhiệt tình của ban lãnh đạo doanh nghiệp; do chính sách cổ phần hóa cịn nhiều bất cập; chưa phối hợp chặt chẽ giữa các vụ thuộc Bộ và các Tổng cơng ty để giải quyết khó khăn về tài chính, lao động; lao động chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của cổ phần hố...

Vì vậy, quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp muốn được thực hiện nhanh cần phải có sự quan tâm của các quan chức nhà nước. Bộ xây dựng nên giao chỉ tiêu và tiến độ cổ phần hóa cho từng tổng cơng ty trực thuộc Bộ, coi cổ phần hóa như là một trong cách chỉ tiêu xét thưởng thi đua hàng năm của các doanh nghiệp. Bộ cũng nên chỉ đạo các giám đốc doanh nghiệp thường xuyên tự định giá giá trị doanh nghiệp vì đây là một nguyên nhân quan trọng gây ra sự trì trệ trong q trình cổ phần hóa doanh nghiệp.

Đồng thời nhà nước cũng nên hoàn thiện hệ thống thể chế khắc phục khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào quá trình cổ phần hóa. Nhà nước cũng không nên không chế mua cổ phần ưu đãi của người lao động trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đấu thầu quốc tế trong xây lắp ở việt nam thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)